6. Kết cấu của luận văn
3.2 Một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN
3.2.1 Kiến nghị với Chính phủ
Chính phủ cần có những chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mơ, kiểm sốt lạm phát, duy trì và đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng, tăng cường kỷ luật tài chính, bảo đảm dư nợ Chính phủ, nợ cơng và nợ nước ngồi của quốc gia trong giới hạn an tồn. Việc tăng trưởng q nóng của kinh tế Việt Nam trong giai đoạn vừa qua đã dẫn đến những tác động không mong muốn như các doanh nghiệp sử dụng vốn không hiệu quả, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao, nợ xấu gia tăng do việc đầu tư quá mức vào bất động sản, chứng khoán. Xuất phát từ những yếu tố này, Chính phủ cần có những giải pháp để kinh tế Việt Nam có thể phát triển bền vững và tác động tích cực đến lợi nhuận ngân hàng.
Thơng qua kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ lạm phát có mối tương quan dương với khả năng sinh lời của các NHTMCP Việt Nam. Điều này được giải thích từ việc khả năng dự báo tỷ lệ lạm phát, mang đến cơ hội điều chỉnh lãi suất phù hợp cho các ngân hàng. Vì vậy Chính phủ cần nâng cáo khả năng dự báo các yếu tố vĩ mơ góp phần giúp nền kinh tế có những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế rủi ro cũng như thua lỗ trong họat động kinh doanh và đầu tư.
Để các ngân hàng có thể thực hiện tốt vai trò phân phối nguồn vốn cho nền kinh tế, Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các thành phần kinh tế góp phần gia tăng cầu vốn. Bên cạnh
đó, Chính phủ cần nhanh chóng xây dựng cơ sở pháp lý rõ ràng cho hoạt động của những doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước. Các doanh nghiệp này cần được đối xử hồn tồn bình đẳng như những doanh nghiệp tư nhân khác, đặc biệt là trong việc tiếp cận vốn và bảo lãnh vay vốn. Tiến trình tái cơ cấu các khu vực doanh nghiệp nhà nước cần được đẩy mạnh để cải thiện chất lượng tín dụng và tạo lực đẩy cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo môi trường pháp lý đồng bộ, các văn bản quy phạm pháp luật cần có sự thống nhất để tránh gây khó khăn cho NHTMCP trong quá trình xử lý các rủi ro phát sinh, nhất là trong vấn đề xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ.