Những hạn chế:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 81 - 84)

2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG

2.4.2 Những hạn chế:

Xây dựng mơ hình tập trung: Việc tập trung hóa tuy có nhiều hiệu quả

nhưng cũng phát sinh khơng ít hạn chế như: việc giao dịch thanh toán sẽ tốn kém thời gian hơn do phải luân chuyển chứng từ sang nhiều khâu, thẩm định hồ sơ tại nhiều nơi. Sẽ có sự phân hóa trình độ cao giữa nhân viên tại trung tâm thanh tốn và nhân viên tại chi nhánh.Do khơng được trực tiếp tác nghiệp tại chi nhánh nên chi nhánh sẽ khơng có nhiều kinh nghiệm để tư vấn tốt cho khách hàng.

Sử dụng công cụ phái sinh nhằm giảm rủi ro tỷ giá: Mặc dù BIDV đã có

một loạt các sản phẩm phái sinh nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, số lượng chi nhánh triển khai cịn hạn chế chỉ có 58/127 chi nhánh có lợi nhuận từ các sản phẩm phái sinh tài chính.Cơ cấu khách hàng, số lượng và doanh số giao dịch của khách hàng trong một số ngành nghề xuất nhập khẩu chủ lực còn mỏng như may mặc, giày dép, linh kiện điện tử, thức ăn chăn nuôi… Công tác tư vấn khách hàng còn hạn chế, chưa sử dụng đa dạng các sản phẩm giao dịch ngoại tệ phù hợp, chủ yếu tập trung vào đồng USD (90 %).

Quản trị rủi ro chưa phản ánh thực tế:

Tại chi nhánh: Việc phòng ngừa rủi ro hiện nay mới chỉ dừng lại ở cơng tác

báo cáo, chưa có sự giám sát của bộ phận quản lý rủi ro đối với các giao dịch thanh toán quốc tế, chưa đưa ra một hệ thống các giải pháp đồng bộ nhằm giải quyết tận gốc các rủi ro phát sinh.Trong công tác kiểm tra, giám sát tại chi nhánh, do các cán bộ tại phòng quản lý rủi ro khơng có kinh nghiệm trong cơng tác thanh tốn quốc tế nên việc kiểm tra giám sát thực tế vẫn còn nhiều hạn chế.Các đợt kiểm tra thường tập hợp các cán bộ tại các phịng có liên quan kiểm tra điều đó làm cho cơng tác kiểm tra khơng có sự độc lập.

Tại hội sở chính: Ban quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trường là bộ phận đầu

mối trong công tác quản trị rủi ro. Tuy nhiên hiện nay Ban cũng chỉ dừng lại tại công tác nhận báo cáo từ các chi nhánh, sau đó tổng hợp lỗi, thành lập ma trận rủi ro tác nghiệp nhằm phân tích, cảnh báo các dấu hiệu rủi ro.Việc thành lập các đoàn thanh tra xuống các chi nhánh kiểm tra cơng tác thanh tốn quốc tế cịn rất hạn chế, không thường xuyên, không định kỳ.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 giới thiệu khái quát về ngân hàng BIDV cũng như thực trạng trong hoạt động thanh tốn quốc tế tại BIDV trong các năm 2010-2013.Cơng tác quản trị rủi ro tại chi nhánh cũng như tại hội sở chính trong thanh tốn quốc tế.Chương này cũng đã trình bày một số tình huống rủi ro đã gặp phải tại ngân hàng, phân tích nguyên nhân dẫn đến rủi ro đó cũng như các biện pháp nhằm quản trị rủi ro trên.

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH quản trị rủi ro thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)