3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU
3.3. Phương pháp đo lường
3.3.2. Các biến ngưỡng
Đối với mỗi loại ngưỡng, cần phải chọn một thước đo thích hợp, vừa hợp lý về mặt lý thuyết vừa thích hợp với những dữ liệu có sẵn cho mẫu lớn các nước. Cụ thể các đo lường ngưỡng được sử dụng như sau:
Với độ sâu tài chính, bài nghiên cứu sử dụng tỷ lệ tín dụng tư nhân so với GDP làm đại diện chính cho độ sâu tài chính, chấp nhận rằng đây là một định nghĩa hẹp về phát triển tài chính. Chỉ số này được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu liên quan đến phát triển tài chính như Hermes và Lensink (2003), Kraay (1998), Bekaert et al. (2005), Prasad et al (2006), Coricelli et al. (2007). Bên cạnh đó, chúng tơi cũng xem xét các đo lường thay thế của độ sâu và phát triển tài chính như tổng giá
trị vốn hóa thị trường chứng khốn và tín dụng so với GDP (Alfaro et al., 2004, Durham, 2004; Hammel, 2006)
Về chất lượng thể chế, Chỉ số Quản trị toàn cầu của Ngân hàng Thế giới (The
Worldwide Governance Indicators – WGI) được sử dụng. WGI nghiên cứu tổng hợp các quan điểm về chất lượng quản trị được cung cấp bởi một số lượng lớn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và chuyên gia thông qua khảo sát ở các quốc gia trên thế giới. Chỉ số này bao gồm sáu khía cạnh của chất lượng thể chế được hình thành từ hàng trăm chỉ số thành phần khác nhau (Kaufmann et al., 2005)
Quyền phát ngôn và trách nhiệm giải trình (Voice and Accountability – VA): nhận thức về mức độ công dân một nước có thể tham gia vào q trình chính trị. Chỉ số bao gồm những đo lường về các q trình chính trị, tự do dân quyền, quyền chính trị và độc lập của các phương tiện truyền thông.
Ổn định chính trị (Political stability and Absence of Violence – PA): nhận thức về khả năng chính phủ hiện tại có thể bị lật đổ bởi bộ phận chống đối hoặc bạo lực. Các chỉ số bao gồm những rủi ro xung đột vũ trang, bất ổn xã hội, các vụ ám sát chính trị, các mối đe dọa khủng bố, căng thẳng sắc tộc, đình cơng, bạo động, biểu tình và khả năng thay đổi mạnh mẽ trong tổ chức.
Hiệu quả hoạt động của Chính phủ (Government Effectiveness – GE) đánh giá khả năng xây dựng và thực thi chính sách của chính phủ. Chỉ số này bao gồm các chỉ số về chất lượng dịch vụ công, và năng lực bộ máy hành chính. Tập trung vào khả năng của chính phủ để xây dựng và thi hành các chính sách cũng như cung cấp hàng hóa cơng tốt.
Chất lượng phát luật (Regulatory Policies – RP) xem xét bản thân các chính sách (thậm chí nhiều hơn hiệu quả hoạt động của chính phủ). Chỉ số này bao gồm phạm vi ảnh hưởng của các “chính sách thị trường khơng thân thiện” như kiểm sốt giá, giám sát hệ thống ngân hàng, quy định về các lĩnh vực như thương mại nước ngoài và phát triển kinh doanh. Các chỉ số khác bao gồm những can thiệp của chính phủ, kiểm sốt lương/ giá, các quy đinh về dòng vốn,
xuất nhập khẩu, tự do hóa giá cả, chính sách cạnh tranh, rào cản gia nhập và chính sách thương mại…
Tuân thủ pháp luật (Rule of Law – RL) đo lường mức độ mà các thành phần (cả chính phủ, các tổ chức và cá nhân) tín nhiệm và tuân thủ các quy tắc xã hội, phản ánh nhận thức về tội phạm, hiệu quả của bộ máy tư pháp và đặc biệt là các yên cầu tuân thủ, thực thi hợp đồng. Chỉ số bao gồm các thiệt hại từ tội phạm, bắt cóc người nước ngồi, thị trường chợ đen, bảo vệ quyền sở hữu, buộc thực thi hợp đồng cũng như giảm bớt những trở ngại khác để phát triển kinh doanh.
Kiểm soát tham nhũng (Control of corruption – CC) đo lường nhận thức về kiểm soát tham nhũng, được xác định như việc sử dụng quyền lực cơng cho lợi ích cá nhân. Chỉ số này bao gồm tham nhũng trong công chức, tham nhũng trong hệ thống chính trị, tần suất của các khoản thanh tốn bất thường và các thơng lệ không phù hợp trong lĩnh vực công. Nhiều trong số các thành phần của chỉ số này tương tự như trong chỉ số Nhận thức Tham nhũng của Tổ chức Minh Bạch Quốc Tế (Transparency International)
Các chỉ số này được tính điểm từ -2.5 (kém) đến 2.5 (tốt). Đây có thể nói là chỉ số được xây dựng cẩn trọng và sử dụng rộng rãi nhất để đo lường chất lượng thể chế (Maurseth, 2008). Bài nghiên cứu sử dụng trung bình đơn giản của sáu chỉ số như là một đại diện cho chất lượng thể chế tổng thể.
Với độ mở thương mại, tổng giá trị xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ trên GDP được sử dụng (xem, ví dụ, Carkovic và Levine, 2005). Xem xét về chính
sách vĩ mơ, chất lượng chính sách tiền tệ và tài khóa được đại diện bởi mức độ biến
động lạm phát giá tiêu dùng và tỷ lệ trung bình thu nhập so với chi tiêu của chính phủ, tương ứng trong khoảng thời gian liên quan (Alfaro et al., 2007). Mặc dù những kết quả kinh tế vĩ mô phải chịu những cú sốc từ bên ngoài, đo lường chúng trong thời gian năm năm có thể cung cấp một dấu hiệu rộng của quan điểm chính sách. Đối với phát triển tổng thể, GDP thực bình quân đầu người hiệu chỉnh PPP
ban đầu (năm đầu của mẫu hay năm đầu của từng giai đoạn năm năm) được sử dụng.