Đánh giá hoạt động của Ban kiểm soát ACB

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nguy cơ cổ đông lợi dụng sự buông lỏng giám sát của ban kiểm soát thao túng ngân hàng TMCP, tình huống ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 30 - 32)

3.5.1 Về cơ chế bổ nhiệm và miễn nhiệm và nhân sự của BKS

Các thành viên BKS của ACB đƣợc đề cử và bầu tại ĐHCĐ, kết quả bầu cử phụ thuộc rất lớn vào lá phiếu của nhóm cổ đơng lớn trong HĐSL (cổ đông Nguyễn Đức Kiên đại diện nhóm cổ đơng với tỷ lệ sở hữu 9,03%17

). Nhƣ đã phân tích ở Chƣơng 218 cơ chế bầu cử theo quy định hiện hành dẫn đến tính độc lập của BKS tại ACB bị suy giảm từ đó chức năng kiểm tra giám sát của BKS đối với HĐQT và Ban điều hành không đƣợc thực hiện một cách đúng đắn thể hiện qua các báo cáo của BKS ACB giai đoan 2008 – 2012 khơng hề có bất cứ một cảnh báo nào về hành vi thao túng của ông Kiên.

Các thành viên BKS của ACB đã từng tham gia vào Ban điều hành trong một thời gian dài nhƣ ông Huỳnh Nghĩa Hiệp – Trƣởng ban đã làm việc tại ACB từ ngày đầu thành lập tới năm 2008 mới chuyển sang làm Trƣởng BKS hoặc bà Phùng Thị Tốt cũng làm việc từ ngày đầu thành lập ACB đến năm 2003 mới chuyển sang đảm nhiệm chức vụ thành viên BKS (xem Box 1). Khi còn làm việc trong bộ máy điều hành họ đều là cấp dƣới và chịu sự chỉ đạo của các thành viên HĐQT và Ban điều hành, do ảnh hƣởng lâu dài từ các mối quan

17 Cáo trạng số 09/VKSTC-V1 ngày 27/1/2014 của VKSNDTC – Trang 2. 18 Chƣơng 2, mục 2.3.2.

hệ trƣớc đó nên họ dễ bị chi phối bởi ý chí của HĐQT và Ban điều hành, do đó tính độc lập của các thành viên này là thấp.

3.5.2 Về thù lao của BKS

Tại ACB thù lao và các lợi ích khác của BKS đƣợc quyết định bởi ĐHCĐ, các cổ đông lớn thơng qua lá phiếu trọng yếu của mình cùng với HĐQT/Ban điều hành (những ngƣời đệ trình lên ĐHCĐ các mức thù lao của BKS) các cổ đông lớn dễ dàng tác động đến các khoản thù lao và lợi ích này. Điều này dẫn đến BKS khó có thể thực hiện các hoạt động giám sát chống lại lợi ích của những cổ đơng lớn - những đối tƣợng có tiếng nói quyết định đối với các khoản thù lao và lợi ích khác của chính các thành viên BKS. Có thể thấy rằng chức năng giám sát độc lập của BKS sẽ bị ảnh hƣởng bởi điều này.

3.5.3 Về động cơ trong việc thực thi nhiệm vụ của BKS

Theo các báo cáo cơng bố chính thức, từ khi thành lập ACB đến nay BKS ACB không hề nhận đƣợc bất cứ khoản khen thƣởng nào về việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Song song với đó, sau khi vụ án “Bầu Kiên” đƣợc xét xử vào tháng 6/2014 cũng khơng có bất kỳ hình thức chế tài xử phạt nào dành cho BKS ACB vì lỗi khơng hồn thành nhiệm vụ giám sát và không đƣa ra đƣợc những cảnh báo đối với các hành vi thao túng của cổ đơng Nguyễn Đức Kiên. Có thể thấy, do khơng có cơ chế khen thƣởng và chế tài xử phạt nên BKS ACB khơng có động cơ để cố gắng hồn thành tốt nhiệm vụ giám sát HĐQT và Ban điều hành của mình.

3.5.4 Về nguồn lực để thực thi nhiệm vụ của BKS

Theo quy định của Luật, BKS đƣợc sử dụng các nguồn lực của NH, đƣợc thuê chuyên gia và tổ chức bên ngồi để thực hiện nhiệm vụ của mình19

. Tuy nhiên, trong thực tế mọi khoản chi trong NH đều phải đƣợc Ban điều hành xét duyệt, mọi nguồn lực của NH đều nằm trong tay Ban điều hành. Điều này dẫn đến một thực tế là BKS hoàn toàn phụ thuộc về mặt tài chính trong việc thực thi nhiệm vụ của mình. BKS không thể thiết lập ngân sách riêng của mình và phải trơng chờ vào các khoản chi phí đƣợc xét duyệt bởi Ban

điều hành nhƣ chi phí lƣu trú, cơng tác phí, văn phịng phẩm, chi phí đi lại và các chi phí khác... Kết quả là tính độc lập của BKS bị suy giảm đáng kể do khơng có đƣợc sự độc lập tƣơng đối khi sử dụng nguồn lực phục vụ cho nhiệm vụ của mình.

3.5.5 Về minh bạch và cơng bố thơng tin hoạt động của BKS

Theo quy định của luật, BKS ACB phải lập báo cáo và báo cáo tại ĐHCĐ thƣờng niên hàng năm. Do là một công ty niêm yết bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định nên ACB thực hiện khá tốt các nghĩa vụ công bố thông tin và BKS ACB hàng năm đều thực hiện nhiệm vụ báo báo của mình tại ĐHCĐ. Tuy nhiên, việc chỉ thực hiện báo cáo tại ĐHCĐ thƣờng niên là không đủ và không kịp thời, đặc biệt là với các công ty niêm yết cổ phiếu của mình lên thị trƣờng chứng khốn nhƣ ACB và giá chứng khốn biến động rất nhanh chóng và nhạy cảm theo các thơng tin. Do đó, địi hỏi các thông tin về hoạt động giám sát của BKS và các thông tin cảnh báo về các vi phạm trong hoạt động điều hành phải đƣợc công bố cho các cổ đông một cách thƣờng xuyên hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nguy cơ cổ đông lợi dụng sự buông lỏng giám sát của ban kiểm soát thao túng ngân hàng TMCP, tình huống ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)