ĐẦU TƢ CỔ PHIẾU ACB KHẢ NĂNG CÓ LÃI THUA LỖ Đ Ố I TƢ Ợ N G NGÂN HÀNG ACB
- Hƣởng lợi nhuận gián tiếp thông qua công ty ACBS theo Hợp đồng hợp tác đầu tƣ ký giữa Công ty ACBS và hai Công ty ACI và ACI-HN. Tuy nhiên lợi nhuận này sẽ bị xói mịn một phần do chênh lệch lãi suất của động tác ACB cho vay và ACBS vay lại thông qua KienLongbank và VietBank
- Đối mặt với rủi ro bị phát hiện hành vi dùng tiền của chính ACB đầu tƣ mua cổ phiếu ACB để kiếm lời. Hậu quả có thể dẫn đến việc bị thu hồi các khoản lợi nhuận có đƣợc do vi phạm, bị xử phạt và ảnh hƣởng đến danh tiếng của ACB
- Chịu lỗ gián tiếp thông qua Công ty ACBS theo Hợp đồng hợp tác đầu tƣ ký giữa Công ty ACBS và hai Công ty ACI và ACI-HN, giới hạn lỗ tối đa là toàn bộ số tiền đầu tƣ
- Chịu lỗ gián tiếp thông qua Công ty ACBS do chênh lệch lãi suất giữa khoản ACB cho KienLongbank và VietBank vay và khoản hai NH trên cho ACBS vay
- Rủi ro không thu hồi hoặc chỉ thu hồi đƣợc một phần khoản cho vay
ÔNG NGUYỄN
ĐỨC KIÊN
- Hƣởng lợi nhuận gián tiếp thông qua hai Công ty ACI và ACI-HN theo Hợp đồng hợp tác đầu tƣ ký giữa Công ty ACBS và hai Công ty ACI và ACI-HN
- Nâng cao uy tín và ảnh hƣởng của mình tại ACB thông qua thành công của việc đầu tƣ mua cổ phiếu ACB. Gia tăng ảnh hƣởng của mình đến việc điều phối các nguồn lực của ACB trong tƣơng lai
- Chịu lỗ gián tiếp thông qua hai Công ty ACI và ACI-HN theo Hợp đồng hợp tác đầu tƣ ký giữa Công ty ACBS và hai Công ty ACI và ACI-HN, giới hạn lỗ tối đa là phần vốn của ông Kiên tại hai công ty này
3.7.5 Tình huống 2: Phân tích cách thức thao túng hoạt động điều hành của cổ đông Nguyễn Đức Kiên thông qua diễn biến Vụ việc “Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên đem tiền gửi vào các TCTD khác để lấy lãi”:
Ngày 22/3/2010 ACB có cuộc họp của Thƣờng trực HĐQT, với sự tham gia của HĐSL ACB là ông Trần Mộng Hùng (Chủ tịch) và ơng Nguyễn Đức Kiên (Phó chủ tịch), Trƣởng BKS để bàn phƣơng án sử dụng vốn đầu tƣ của ACB. Tại cuộc họp NH đƣa ra phƣơng án giảm lãi suất huy động tiền gửi để giảm áp lực bị lỗ khi nhận tiền gửi mà khơng cho vay đƣợc, ơng Kiên có ý kiến chỉ đạo: Không đƣợc làm giảm tổng tài sản của ACB, theo đó khơng chấp nhận giảm lãi suất huy động. Ông Lý Xuân Hải – Tổng Giám đốc, thành viên thƣờng trực HĐQT đề xuất phƣơng án ủy thác cho nhân viên ACB mang tiền của ACB đi gửi vào các NH khác để nhận tiền lãi và khoản hoa hồng vƣợt trần lãi suất.
Thực hiện chủ trƣơng đó, ACB đã tổ chức triển khai việc ủy thác cho 19 cá nhân gửi tiền vào VietinBank với tổng số 718,9 tỷ đồng. Sau đó tồn bộ số tiền này bị Huỳnh Thị Huyền Nhƣ (quyền Trƣởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ thuộc VietinBank chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh) chiếm đoạt, gây thiệt hại cho ACB 718,9 tỷ đồng. Hành vi
thống nhất chủ trƣơng gửi tiền vào các NH khác trong giai đoạn này của các thành viên HĐQT và ông Nguyễn Đức Kiên bị Cáo trạng của VKSNDTC cao quy kết vi phạm Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Điều 106.
Ở tình huống này Luận văn khơng đi sâu phân tích các tội danh mà Cáo trạng quy kết cho ơng Kiên (có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này) mà phân tích ảnh hƣởng của ông Kiên và việc ơng Kiên dùng ảnh hƣởng của mình trực tiếp bác bỏ phƣơng án giảm lãi
suất huy động để giảm lượng tiền gửi của ông Trần Mộng Hùng – Chủ tịch HĐSL, và lựa
chọn phƣơng án giữ nguyên lãi suất huy động và đenm tiền đi gửi tại các TCTD khác. Điều này thể hiện rất rõ sự thao túng của cổ đông Nguyễn Đức Kiên trong việc điều hành ACB
“Tại cuộc họp này có một số ý kiến, trong đó có ơng Trần Mộng Hùng đề nghị giảm bớt lãi suất huy động để giảm số tiền huy động của dân, vì ở thời điểm đó Ngân hàng ACB đã huy động được nhiều tiền của dân nhưng không cho vay được mà lại phải trả lãi.
Tuy nhiên Nguyễn Đức Kiên không đồng ý với phương án này mà tuyên bố: “Làm gì thì làm nhưng khơng được giảm tổng tài sản của Ngân hàng ACB”.”45
Về sự việc ACB mang tiền đi gửi NH khác lấy lãi ông Lê Vũ Kỳ - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ACB khai nhận về tác động của ông Kiên đối với chủ trƣơng này:
“Chủ trương ủy thác cho các nhân viên mang tiền của ACB đi gửi ở các ngân hàng khác do anh Kiên chỉ đạo. Anh Kiên là cổ đông lớn của ACB. Kiên và người nhà sở hữu khoảng 9-10% cổ phần ACB.”46
Và khi có chủ trƣơng rồi thì việc thực hiện cụ thể cũng có sự can thiệp và chấp thuận của ông Kiên, về việc này ông Lý Xuân Hải – nguyên Tổng Giám đốc khai:
“…Ông Nguyễn Đức Kiên đồng ý, tôi mới gửi tiền vào Ngân hàng Công thương – Vietinbank.”47
Thơng qua tình huống và diễn biến của vụ việc trên có thể thấy cổ đông Nguyễn Đức Kiên đã dùng ảnh hƣởng của mình can thiệp và thao túng các hoạt động điều hành của ACB tn theo ý chí của mình, các cổ đơng khác có tiếng nói và quyền lực nhƣ ông Trần Mộng Hùng – Chủ tịch HĐSL, Lý Xuân Hải – Tổng Giám đốc cũng chịu ảnh hƣởng và phải làm theo ý kiến của ơng Kiên. Ơng Kiên không lựa chọn phƣơng án giảm lãi suất huy động để giảm lƣợng tiền gửi mà lựa chọn phƣơng án chứa đựng nhiều rủi ro đó là: giữ nguyên lãi suất huy động và đem tiền gửi vào các tổ chức tín dụng khác. Ma trận lợi ích rủi ro (Hình 3.8) sẽ cho thấy những lợi ích và rủi ro đối với hai đối tƣợng là ông Kiên và ACB khi lựa chọn từng phƣơng án.
Từ những dữ kiện về lợi ích và rủi ro khi lựa chọn từng phƣơng án trong Ma trận ở Hình 3.8 có thể dễ dàng nhận thấy việc lựa chọn Phƣơng án giữ nguyên lãi suất huy động và đem tiền đi gửi tại các TCTD khác là lựa chọn mang lại nhiều lợi ích cho ơng Kiên hơn, mặc dù phƣơng án này đem lại nhiều rủi ro cho ACB. Đây cũng là điểm tồn tại đƣợc lý
45 Đ.Tâm (2014). 46 Đức Minh (2014). 47 Nguyễn Hƣng (2014).
thuyết về Ngƣời ủy quyền – Ngƣời thừa hành chỉ ra khi Ngƣời thừa hành lựa chọn hành động vì lợi ích của mình thay vì lợi ích của Ngƣời ủy quyền.