Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại giai đoạn 2013-2015

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87 - 92)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

3.1.3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại giai đoạn 2013-2015

Trên cơ sở báo cáo tư vấn và các khuyến nghị của PwC, hội sở chính đã xây dựng đề án đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại giai đoạn 2013-2015 với hệ thống giải pháp tổng thể và toàn diện nhằm mục tiêu giành lại thị phần tài trợ thương mại trên thị trường, duy trì top 3 ngân hàng có hoạt động tài trợ thương mại lớn nhất tại Việt Nam.

3.1.3 Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tài trợ thương mại giai đoạn 2013-2015 2015

Bán hàng và quản lý khách hàng: Xác định phân khúc mục tiêu (ngành hàng

và khách hàng), đổi mới quản lý khách hàng theo phân nhóm khách hàng chủ chốt và khách hàng phổ thông, tổ chức đội ngũ sản phẩm Tài trợ thương mại theo 2 cấp (toàn hệ thống và chi nhánh), đổi mới cách thức tiếp cận khách hàng và chào bán sản phẩm.

Nguồn vốn và lãi suất: xác định tổng nguồn vốn hàng năm dành cho Tài trợ

thương mại tương ứng với kịch bản tăng trưởng doanh số và thị phần, phù hợp phân đoạn theo nhóm khách hàng chủ chốt và phổ thơng dựa trên cơ sở định vị cạnh tranh

với các Ngân hàng có cùng quy mơ (VCB, Vietinbank) và các Ngân hàng có quy mơ thấp hơn nhưng hoạt động Tài trợ thương mại tăng trưởng cao (Techcombank, Eximbank), gắn với chính sách giá (lãi suất cho vay, tỷ giá, phí dịch vụ) cạnh tranh.

Phát triển sản phẩm và cải tiến quy trình cung cấp sản phẩm: Theo hướng đặc

thù ngành hàng/khách hàng, đáp ứng trọn gói nhu cầu và tăng cường tiện ích cho khách hàng.

Cơng nghệ thông tin: Phát triển giải pháp CNTT đồng bộ cho hoạt động Tài

trợ thương mại giúp tăng cường tiện ích và giảm thiểu thời gian xử lý cho khách hàng và ngân hàng, trong đó, ưu tiên phát triển giải pháp tương tác khách hàng trực tuyến (cổng giao dịch điện tử cho Tài trợ thương mại ).

3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro thanh toán quốc tế cần áp dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Từng bước hoàn thiện mơ hình hoạt động TTQT tập trung thống nhất, hợp lý và chuyên sâu trong toàn hệ thống:

Hiện nay, BIDV đã thiết lập trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại nhằm xử lý tập trung giao dịch tài trợ thương mại. Tuy nhiên phần thanh toán chuyển tiền bằng điện vẫn cịn thanh tốn tại đa số chi nhánh. Trong tổng số 127 chi nhánh của BIDV vẫn cịn tổng cộng 55 chi nhánh có hạn mức chuyển tiền từ 100.000-2.000.000 USD. Do đó BIDV nên từng bước tập trung xử lý thanh toán chuyển tiền tại trung tâm thanh toán để giảm thiểu rủi ro tác nghiệp cũng như quản lý một cách chun sâu.Tuy nhiên trong q trình hồn thiện lộ trình tập trung chun mơn hóa trong nghiệp vụ chuyển tiền , định kỳ hội sở chính cần thường xuyên kiểm tra đánh giá, xếp loại hoạt động TTQT của chi nhánh đề đề ra hạn mức chuyển tiền hợp lý.

Giải pháp về cơ chế, chính sách:

Xây dựng chiến lược quản trị rủi trong toàn hệ thống. Chiến lược này phải đưa ra những định hướng rõ ràng về hai vấn đề chính. Thứ nhất: về nhận dạng các loại rủi ro. Thứ hai: về mức rủi ro chấp nhận đối với từng loại rủi ro.Xây dựng các

quy định quản lý rủi ro trong thanh tốn quốc tế, quy trình quản lý rủi ro thanh tốn quốc tế cũng như xây dựng cẩm nang cho công tác quản trị rủi ro trên hệ thống. Ngoài ra phải xây dựng các chế tài hướng dẫn việc chấp hành các quy định quản lý rủi ro thanh toán quốc tế, quy định cụ thể việc xử phạt nghiêm minh đối với những trường hợp không tự giác chấp hành đúng quy định, che giấu sai sót.

Yêu cầu đổi mới trong cơng tác kiểm tra, giám sát:

Thay vì cơng tác quản trị bằng báo cáo như hiện nay, cần nâng cao công tác tự kiểm tra tại các đơn vị, chi nhánh nhằm phát hiện sai sót trong q trình tác nghiệp, đảm bảo tuân thủ theo đúng quy trình quy định.Đồng thời BIDV hội sở chính cũng tổ chức thường xuyên các đợt thanh tra, kiểm tra mảng thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại tại chi nhánh và trung tâm tác nghiệp nhằm kịp thời phát hiện lỗi tác nghiệp cũng như lỗi mang tính hệ thống.

Các quy trình, quy định trong hoạt động kiểm tra và quy định xử lý trách nhiệm sau thanh tra, kiểm tra phải được bổ sung, hoàn thiện.Xử lý trách nhiệm sau thanh tra một cách kiên quyết, có tính răn đe nhằm giảm bớt rủi ro mà nguyên nhân là do chủ quan.

Nhân sự tại phòng quản lý rủi ro phải là những người am hiểu quy trình quy định cũng như thực tế cơng tác thanh tốn quốc tế nhằm đảm bảo kiểm tra nghiêm túc, chính xác.

Củng cố, đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các địa bàn trọng yếu, gắn hoạt động kinh tế với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ giao phó:

Tiếp tục chú trọng và nâng cao chất lượng hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là các địa bàn trọng yếu, gắn hoạt động kinh tế với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ giao phó. Trong năm 2012, sau thời gian nỗ lực thực hiện các thủ tục, tháng 11/2012, BIDV đã chính thức khai trương Văn phịng đại diện tại Cộng hòa Séc và sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại và đầu tư giữa hai quốc gia, cộng đồng người Việt Nam tại Séc.Tại thị trường Myanmar, sau 3 năm, BIDV đã thực hiện tốt vai trò cầu nối hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư tại

đây, nhiều cam kết đầu tư đã được ký kết.Cũng trong năm 2012, BIDV đã tích cực tham gia vào các hoạt động tổ chức xúc tiến đầu tư tại thị trường Lào và Campuchia. Nổi bật là Hội nghị Xúc tiến đầu tư của Việt Nam vào các tỉnh Trung – Nam Lào được tổ chức tại Pakse vào ngày 10/02/2012, Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam – Campuchia lần thứ 3 được tổ chức tại tỉnh Kiên Giang, Sơ kết 03 năm xúc tiến đầu tư Việt Nam sang Campuchia được tổ chức tại Phnom Penh...

Tuy nhiên hiện nay BIDV chủ yếu đang thiết lập mạng lưới tại các quốc gia khu vực Đông Nam Á, việc thiết lập mạng lưới nước ngoài phụ thuộc rất nhiều vào nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước giao phó.Càng mở rộng tăng cường hoạt động đầu tư ra nước ngoài BIDV sẽ thiết lập mạng lưới rộng lớn, thiết lập tốt mối quan hệ với quốc gia cũng như tìm hiểu được luật pháp của từng nước nhằm nắm bắt được tình hình quốc gia đó.Cần tăng cường hơn nữa việc mở rộng mạng lưới sang các quốc gia phát triển , đặc biệt là các thị trường trọng yếu về xuất nhập khẩu của Viết Nam hiện nay như: Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc…Để làm được điều đó cần rất nhiều thời gian và tài chính, do đó trước mắt BIDV nên thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng lớn tại các quốc gia trên.

Tiếp tục đổi mới công nghệ ngân hàng để phù hợp với yêu cầu của sự phát triển:

Phát triển giải pháp CNTT đồng bộ cho hoạt động Tài trợ thương mại giúp tăng cường tiện ích và giảm thiểu thời gian xử lý cho khách hàng và ngân hàng, trong đó ưu tiên phát triển giải pháp tương tác khách hàng trực tuyến (cổng giao dịch điện tử cho Tài trợ thương mại ). Đây là phương pháp giải pháp phát triển mà Công ty TNHH Price water house Coopers Việt Nam (PwC) đưa ra trên cơ sở xu hướng phát triển thế giới.

Không chỉ thực hiện cổng giao dịch điện tử cho Tài trợ thương mại giữa BIDV và khách hàng, BIDV cần tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm thiết lập chương trình hợp tác xuất trình chứng từ điện tử với các ngân hàng có uy tín.

Phát triển nguồn nhân lực cho cơng tác thanh tốn quốc tế tại chi nhánh và hội sở chính:

Đào tạo đội ngũ cán bộ mạnh về chuyên mơn, nhiệt tình trong cơng việc, nâng cao trình độ ngoại ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng.Cùng với xu hướng thanh toán tập trung về hội sở chính, cơng tác đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng có sự phân hóa tại hội sở chính và tại chi nhánh.Tại hội sở chính cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng cán bộ TTQT thực hiện thành thạo, chính xác các nghiệp vụ. TTQT là hoạt động phức tạp, nhiều rủi ro, mà nguyên nhân rủi ro lại phần lớn do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra. Do vậy, biện pháp tốt nhất là tăng cường đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho TTQT, thể hiện ở một số mặt sau đây:

Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ.Đây là tiêu chuẩn cơ bản đánh giá năng lực của nhà quản trị trong TTQT.Chuyên môn nghiệp vụ TTQT có độ khó, phức tạp cao bởi tính đa dạng, phong phú của yếu tố quốc tế tác động. Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ ngoại ngữ.Ngơn ngữ là cầu nối cơ bản; quan trọng nhất trong giao tiếp, cũng là nguyên nhân gây ra sự bất đồng, những rủi ro đáng tiếc trong kinh doanh.Nâng cao trình độ ngoại ngữ là điều kiện bắt buộc cho các nhà quản trị và nhân viên TTQT để xâm nhập thị trường quốc tế. Đào tạo, bồi dưỡng về trình độ tin học.Tin học là trợ thủ đắc lực, là phương tiện để nhà quản trị tiếp cận với thị trường quốc tế.Bản thân tin học giúp các doanh nghiệp xử lý nhanh chóng những thơng tin phức tạp trước khi có quyết định chính thức về phương án kinh doanh.

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về luật pháp, tập quán thương mại trong nước và quốc tế một cách thấu đáo và có tiếp cận thực tế.Mơi trường pháp lý thường khá phức tạp mà lại không rõ ràng. Để tránh những vi phạm pháp luật ngồi mong muốn, cần có sự am hiểu nhất định về những công ước, điều ước quốc tế, luật pháp trong và ngoài nước.

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, sở thích…của các nước là đối tác trong quan hệ ngoại thương.Vi phạm những

điều cấm kỵ của các quốc gia là nguyên nhân rủi ro không thể cứu vãn trong quan hệ buôn bán quốc tế.Sự hiểu biết văn hoá, xã hội các quốc gia đối tác là một cơ sở vững chắc cho sự tồn tại và phát triển kinh doanh ngoại thương. Do cán bộ tại chi nhánh phải chuyên môn về bán hàng cho doanh nghiệp, nên ngoài việc phải đào tạo như trên thì cịn phải đào tạo, giáo dục về phẩm chất, đạo đức, bồi dưỡng về nghệ thuật kinh doanh.Theo đó: Phẩm chất là sự nhiệt tình, làm việc qn mình.Đạo đức là tơn trọng pháp luật trong mọi hồn cảnh, vì lợi ích chung khơng tư lợi.Nghệ thuật kinh doanh là sự khéo léo vận dụng kiến thức và thuật kinh doanh vào từng trường hợp cụ thể đạt hiệu quả tốt.

Hàng ngày cập nhật thông tin từ thị trường trong nước và thế giới: Hiện nay các thông tin về rủi ro được Ban quản lý rủi ro thị trường và tác nghiệp là đầu mối. Tuy nhiên đối với lĩnh vực thanh tốn quốc tế cịn có 2 bộ phận đầu mối tác nghiệp là trung tâm thanh toán và trung tâm tác nghiệp và tài trợ thương mại nên cần có sự phối hợp nhất quán giữa 03 ban để thành lập bản tin hàng ngày cập nhật liên tục các chính sách cấm vận đối với từng quốc gia cũng như các rủi ro gặp phải để cảnh báo chi nhánh.

Giải pháp phịng ngừa rủi ro từ phía ngân hàng đại lý nước ngoài: Tham gia tất cả các buổi hội thảo do ngân hàng đại lý tổ chức đồng thời tổ chức các buổi hội thảo nội bộ cho cán bộ chi nhánh và hội sở chính tham gia, mời thêm các ngân hàng bạn trên cùng địa bàn và các đại lý tham gia.

Tăng cường hợp tác, trao đổi với các ngân hàng khác về nghiệp vụ TTQT:

Các ngân hàng thương mại nên tổ chức những buổi hội thảo chuyên ngành về TTQT nhằm trao đổi những kiến thức về TTQT, trao đổi về những tình huống rủi ro, tranh chấp đã từng xảy ra tại ngân hàng mình để các ngân hàng khác học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.Nếu không tự thực hiện có thể kiến nghị ngân hàng nhà nước hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)