Khả năng sinh lời

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 47 - 50)

6. Kết cấu của luận văn

2.1 Thực trạng hoạt động kinh doanh của cácNHTMCPViệt Nam

2.1.6 Khả năng sinh lời

Khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam có sự tăng nhẹ trong năm 2009 và giảm dần trong giai đoạn còn lại. Năm 2008, trước sự bất lợi của điều kiện kinh tế, khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam sụt giảm mạnh. Trong đó, ROA giảm xuống cịn 1,32% và ROE giảm xuống cịn 8,67%. Ngân hàng có ROA cao nhất là NH Bưu điện Liên Việt với 5,95% và ngân hàng có ROE cao nhất là ACB với 28,46%.

Bước sang năm 2009, nền kinh tế có dấu hiệu hồi phục, với nỗ lực kiểm sốt kinh tế vĩ mơ của NHNN và các nhà quản trị ngân hàng, khả năng sinh lời của các ngân hàng đã có sự tăng nhẹ. ROA đạt mức 1,34% và ROE đạt mức 11,29%. Trong đó Ngân hàng Đệ Nhất đạt mức ROA cao nhất với 4,01% và Vietcombank dẫn đầu đạt ROE 23,61%.

Bảng 2.7: ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ROA trung bình 1,32 1,34 1,14 1,17 0,80 0,58 ROE trung bình 8,67 11,29 11,01 10,96 6,99 5,74

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013)

Năm 2010 là một năm đầy khó khăn của thị trường tiền tệ trong nước và trên thế giới khi các nước đang nỗ lực phục hồi sau những biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tồn cầu năm 2008 – 2009. Lộ trình tăng vốn điều lệ đã dẫn đến một số ngân hàng tăng nhanh vốn chủ sở hữu nhưng chưa có phương án sử dụng tương ứng dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận có xu hướng giảm xuống. ROA trung bình của hệ thống NHTMCP trong năm 2010 giảm xuống mức 1,14% và ROE giảm xuống mức 11,01%. Trong đó, Saigonbank đạt ROA cao nhất (4,73%) và ROE cao nhất (22,55%).

Giai đoạn 2011 – 2013, hệ thống NHTMCP đối mặt với tình trạng tăng trưởng và chất lượng tín dụng sụt giảm nghiêm trọng, nợ xấu và chi phí dự phịng rủi ro tín dụng tăng cao, dẫn đến khả năng sinh lời của các ngân hàng sụt giảm, điều này là hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng q nóng đồng thời thiếu sự kiểm sốt chất lượng tín dụng trong giai đoạn trước đó. Năm 2013, ROA trung bình giảm đến mức 0,58% và ROE giảm đến mức 5,74%, trong đó có đến 22 ngân hàng có tốc độ tăng trưởng ROA âm và số lượng này là 21 ngân hàng đối với tốc độ tăng trưởng ROE.

Đồ thị 2.7: ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013

Đơn vị tính: %

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2013)

Nhìn chung, giai đoạn 2008 – 2013 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và của hệ thống các NHTMCP nói riêng. Kết quả kinh doanh trong giai đoạn này thể hiện rõ sức mạnh tài chính cũng như năng lực quản lý của các ngân hàng. Một số ngân hàng hoạt động không hiệu quả đã phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu để có thể tiếp tục vượt qua khó khăn.

1,32 1,34 1,14 1,17 0,8 0,58 8,67 11,29 11,01 10,96 6,99 5,74 0 2 4 6 8 10 12 2008 2009 2010 2011 2012 2013 ROA ROE

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)