3.3. CÁC KIẾN NGHỊ
3.3.1.2 Ngân hàng nhà nước
Nâng cao vai trò quản lý của Ngân hàng nhà nước:
Ngân hàng nhà nước chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong đó bao gồm hoạt động thanh tốn quốc tế.Cơng tác thanh tra giám sát phải kịp thời phát hiện, ngăn chặn những hoạt động không tuân theo quy định của ngân hàng nhà nước. Để công tác thanh tra giám sát được hiệu quả thì đi đơi với việc đổi mới cơ bản và tồn diện cơng tác thanh tra Ngân hàng Nhà nước, Giám sát ngân hàng phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đánh giá tồn diện mơ hình tổ chức, hoạt động, pháp lý… theo các nguyên tắc của Ủy Ban Giám sát Ngân hàng Quốc tế (Basel) là việc nâng cao trình độ của cán bộ thanh tra. Rà soát những hạn chế, bất cập làm giảm hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát ngân hàng, làm cơ sở cho việc xây dựng đề án cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng nhà nước cần tăng cường hỗ trợ thông tin cho các ngân hàng thương mại.Trung tâm phòng ngừa rủi ro (CIC) cần nâng cao hiệu quả hoạt động.Hiện nay, CIC chủ yếu là cung cấp thơng tin tín dụng trong nước cho các ngân hàng thương mại. CIC cần cập nhật thơng tin nhiều hơn khơng những về tín dụng mà còn về các lĩnh vực khác đặc biệt là TTQT.CIC cần thu thập thông tin về những tổ chức lừa đảo, rửa tiền trong và ngoài nước để lưu ý các ngân hàng.Ngoài ra, CIC cần cập nhật các trường hợp rủi ro đã xảy ra, hướng giải quyết và cách phịng ngừa và dự báo rủi ro có thể xảy ra. Dự báo những biến động có thể xảy ra đặc biệt là về tỷ giá, giúp ngân hàng thương mại có phương pháp phịng ngừa hợp lý.Ngân hàng nhà nước cần yêu cầu tất cả các ngân hàng thương mại tham gia để vừa cung cấp thông tin vừa thu thập thơng tin có ích cho họ.
Ngân hàng nhà nước cần hợp tác với các tổ chức, ngân hàng nước ngoài để trao đổi, học hỏi những kinh nghiệm về quản lý, công nghệ, nghiệp vụ để hỗ trợ cho NHTM.Kết hợp với các tổ chức và ngân hàng này tổ chức những buổi hội thảo chuyên ngành về TTQT với sự tham gia của các chuyên gia trong lĩnh vực này và các lĩnh vực có liên quan như vận tải bảo hiểm, pháp lý…Ngoài trao đổi những kiến thức về TTQT cịn cần trao đổi về những tình huống rủi ro, tranh chấp đã từng xảy ra để các ngân hàng trong nước học hỏi kinh nghiệm.
Ngân hàng nhà nước cần ban hành những tiêu chuẩn về công nghệ trong hoạt động nhằm thống nhất về ứng dụng công nghệ thông tin kết nối giữa các ngân hàng.Ngân hàng nhà nước cần tổ chức những buổi hội thảo đưa ra định hướng, giải pháp giúp các ngân hàng khắc phục các điểm yếu của mình, liên kết với các bên cung cấp dịch vụ về công nghệ thông tin để giúp các ngân hàng chọn lựa.
Đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá: Trong ngắn hạn, Ngân hàng nhà nước cần
điều hành tỷ giá biến động trên cơ sở giá thị trường, tuy nhiên trong dài hạn nên ổn định tỷ giá tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế. Tạo điều kiện phát triển các công cụ tài chính của thị trường ngoại tệ, đặc biệt là cơng cụ phịng ngừa rủi ro tỷ giá như: Forward, Future, Option.Xác định cơ cấu dự trữ ngoại tệ hợp lý trên cơ sở đa dạng hóa rổ ngoại tệ
mạnh để làm căn cứ cho việc ấn định tỷ giá đồng Việt Nam, không nên neo giữ đồng Việt Nam vào một ngoại tệ duy nhất.