Mở tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH việt nam và những điều kiện ngưỡng cần thiết trong quá trình hội nhập tài chính toàn cầu (Trang 29 - 32)

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU

3.3. Phương pháp đo lường

3.3.1. mở tài chính

Phương pháp truyền thống đo lường mở cửa tài chính sử dụng việc đo lường các hạn chế pháp lý trên dòng vốn. Việc kiểm sốt vốn này bao gồm rất nhiều hình thức như kiểm sốt khác nhau trên dịng vốn vào và ra, số lượng hay chi phí giao dịch, tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài… Trên thực tế, báo cáo hàng năm của IMF về Các thỏa thuận trao đổi và Hạn chế giao dịch (IMF’s Annual Report on Exchange Arrangements and Exchange Restrictions – AREAER) đo lường khoảng 60 loại kiểm soát khác nhau. Các nghiên cứu sớm về tự do hóa tài khoản vốn thường sử dụng một đo lường 0/1 của mở chửa tài khoản vốn dựa trên các thông tin từ báo cáo này. Một số nhà nghiên cứ sử dụng đo lường “tỷ lệ”, phản ánh tỷ lệ các năm trong mẫu mà quốc gia mở cửa (Grilli và Milesi-Ferretti, 1995; Rodrik, 1998; Klein và Olivei, 2006). Những nhà nghiên cứu khác sử dụng thông tin chi tiết trong AREAER để xây dựng các đo lường khắt khe hơn của các hạn chế tài khoản vốn, trong đó, phổ biến nhất có thể kể đến chỉ số KAOPEN do Chinn và Ito (2002, 2006, 2008) phát triển.

Tất cả các đo lường này này, mặc dù chặt chẽ và có độ mịn ngày càng tăng, nhưng vẫn bị một loạt các thiếu sót tương tự nhau như khơng nắm bắt được mức độ thực thi kiểm soát vốn (hoặc hiệu quả của việc thực thi đó), hiệu quả thực thi này có thể thay đổi theo thời gian ngay cả khi những hạn chế pháp lý không đổi. Hơn nữa, các đo lường này không phải lúc nào phản ánh mức độ hội nhập thực tế của nền kinh tế vào thị trường vốn quốc tế. Một phức tạp khác, mặc dù phạm vi rộng của AREAER, có thể có các quy định khác có hiệu quả kiểm sốt vốn nhưng khơng được ghi nhận. Ví dụ, quy định bảo đảm an tồn nhằm hạn chế các rủi ro ngoại hối của các ngân

hàng trong nước trong một số trường hợp có thể có tác dụng tương tự như kiểm sốt vốn.

Những thảo luận này cho thấy sự khác biệt lớn giữa hội nhập tài chính về mặt quy định và trên thực tế. Tuy nhiên, điều quan trọng trong phân tích tác động của tồn cầu hóa tài chính khơng phải là các nền kinh tế tích hợp trên giấy tờ như thế nào mà là họ thực sự hội nhập sâu đến đâu. Nhiều nền kinh tế Mỹ Latin đã mất một dòng vốn ra lớn vào thời điểm hai thập kỷ cuối của thế kỷ hai mươi bất chấp việc kiểm sốt dịng vốn ra và Trung Quốc, dù có các biện pháp quản lý vốn khắt khe, dường như chưa bao giờ ngừng nhận được các dòng vốn vào trong các những năm gần đây (Prasad và Wei, 2007).

Nhưng làm thế nào để đo lường mức độ hội nhập thực tế? Cách tiếp cận đầu tiên xem xét các đo lường dựa trên giá cả của hội nhập thị trường tài sản. Lập luận này dựa trên việc hội nhập thị trường vốn nên được phản ánh trong giá hàng hóa trên tồn quốc gia tương tự như với các cơng cụ tài chính (Karolyi và Stulz, 2003). Tuy nhiên, vấn đề thực nghiệm cần cân nhắc trong việc sử dụng những đo lường như vậy cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển có thu nhập thấp. Thu nhập trên các cơng cụ tài chính ở các nền kinh tế này có thể khơng tương thích với phần bù rủi ro và thanh khoản, điều này gây khó khăn cho việc xác định số lượng. Ngồi ra thị trường tài chính ở các nước này có thể đơn giản là khơng đủ sâu và thanh khoản để cho phép các giao dịch chênh lệch giá (arbitrage) hiệu quả.

Xa hơn, các đo lường mức độ về mặt lượng của hội nhập tài chính dựa trên các dòng vốn thực sự được cung cấp. Nhiều nghiên cứu cho rằng, đây có thể là đo lường tốt cho mức độ hội nhập thực tế của các quốc gia với thị trường tài chính quốc tế (Kose, 2009). Liệu nên đo lường hội nhập bằng cách sử dụng tổng giá trị của các dòng vốn ra vào hay sử dụng hiệu giá trị ròng của hai dòng này? Mặc dù sự lựa chọn phụ thuộc vào vấn đề nghiên cứu quan tâm, nhưng tổng giá trị của các dòng vốn thường cung cấp một bức tranh ít biến động và dễ nhận biết hơn của hội nhập. Thực tế, đo lường này hiệu quả hơn trong việc nắm bắt dòng vốn hai chiều

mà một đối tượng mong đợi để xem xét liệu các nền kinh tế có chia sẽ rủi ro một cách hiệu quả trong một thế giới với nhiều cơng cụ tài chính và các đối tượng tham gia với rủi ro khác nhau.

Tuy nhiên, tổng các dòng vốn hàng năm có xu hướng bất ổn và dễ bị sai số đo lường. Để giảm thiểu những vấn đề này, tổng lượng tài sản và nghĩa vụ đối ngoại (the sum of gross stocks of external assets and liabilities)5 trên GDP dường như là một đo lường thích hợp hơn. Phương pháp này giữ vững tinh thần đo lường mức độ hội nhập tài chính thực tế và giảm thiểu nhiều vấn đề liên quan đến dữ liệu dòng vốn. Hơn nữa, với một số mục tiêu – đặc biệt là việc chia sẻ rủi ro – do lường dựa trên trữ lượng (stock) có thể thích hợp hơn. Ví dụ, nếu các quốc gia có trữ lượng lớn tài sản và nghĩa vụ đối ngoại, thay đổi nhỏ trong tỷ giá hối đối có thể có tác động lớn đến giá trị và đóng vai trị như một cơ chế chia sẻ rủi ro ngay cả khi vị thế tài sản ròng nhỏ.

Đo lường hội nhập tài chính trong bài nghiên cứu này sử dụng cơng trình nghiên cứu tiên phong của Lane và Milesi-Ferretti (2006), người đã xây dựng một tập hợp dữ liệu lớn của tổng tài sản và nghĩa vụ đối ngoại cho 195 quốc gia và nền kinh tế trong suốt giai đoạn 1970 – 2011. Bộ dữ liệu này bao gồm thông tin về các thành phần của vị thế tài chính quốc tế, bao gồm FDI, vốn đầu tư danh mục (portfolio equity investment), nợ đối ngoại (external debt) và dự trữ chính thức. Ngồi ra, bộ dữ liệu cũng xem xét tác động định giá và các vấn đề khác đặc có thể ảnh hưởng đến dữ liệu thô ở mức độ quốc gia, đồng thời cũng hiệu chỉnh một số khác biệt giữa các quốc gia trong việc định nghĩa dữ liệu và xây dựng biến.

5

Trữ lượng tài sản đối ngoại (stocks of external assets): Tổng tích lũy giá trị tài sản và nợ đầu tư vào trong nước nắm giữ bởi người nước ngoài.

Trữ lượng trách nhiệm đối ngoại (tạm dịch từ stocks of external assets and liabilities): Tổng tích lũy giá trị tài sản và nợ đầu tư ra nước ngoài năm giữ bởi người trong nước.

Chắc chắn rằng, đo lường hội nhập tài chính thực tế này là chưa hoàn hảo. Collins (2007) cho thấy, mặc dù các ưu điểm của chúng, các đo lường thực tế có thể nội sinh trong mơ hình tăng trưởng, gây khó khăn trong việc loại trừ tác động nhân quả. Tuy nhiên, do lường dựa trên quy định cũng có thể hàm chứa các nhân tố nội sinh mạnh, bênh cạnh các khiếm khuyết khác của chúng. Tóm lại, có những thơng tin quan trọng trong cả đo lường thực tế và đo lường dựa trên quy định của hội nhập tài chính, nhưng đo lường thực tế cung cấp một bức tranh tốt hơn về mức độ hội nhập của một quốc gia vào thị trường tài chính quốc tế và, đối với nhiều ứng dụng thực nghiệm, đo lường này có thể xem là thích hợp hơn.

Tóm lại bài nghiên cứu sử dụng thước đo cơ bản của hội nhập tài chính bằng Tỷ lệ tổng trữ lượng tài sản và nghĩa vụ đối ngoại (the sum of total stocks of external assets and liabilities) trên GDP của một quốc gia. Thước đo độ mở tài chính gộp này là một đo lường tóm tắt về tổng tiếp xúc của một quốc gia với thị trường tài chính quốc tế. Chúng tơi cũng xem xét tổng lượng nợ và vốn đầu tư từ nước ngoài (stocks of external liabilities) – đo lường tích lũy dịng vào của một quốc gia – thước đo này có thể thích hợp nhất đối với các nền kinh tế đang phát triển so với các thước đo khác như tổng hay hiệu các dòng vốn. Trong một số phân tích, chúng tơi cũng xem xét mở cửa tài khoản vốn theo quy định dựa trên chỉ số KAOPEN.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH việt nam và những điều kiện ngưỡng cần thiết trong quá trình hội nhập tài chính toàn cầu (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)