6. Cấu trúc đề tài
1.3 Qui trình ra quyết định của khách hàng
Hành vi người tiêu dùng được hiểu là những phản ứng mà các cá nhân biểu lộ trong quá trình ra quyết định mua hàng hóa dịch vụ. Hay nói cách khác, hành vi mua hàng là:
Cách cư xử, thái độ khi quyết định chọn sản phẩm này hay sản phẩm khác Phản ứng đáp lại của khách hàng đối với kích thích của ngân hàng
Hành vi phần lớn do cá tính quyết định
Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng
Những yếu tố bên ngồi: mơi trường văn hóa, tầng lớp xã hội, nhóm ảnh hưởng gia đình
Những yếu tố cá nhân: tuổi tác, nghề nghiệp, tình trạng kinh tế, phong cách sống, cá tính
Những yếu tố tâm bên ngoài con người: động cơ, nhu cầu, nhận thức, khả năng hiểu biết
Có thể nói hành vi người tiêu dùng là hành vi cá nhân có động cơ, có nhận thức và có sự hiểu biết
Nguồn: Thạc sỹ Tạ Thị Hồng Hạnh trường đại học mở thành phố Hồ Chí
Minh - tài liệu nghiên cứu về hành vi khách hàng
Nhận thức: Trước tiên việc nhận thức gửi tiền tiền tiết kiệm được thể hiện
qua việc lý do gửi tiền kiệm (sinh lãi, nơi cất giữ an tồn, tích lũy phịng ốm đau, tai nạn hay tiết kiệm cho con cháu sau này, sử dụng tiện ích ngân hàng…)
Tìm kiếm thơng tin: Sau khi xác định được nhu cầu gửi tiền, người gửi tiền
tiềm năng sẽ tìm hiểu đến dịch vụ. Mỗi người có cách tiếp cận khác nhau, thường thơng qua các kênh: người quen, Internet, bảng hiệu, tờ rơi, báo chí, ti vi, nhân viên ngân hàng tiếp thị…
Đánh giá: Sau khi có thơng tin về dịch vụ gửi tiết kiệm mình cần, khách
hàng bắt đầu đánh giá các tiêu chi mình cần khi lựa chọn ngân hàng để gửi tiết kiệm chẳn hạn: lãi suất, có người quen trong ngân hàng, thái độ của nhân viên, chương trình khuyển mãi, thời gian giao dịch…
Lựa chọn: Cuối cùng là đưa ra quyết định có nên gửi tiền tiết kiệm hay
không?
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Trong chương này đề cập đến các khái niệm cơ bản về tiền gửi tiết kiệm, các hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Bên cạnh đó, đề tài cịn đánh giá những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của cá nhân từ ở nhiều khía cạnh Quyết định
Hiểu biết Niềm tin Thái độ Nhận thức
như từ phía các NHTM, phía khách hàng và từ mơi trường bên ngoài để đưa ra một cái nhìn tổng quát về tiền gửi tiết kiệm.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊNĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Giới thiệu địa bàn khảo sát
2.1.1 Về điều kiện tự nhiên TP. Hồ Chí Minh
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,06 km². Theo kết quả điều tra dân số chính thức vào thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2009 thì dân số thành phố là 7.162.864 người (chiếm 8,34% dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/km². Đến năm 2011 dân số thành phố tăng lên 7.521.138 người. Tuy nhiên nếu tính những người cư trú khơng đăng ký thì dân số thực tế của thành phố vượt trên 10 triệu người. Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả nước. Vào 8 tháng đầu năm 2013, thành phố đón khoảng 2,4 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70% lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thơng, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trị quan trọng bậc nhất.
TP.Hồ Chí Minh cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế . Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm. Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất với hàng chục đường bay chỉ cách trung tâm thành phố 7km.
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng khơng
2.1.2 Về tình hình kinh tế - xã hội của TP.HCM
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 1. GDP qua các năm (tỷ đồng) 332.076 418.000 500.000 546.000 600.600 2. GDP bình quân đầu người (USD) 2.606 2.800 3.130 3.600 4.000
Nguồn: Cục thống kê TP.HCM
Nguồn: Cục thống kê TP.HCM
Qua bảng số liệu nền kinh tế xã hội của khu vực TP.HCM có sự tăng trưởng tốt qua các năm. Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tại cuộc họp về tình hình kinh tế xã-hội bước vào quý cuối của năm 2013, thành phố đối diện với khá nhiều khó khăn trong các lĩnh vực như xuất khẩu, do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế cả nước. Các ngân hàng thương mại cần có những chiến lược, sản phẩm phù hợp để ứng phó với tình hình kinh tế xã hội đi xuống, nếu khơng có những thay đổi thích hợp có thể làm giảm lượng tiền gửi của người dân vào ngân hàng.
2.1.3 Văn bản liên quan đến huy động tiền gửi
Trong những tháng đầu năm 2013, NHNN đã ban hành các cơ chế, chính sách mới liên quan đến huy động vốn của các ngân hàng thương mại, thông qua các văn bản:
Thông tư số 21/2013/TT- NHNN ngày 09/09/2013 Quy định mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại
Thông tư số 15/2013/TT-NHNN ngày 27/6/2013 Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi
Thơng tư số 14/2013/NHNN-TT ngày 27/06/2013 Quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
2.2 Tổng quan về NHTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1 Hệ thống NHTM hoạt động trên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
NHTM nhà nước: Là NHTM trong đó nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều
lệ. NHTM nhà nước bao gồm: NHTM do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTM cổ phần do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ gồm: Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam; Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam; Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL
NHNN: Ngân hàng Chính sách xã hội; Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
NHTM cổ phần: Là NHTM được tổ chức dưới hình thức cơng ty cổ phần.
Hiện nay trong tồn TP.HCM tính đến thời điểm cuối năm đầu năm 2013 gồm các ngân hàng: Ngân hàng CP Sài Gịn Thương Tín, Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu , Ngân hàng TMCP Đông Á , Ngân hàng TMCP Phát triển Mêkông, Ngân hàng TMCP SG Hà Nội , Ngân hàng TMCP Phương Nam, Ngân hàng TMCP Việt Á, Ngân hàng TMCP Đại Tín , Ngân hàng TMCP Kiên Long, Ngân hàng TMCP Phát triển HCM, Ngân hàng TMCP SG Công thương, Ngân hàng TMCP BĐ Liên Việt , Ngân hàng TMCP Xăng Dầu, Ngân hàng TMCP VN Thịnh Vượng, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương, Ngân hàng TMCP Quốc tế, Ngân hàng TMCP Phương Đông, Ngân hàng TMCP Nam Việt, Ngân hàng TMCP Quân Đội, Ngân hàng TMCP Bản Việt, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP An Bình.
NHTM liên doanh: Là NHTM được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp
của bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. NHTM liên doanh được thành lập dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Hiện tại ở Hồ Chí Minh gồm Ngân hàng Indovina Bank Limited, Ngân hàng Việt Thái
Vinasiam Bank, VID Public Bank, Ngân hàng Việt Nga – Vietnam Russia Joint Venture Bank
NHTM 100% vốn nước ngoài: Là NHTM được thành lập tại Việt Nam với
100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngồi; trong đó có một ngân hàng nước ngồi sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ). NHTM 100% vốn nước ngồi được thành lập dưới hình thức cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở tại Việt Nam. Hiện tại, Hồ Chí Minh gồm các Ngân hàng: HSBC, Standar Chartered, Shinhan Vietnam, ANZVL, Hongleong
Các loại hình TCTD khác như Cơng ty cho th tài chính; Quỹ tín dụng
2.2.2 Thực trạng huy động tiền gửi khách hàng cá nhân của các NHTM ở trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Khi hoạt động đầu tư trên các thị trường truyền thống như vàng, bất động sản, chứng khoán cùng các hoạt động sản xuất, kinh doanh khác tiếp tục bế tắc thì kênh gửi tiền trong ngân hàng được người dân chấp nhận cao, thà mất ít cịn hơn mất nhiều.
Cục Thống kê Tp. Hồ Chí Minh, trong tháng 6 năm 2013, hoạt động huy động vốn và tín dụng của các ngân hàng đều có mức tăng khá cao và cao nhất từ đầu năm đến nay.
Theo Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy lãi suất huy động và cho vay VND ổn định. Đối với lãi suất huy động, mặt bằng lãi suất huy động của các TCTD phổ biến cụ thể như sau: nhóm ngân hàng thương mại (NHTM) nhà nước: phổ biến không kỳ hạn từ 1-1,2%/năm, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng khoảng 5- 6,5%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 6,5-7%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 7,5-8%/năm. Nhóm NHTM cổ phần: phổ biến không kỳ hạn khoảng 1,2%/năm; kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng khoảng 6,5-7%/năm; kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng khoảng 7-8%/năm, kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 8- 9%/năm.
Bên cạnh đó, lãi suất huy động USD cũng ổn định so với trước. Hiện nay, lãi suất huy động USD phổ biến bằng mức trần do NHNN quy định là 0,25%/năm đối với tiền gửi của tổ chức và 1,25%/năm đối với tiền gửi của dân cư.
Trong đó, vốn huy động của các ngân hàng thương mại nhà nước tăng cao nhất (+2,63%) trong khi khối ngân hàng cổ phần lại có dư nợ tăng cao nhất (+2,57%). Mặc dù lãi suất huy động giảm nhưng vốn huy động từ dân cư gửi tiết kiệm tăng liên tục qua mỗi tháng.
Tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 7 đạt 1.053,8 ngàn tỷ, tăng 1,7% so tháng trước, tăng 6,1% so cuối năm 2012 và tăng 11,0% so cùng kỳ. Vốn huy động của các Ngân hàng Thương mại cổ phần chiếm 55,3% tổng vốn huy động, tăng 5,7% so cùng kỳ. Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 15,9%, giảm 18,2%; Vốn huy động VNĐ chiếm 84,1% tổng vốn huy động, tăng 19%, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 32%, chiếm 54,7%.
Tổng vốn huy động trên địa bàn thành phố đến đầu tháng 8 năm 2013 đạt 1.053.510 tỷ đồng, tăng 17,8%, tăng 10,3% so với cùng kỳ (cùng kỳ tăng 8,3%) và tăng 6,08% so với cuối năm 2012. Trong đó vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm 16,1% tổng vốn huy động, giảm 3,92% so cuối năm 2012, vốn huy động bằng nội tệ tăng 8,25%.Trong tổng vốn huy động tháng 8 năm 2013 thì ngân hàng thương mại nhà nước chiếm 48%, ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 41%, quỹ tín dụng chiếm 11%.
48%
41%
11%
NH TM nhà nước NH TM Cổ phần Quỹ tín dụng
Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước TP.HCM
Hình 2-1: Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo hệ thống các TCTD
Theo đánh giá trong tình hình hiện nay, việc các nhà đầu tư tập trung nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh thì giá trị lợi nhuận bình quân thấp, hiệu quả kinh tế chưa cao … còn đầu tư vào các lĩnh vực như vàng, ngoại tệ, chứng khoán, bất động sản … thì địi hỏi phải có nguồn vốn lớn và tính chun nghiệp
cao. Vì vậy, có thể thấy rằng trong những tháng qua các nhà đầu tư đã chọn đối tượng đầu tư là gửi tiền vào ngân hàng giá trị lợi nhuận bình quân ổn định và gần như khơng có rủi ro, trong trường hợp cần thiết có thể thực hiện việc chuyển đổi đối tượng đầu tư nhanh, không bị mất cơ hội.
Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động tháng 8 năm 2013 tăng 17,8% là do sự quyết tâm, phấn đấu của các NHTM trong công tác huy động vốn, từng bước tạo nên sự tự chủ về nguồn trong hoạt động đầu tư của các NHTM. Tổng huy động vốn của các NHTM trên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đạt 1.053.510 tỷ đồng, Trong đó nhóm ngân hàng TMCP nhà nước (gồm 05 Ngân hàng) chiếm tỷ trọng 48% trong tổng cơ cấu huy động vốn của cả thành phố, riêng hệ thống các Ngân hàng TMCP chiếm tỷ trọng 41% phân bố cho 26 Ngân hàng, phần còn lại khoảng 11% tập trung ở các quỹ tín dụng.
Xét trong nhóm các Ngân hàng TM Nhà nước có 05 Ngân hàng chiếm tỷ trọng 48% tổng số dư huy động, trong đó chiếm tỷ trọng chủ yếu nhất là Ngân hàng Nông Nghiệp & phát triển nông thôn 47%, tiếp đến là ngân hàng Công Thương và Ngoại Thương với tỷ trong tương ứng 18 %, 19%, Ngân hàng Đầu Tư tỷ trọng 12% xếp sau cùng là Ngân hàng Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long với tỷ trong chiếm 4% tổng phân khúc của các Ngân hàng TMCP Nhà nước.
96,080.11 60,682.18 91,023.26 96,080.11 237,671.86 - 50,000.00 100,000.00 150,000.00 200,000.00 250,000.00 MHB BIDV Vietinbank VCB Agribank
Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước TP.HCM
Hình 2-2: Tình hình huy động vốn đến tháng 8/2013 của nhóm NHTM Nhà nước Xét trong nhóm các Ngân hàng Thương mại tổng số dư huy động là 431.939 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 41%, như sau:
1,200 2,072 2,236 4,090 4,199 4,417 4,962 5,071 5,562 5,726 5,835 6,162 7,798 10,143 10,524 12,542 14,451 22,303 22,303 25,357 27,156 33,046 40,298 43,188 45,697 65,601 0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 1 STB EIB ACB EAB Mdbank SCB SHB Southernbank VietA Trustbank KienLong Westernbank Hdbank Saigonbank BĐ-Lienvietbank Pgbank VPbank TCB VIB OCB Navibank MB Banviet Tienphong Abbank Seabank
Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước TP.HCM
Hình 2-3: Tình hình huy động vốn đến tháng 8/2013 của nhóm NHTM Cổ phần Nhóm cịn lại chiếm 11% # 115.886 tỷ đồng gửi tại các quỹ tín dụng gồm qũy tín dụng trung ương và quỹ tín dụng cơ sở, đây là nguồn vốn huy động chủ yếu từ cá nhân có nhu cầu gửi tiền với lãi suất cao.
2.3 Phân tích các yếu tố tác động đến huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tại các NHTM trên địa bàn Hồ Chí Minh tại các NHTM trên địa bàn Hồ Chí Minh
Mục tiêu của đề tài là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân trên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Các yếu tố có khả năng tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng cá nhân gồm đặc điểm về lãi suất, khuyến mãi, tác phong làm việc, kỹ năng giao tiếp, thu nhập, trình độ học vấn, vị trí nơi ở, số người phụ thuộc và yếu tố người quen trong Ngân hàng hay
không. Đề tài sử dụng mơ hình Probit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng gửi tiền.
2.3.1. Mô tả mẫu khảo sát 2.3.1.1. Thông tin chung