Hành vi thao túng của cổ đông Nguyễn Đức Kiên đối với các hoạt động điều

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nguy cơ cổ đông lợi dụng sự buông lỏng giám sát của ban kiểm soát thao túng ngân hàng TMCP, tình huống ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 33 - 51)

Ngân hàng ACB

3.7.1 Giới thiệu về cổ đông Nguyễn Đức Kiên

Năm 1980 ông Nguyễn Đức Kiên là học viên khóa 15 Đại học Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Từ năm 1981 đến năm 1985 ông theo học tại Trƣờng Kỹ thuật quân sự Zalkamaté, Hungary. Từ năm 1994 đến năm 2008, ơng là Phó chủ tịch HĐQT ACB, từ năm 2004 đến năm 2006 ơng có vai trị CEO. Từ tháng 3/2007 đến 20/8/2012 ơng là Phó Chủ tịch HĐSL, ngày 20/8/2012 ơng bị bắt tạm giam với cáo buộc ban đầu cho tội danh kinh doanh trái phép, ngày 9/6/2014 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội xử sơ thẩm kết án ông Nguyễn Đức Kiên 30 năm tù với một loạt các tội danh. Ngày 5/12/2014 Tòa án nhân dân tối cao xử phúc thẩm tuyên y án Toà sơ thẩm.

3.7.2 Các định nghĩa

Thao túng: “Nắm giữ và chi phối, bắt phải hành động theo ý của mình” 21

Cổ đông lớn: “Cổ đông lớn của tổ chức tín dụng cổ phần là cổ đơng sở hữu trực

tiếp, gián tiếp từ 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết trở lên của tổ chức tín dụng cổ phần đó.” 22

Ngƣời có liên quan: “Người có liên quan là tổ chức, cá nhân có quan hệ trực tiếp

hoặc gián tiếp với tổ chức, cá nhân khác thuộc một trong các trường hợp sau đây: ...

d) Cá nhân với vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em của người này; ...”23

Đối chiếu với các định nghĩa trên, cổ đông Nguyễn Đức Kiên là cổ đông lớn của ACB. Sở hữu của ông Kiên và ngƣời có liên quan chiếm tới 9,03% vốn điều lệ của ACB:

“Nguyễn Đức Kiên và người thân trong gia đình Kiên sở hữu 937.696.506 (chín trăm ba bảy triệu, sáu trăm chín sáu nghìn, năm trăm linh sáu) cổ phần Ngân hàng ACB, chiếm 9,03% vốn điều lệ, trong đó Kiên sở hữu 31.574.183 (ba mốt triệu, năm trăm bảy tư nghìn một trăm tám ba) cổ phần, chiếm 3,37%.” 24

3.7.3 Ảnh hưởng và cách thức thao túng các hoạt động điều hành Ngân hàng ACB

của cổ đông Nguyễn Đức Kiên

Từ năm 1994 đến năm 2008 cổ đông Nguyễn Đức Kiên trực tiếp tham gia vào bộ máy điều hành ACB thông qua chức vụ chủ chốt là Phó chủ tịch HĐQT cùng với một số các chức danh khác trong bộ máy điều hành nhƣ: Chủ tịch hội đồng đầu tƣ, Thành viên thƣờng trực Ủy ban Nhân sự, và Thành viên Ủy ban Quản lý rủi ro. Trong giai đoạn này ông Kiên đã đề xuất thành lập HĐSL vào ngày 9/3/2007, Hội đồng này bao gồm các cổ

21

Nguyễn Nhƣ Ý (1999).

22 Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 4, Mục 26. 23 Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 4, Mục 28.

đơng lớn của ACB và ơng Kiên giữ chức Phó chủ tịch HĐSL cho đến khi bị bắt. HĐSL đƣợc tham dự và cho ý kiến trong tất cả các cuộc họp của HĐQT25

.

Trong giai đoạn từ 9/3/2007 đến cuối năm 2008 (khi hết nhiệm kỳ thành viên HĐQT) ông Kiên chỉ đạo các công việc điều hành NH thơng qua cả hai vai trị vừa là Phó chủ tịch HĐQT vừa là Phó chủ tịch HĐSL. Đến cuối năm 2008, ông Nguyễn Đức Kiên kết thúc nhiệm kỳ thành viên HĐQT. Tuy khơng cịn nằm trong HĐQT nhƣng ơng Kiên với tƣ cách là Phó chủ tịch HĐSL và là cổ đơng lớn (đại diện nhóm cổ đơng chiếm tỷ lệ 9,03%) cùng với ảnh hƣởng cá nhân đối với bộ máy điều hành ACB đƣợc xây dựng qua thời gian dài làm việc, ông Kiên vẫn tiếp tục can thiệp vào công việc điều hành của ACB. Về việc này ông Lý Xuân Hải – nguyên Tổng giám đốc khai:

“Hội đồng sáng lập không ký trong các biên bản họp Hội đồng quản trị nhưng họ phải thơng qua thì chủ trương mới ban hành được. Nếu quyết định nào chúng tôi đưa ra mà họ khơng đồng ý, họ có quyền phủ quyết của cổ đơng trên 35% vốn điều lệ. Nếu việc chúng tôi quyết định đúng mà họ không đồng ý thì chúng tơi cũng khơng làm được.” 26

Đồng thời ơng Lê Vũ Kỳ - nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB cũng khai nhận:

“Anh Kiên là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập, là cổ đơng lớn. Anh Kiên có uy tín trong Ngân hàng nên ý kiến anh Kiên có trọng lượng. Nếu anh Kiên khơng đồng ý thì khó thơng qua” 27

“Từ năm 2008 đến khi vụ án xảy ra, những chủ trương lớn đều do ông Nguyễn Đức Kiên khởi xướng. Ơng Kiên có những lời nói gây sức ép với mọi người. Mặc dù không tham gia Hội đồng quản trị, nhưng với tư cách là cổ đông lớn, nếu mọi người khơng làm thì ơng Kiên có thể triệu tập cuộc họp bất thường để xem xét trách nhiệm của các thành viên và có hình thức xử lý. Đây là quyền lực vơ hình khiến mọi người phải làm theo ông Kiên.” 28

25

Báo cáo thƣờng niên của ACB năm 2011 (2011). 26 Hoàng Duy (2014).

27 Đức Minh (2014). 28 Nguyễn Hƣng (2014).

Nhƣ vậy có thể thấy mức độ ảnh hƣởng của ông Nguyễn Đức Kiên đối với bộ máy điều hành của ACB, đối với các cá nhân, cụ thể là Tổng giám đốc và Phó chủ tịch HĐQT. Về phần mình ơng Trần Xn Giá - ngun Chủ tịch HĐQT (thành viên độc lập) – cũng khai nhận về ảnh hƣởng của ông Kiên tại ACB, ông Trần Xuân Giá khai:

“Bản chất Ngân hàng ACB được quản trị và điều hành theo kiểu gia đình của hai người là Trần Mộng Hùng (Chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB- PV) và Nguyễn Đức Kiên. Hai người này có ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh.”28

Tuy nhiên, đó mới chỉ là lời khai của các cá nhân trong HĐQT và Ban điều hành, cịn ảnh hƣởng của ơng Kiên đối với chính các thành viên trong HĐSL cũng có tác dụng lấn át rất mạnh, ông Trần Mộng Hùng - nguyên Chủ tịch HĐSL khai:

“Anh Kiên khi đã đưa ra quan điểm chỉ đạo thì phải thực hiện đến cùng, khơng thực hiện không được. Bản thân tôi cũng là cổ đông lớn, là người sáng lập ra ACB mà anh Kiên cịn nói là anh làm việc gì cũng sợ rủi ro thì nghỉ đi để người khác làm…” 29

Nhƣ vậy, qua lời khai của những ngƣời trong cuộc có thể thấy ơng Nguyễn Đức Kiên có ảnh hƣởng mạnh mẽ đối cả những cổ đơng lớn sáng lập ACB, Chủ tịch HĐSL nhƣ ông Nguyễn Mộng Hùng cho đến Chủ tịch HĐQT và các thành viên HĐQT cùng với Ban điều hành NH.

Về việc ông Nguyễn Đức Kiên đã dùng ảnh hƣởng của mình can thiệp vào hoạt động điều hành của HĐQT và Ban điều hành tuân theo ý chí của ông Kiên, cáo trạng của VKSNDTC cũng chỉ rõ:

“Như vậy, tuy không giữ chức danh do Ngân hàng Nhà nước chuẩn y nhưng với vị trí là Phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Ngân hàng ACB và đại diện nhóm cổ đơng chiếm 9,03% vốn điều lệ, Nguyễn Đức Kiên có vai trị chỉ đạo, chi phối toàn bộ hoạt động quản trị, điều hành Ngân hàng ACB.” 30

29 PV (2014).

Và cuối cùng, chính bản thân ông Kiên cũng thừa nhận ảnh hƣởng của cá nhân mình tại ACB:

“Tơi có vị trí rất cao ở ACB. Nếu nói tơi khơng có ảnh hưởng là đớn hèn, nhưng ở mỗi vị trí tại mỗi thời điểm là khác nhau. Bản chất, 5 năm sau tôi không tham gia hoạt động của ACB nhưng là chỗ dựa tinh thần cho anh em. Tơi cần phiên tịa làm rõ trách nhiệm của tôi đến đâu trong từng vấn đề.” 31

Ngồi việc sử dụng uy tín rất cao của mình tại ACB nhƣ là một cơng cụ để can thiệp và thao túng các thành viên HĐQT và Ban điều hành thực thi một số hoạt động điều hành theo ý chí của mình, cổ đơng Nguyễn Đức Kiên cịn sử dụng một cơng cụ rất hữu hiệu khác để tác động đến các thành viên HĐQT đó là “đe dọa cách chức” để ép các thành viên HĐQT làm theo ý mình:

“Để tạo áp lực đối với các thành viên thường trực Hội đồng quản trị, trong các cuộc họp, ông Kiên thường nói: “Hiện tơi khơng tham gia gì trong Hội đồng quản trị, tơi nói nhăng nói cuội gì các anh nghe hay khơng nghe thì tùy, nhưng tơi có quyền cách chức các anh.

Khi mất lòng, “bầu” Kiên còn đe: “Vai trị tư vấn của tơi, thành viên hội đồng sáng lập đã được quy định trong quy chế hoạt động của hội đồng sáng lập, tơi nói muốn nghe thì nghe, khơng nghe thì thơi. Nhưng với tư cách cổ đơng lớn, tơi có quyền triệu tập đại hội cổ đông bất thường và cách chức các anh ra khỏi thành viên Hội đồng quản trị.”. 32

Nhƣ vậy, thông qua lời khai của các đối tƣợng là Chủ tịch HĐQT, Phó chủ tịch HĐQT, Thành viên HĐQT, Chủ tịch HĐSL, Tổng giám đốc cùng với kết luận của cơ quan điều tra và thú nhận của chính ơng Kiên, có thể thấy rõ ảnh hƣởng rất lớn của cổ đông Nguyễn Đức Kiên đến các hoạt động điều hành tại ACB. Vậy, cụ thể ông Kiên đã sử dụng ảnh hƣởng của mình để can thiệp vào cơng tác điều hành nhƣ thế nào? Thơng qua phân tích diễn biến của hai vụ việc “Ngân hàng ACB gián tiếp bỏ tiền đầu tư mua cổ

phiếu ACB” và “Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên đem tiền gửi vào các tổ chức

31 Vũ Hạnh (2014).

tín dụng khác để lấy lãi”. Luận văn sẽ làm rõ hơn cách thức cổ đông Nguyễn Đức Kiên

thao túng các hoạt động điều hành trong hai tình huống cụ thể này:

3.7.4 Tình huống 1: Phân tích cách thức thao túng hoạt động điều hành của cổ đông

Nguyễn Đức Kiên thông qua diễn biến Vụ việc “Ngân hàng ACB gián tiếp bỏ tiền đầu tư mua cổ phiếu ACB”

Ngày 5/11/2009, thƣờng trực HĐQT ACB ra Thông báo số 4478/CV-TH.09 về kết luận của Thƣờng trực HĐQT tại cuộc họp ngày 2/11/2009, với nội dung sau: “Giá cổ phiếu

ở thị trường chứng khoán đang diễn biến thuận lợi cho việc đầu tư để sinh lợi, Thường trực Hội đồng quản trị chấp thuận cấp hạn mức 700 tỷ đồng cho Hội đồng đầu tư để mua một số ít cổ phiếu có giá tốt và tính thanh khoản cao. Thường trực Hội đồng quản trị ủy quyền cho ông Nguyễn Đức Kiên – Chủ tịch Hội đồng đầu tư chỉ đạo trực tiếp việc đầu tư này.”.

Do biết pháp luật không cho phép Công ty TNHH chứng khoán ACB (Công ty ACBS) mua cổ phiếu ACB vì Cơng ty ACBS là công ty chứng khoán do ACB sở hữu 100% vốn điều lệ “Công ty chứng khốn khơng được đầu tư vào cổ phiếu hoặc góp vốn

của cơng ty sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty chứng khốn”33

nên Cơng ty ACBS ký hợp đồng hợp tác đầu tƣ với công ty Cổ phần đầu tƣ Á Châu (Công ty ACI) và Công ty TNHH Đầu tƣ tài chính Á Châu Hà Nội (Cơng ty ACI-HN) do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐQT/Chủ tịch HĐTV để đầu tƣ mua cổ phiếu ACB.

“Ngày 1/122009, Hội đồng đầu tư Công ty ACBS gồm Lê Vũ Kỳ, Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Ngọc Chung ký Nghị quyết cho phép Công ty ACBS hợp tác với Công ty ACI để đầu tư cổ phiếu với giá trị tối đa là 2000 tỷ đồng. Nghị quyết này đã được Nguyễn Đức Kiên ký phê duyệt với tư cách là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB. Trong các ngày 17/5/2010 và 28/8/2010, Hội đồng đầu tư Công ty ACBS gồm Lê Vũ Kỳ, Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Ngọc Chung ký Nghị quyết cho phép Công ty ACBS hợp tác với Công ty ACI-HN để đầu tư cổ phiếu với giá trị tối đa là 700 tỷ đồng. Nghị quyết này đã

được Nguyễn Đức Kiên ký phê duyệt với tư cách là Chủ tịch Hội đồng đầu tư Ngân hàng ACB.” 34

Trên thực tế ACB đã chi ra một lƣợng tiền khoảng 1.500 tỷ đồng cho vay lòng vòng qua một số NH và công ty khác nhau để mua cổ phiếu của chính ACB cụ thể:

“ACB cho NHTMCP Kiên Long (KienLongbank) vay liên NH 1000 tỷ đồng và cho NHTMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank) vay liên NH 500 tỷ đồng, với lãi suất từ 9,8% - 11,7%/năm để KienLongbank và VietBank cho Công ty ACBS vay lại 1500 tỷ đồng thơng qua hình thức mua trái phiếu của Công ty ACBS (với lãi suất từ 11,05% - 14%/năm).” 35

“Thực hiện hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty ACI và Công ty ACI-HN, Công ty ACBS chuyển số tiền 1544 tỷ (từ nguồn phát hành trái phiếu và vốn tự có) của Cơng ty vào tài khoản Công ty ACI và Công ty ACI-HN để 2 Công ty này đứng tên mua 51,7 triệu cổ phiếu ACB trên sàn giao dịch chứng khoán với số tiền 1544 tỷ đồng.” 36

Mơ tả đƣờng đi của dịng tiền dùng mua cổ phiếu ACB (xem Hình 3.5)

34 Cáo trạng số 09/VKSTC-V1 ngày 27/1/2014 của VKSNDTC – Tr. 20. 35 Cáo trạng số 09/VKSTC-V1 ngày 27/1/2014 của VKSNDTC – Tr. 21. 36 Cáo trạng số 09/VKSTC-V1 ngày 27/1/2014 của VKSNDTC – Tr. 22.

Hình 3.5: Sơ đồ đƣờng đi của nguồn tiền dùng mua cổ phiếu ACB

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo nội dung cáo trạng.

ACBS Ngân hàng ACB KienLongbank VietBank ACI và ACI-HN Trái phiếu, lãi suất: 11,05 - 14% Hợp đồng hợp tác đầu tƣ

Mua 51,7 triệu cổ phiếu ACB trị giá 1.544 tỷ

đồng Cho vay liên

NH, lãi suất:

9,8 - 11,7%

Cho vay liên NH, lãi suất:

9,8 - 11,7%

Trái phiếu, lãi suất: 11,05 - 14%

Giải thích sơ đồ: 37

Tháng 7/2010, Cơng ty kiểm tốn Pricewaterhouse Coopers (PwC) phát hiện việc hợp tác đầu tƣ cổ phiếu ACB là trái pháp luật, đã yêu cầu Công ty ACBS phải loại bổ số cổ phiếu ACB ra khỏi danh mục hợp tác đầu tƣ. Thực hiện yêu cầu trên, Công ty ACI và Công ty ACI-HN phải trả lại số tiền đã dùng để đầu tƣ cổ phiếu ACB cho Công ty ACBS38.

Để Công ty ACI và Công ty ACI-HN có tiền trả lại cho Cơng ty ACBS, ACB cho VietBank vay số tiền 1.693 tỷ đồng, với lãi suất từ 9,8 – 11,7%/năm, sau đó VietBank cho 2 cơng ty ACI và ACI-HN vay lại tồn bộ số tiền trên thơng qua hình thức mua trái phiếu, với lãi suất từ 11,05% - 14,6%/năm38. Nhƣ vậy nguồn tiền của 2 Công ty ACI và Công ty ACI-HN dùng để trả cho Cơng ty ACBS chính là tiền của ACB (xem hình 3.6)

37 Ngân hàng ACB: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu.

KienLongbank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kiên Long. VietBank: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam Thƣơng Tín.

ACBS: Cơng ty TNHH chứng khốn ACB, do Ngân hàng ACB sở hữu 100% vốn

ACI: Công ty cổ phần đầu tƣ Á Châu, do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và là ngƣời đại diện theo pháp luật, có vốn điều lệ 300 tỷ đồng.

ACI-HN: Cơng ty TNHH đầu tƣ tài chính Á Châu Hà Nội, do ông Nguyễn Đức Kiên làm Chủ tịch HĐTV và là ngƣời đại diện theo pháp luật, có vốn điều lệ 500 tỷ đồng.

Hình 3.6: Sơ đồ đƣờng đi của nguồn tiền trả lại cho ACBS

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo nội dung cáo trạng.

ACBS Ngân hàng ACB Vietbank ACI và ACI-HN Cho vay 1.639 tỷ đồng LS: 9,8 – 11,7% Cho vay 1.639 tỷ đồng LS: 11,05 – 14,6%

Trả lại cho ACBS 1.693 tỷ đồng theo ý kiến của kiểm toán

Sau tất cả các động tác cho vay và thu hồi công nợ để khắc phục hậu quả, đến thời điểm diễn ra phiên tòa (tháng 6/2014) cơ quan điều tra xác định thiệt hại của ACB trong

vụ việc này là 687,7 tỷ đồng bao gồm: 614,4 tỷ đồng tiền cho vay chƣa thu hồi đƣợc, và

73,2 tỷ đồng do chênh lệch lãi suất 39

Việc chủ trƣơng đầu tƣ vào cổ phiếu của chính Ngân hàng ACB là của ai? và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nguy cơ cổ đông lợi dụng sự buông lỏng giám sát của ban kiểm soát thao túng ngân hàng TMCP, tình huống ngân hàng TMCP á châu (ACB) (Trang 33 - 51)