Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 31 - 34)

6. Kết cấu của luận văn

2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của cácNHTMCPViệt Nam

2.1.1 Bối cảnh kinh tế Việt Nam

Trước năm 2008, nền kinh tế Việt Nam được xem là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh,tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trên 7%/năm. Tuy nhiên bước sang năm 2008,kinh tế thế giới trải qua cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại suy thoái năm 1929. Nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với tăng trưởng GDP chậm lại chỉ còn 5,66% năm 2008. Mặc dù giảm thêm xuống mức 5,4% vào năm 2009, nền kinh tế Việt Nam vẫn là nền kinh tế phục hồi tốt nhất trong khu vực. Nền kinh tế Việt Nam đã mạnh lên và tiếp tục tạo ấn tượng so với các nước châu Á trong năm 2010, với tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt 6,42% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, nền kinh tế sau đó đã tăng trưởng chậm lại ở mức 6,24% năm 2011 và 5,25% năm 2012, đánh dấu tỷ lệ tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 1999. GDP của Việt Nam trong năm 2013 đã tăng nhẹ đạt 5,42%.

Bảng 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: %

Năm

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tốc độ tăng trưởng kinh tế 5,66 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42 Tỷ lệ lạm phát 23,12 7,05 8,86 18,68 9,09 6,59

Trong 6 tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát và thanh khoản của ngân hàng trở nên nghiêm trọng. Chính phủ đã điều chỉnh từ mục tiêu tăng trưởng kinh tế cao sang mục tiêu kiềm chế lạm phát là ưu tiên hàng đầu. Lạm phát năm 2008 tăng tốc mạnh mẽ khi từ mức 8,30% vào năm 2007 đã vượt lên mức 23,12%. Nguyên nhân của tình trạng trên xuất phát từ việc tăng giá của các loại hàng hóa thiết yếu và luồng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng mạnh sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gây tác động đến tâm lý của nhà đầu tư, từ đó các dịng vốn đổ vào thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong 6 tháng cuối năm 2008.Trước tình hình lạm phát ở mức cao, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Tuy nhiên việc thắt chặt tiền tệ không thể kéo dài trước nguy cơ kinh tế suy thoái do chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính tồn cầu. Từ tháng 9/2008, NHNN đã thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt hơn bao gồm việc cắt giảm lãi suất hoạt động. Lãi suất giảm nhẹ vào cuối năm 2008. Ngoài ra, chính phủ đã tung gói kích thích kinh tế trị giá 143 nghìn tỷ đồng (tương đương 8 tỷ đô la Mỹ)sau đó tăng lên 160 nghìn tỷ đồng. Chương trình hỗ trợ này đã tăng thêm động lực phát triển cho nền kinh tế và nhờ đó, trong năm 2010, tăng trưởng GDP đã cao hơn các năm trước. Bên cạnh việc phát huy hiệu quả tích cực, gói kích cầu cũng để lại nhiều hệ quả không mong muốn như hiện tượng bong bóng chứng khốn, bong bóng bất động sản, lạm phát tăng cao kể từ năm 2010 đến năm 2011.

Bước sang năm 2011, NHNN đã nỗ lực điều hành chặt chẽ chính sách vĩ mơ, ổn định kinh tế, kiềm chế lạm phát. Nửa cuối năm 2011, lạm phát đã giảm xuống so với tình hình đầu năm và đạt mức 18,68%. Kết quả này được đánh giá là sự thành công của Nghị quyết số 11/NQ-CP do Chính phủ ban hành với nội dung đề cập về một số giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Đến năm 2012, kinh tế Việt Nam rơi vào tình trạng rất khó khăn, nổi bật là tình hình nợ xấu ngân hàng và hàng tồn kho tăng cao, thị trường bất động sản và chứng khoán suy thoái. Một số lượng lớn các doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Nợ xấu của ngành ngân hàng tăng với tốc độ nhanh chính là mối đe dọa

đối với sự ổn định của nền kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2012 đạt 5,25%, mức tăng trưởng thấp nhất trong vòng 5 năm qua, lạm phát được duy trì ổn định ở mức 9,09%. Bước sang năm 2013, với mục tiêu “Tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; lạm phát thấp hơn, tăng trưởng cao hơn năm 2012”, tốc độ tăng trưởng kinh tế mặc dù thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% nhưng vẫn đạt mức 5,42% cao hơn mức tăng trưởng của năm 2012. Bên cạnh đó tỷ lệ lạm phát cũng giảm xuống 6,59%. Có thể nói nền kinh tế Việt Nam liên tục bất ổn trong suốt giai đoạn 2008 – 2013 nhưng bằng những nỗ lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN, tình hình kinh tế vĩ mơ đang dần được ổn định và phục hồi theo xu hướng chung của thế giới.

Đồ thị 2.1: Tốc độ tăng trƣởng kinh tế và lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Ngân hàng Thế giới)

23,12 7,05 8,86 18,68 9,09 6,59 5,66 5,40 6,42 6,24 5,25 5,42 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tỷ lệ lạm phát Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)