Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 70 - 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.2 Một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN

3.2.2 Kiến nghị với NHNN

Trước hết NHNN cần nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực xây dựng chính sách. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại, phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng, hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động của NHNN.

Đảm bảo các quy chế thanh tra và giám sát của Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được triển khai một cách hiệu quả và đồng bộ trên toàn quốc, NHNN cần xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng hiện đại và hữu hiệu (về thể chế, mơ hình tổ chức, con người và phương pháp) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam và thực hiện đúng các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về giám sát ngân hàng. Đồng thời, cần hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát ngân hàng và hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ hoạt động giám sát ngân hàng. Mối tương quan âm giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và khả năng sinh lời của các ngân hàng thể hiện trong nghiên cứu thực nghiệm được lý giải từ sự góp mặt của các ngân hàng nước ngoài. Những ngân hàng này đã đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế nhưng đồng thơi cũng tạo áp lực cạnh tranh đối với các

NHTMCP Việt Nam. Điều này đặt ra vấn đề cấp thiết là NHNN cần có tác động điều chỉnh nhằm nâng cao khả năng tài chính của các NHTMCP Việt Nam như việc khuyến khích các ngân hàng chủ động sáp nhập theo nguyên tắc thị trường. Nếu việc sáp nhập được thực hiện tốt thì sẽ giúp các NHTMCP hoạt động được tốt hơn, đảm bảo cho hệ thống NHTMCP hoạt động ổn định, cạnh tranh lành mạnh.

Xây dựng hệ thống thông tin hiện đại hỗ trợ cho giám sát từ xa, hệ thống chấm điểm và xếp hạn theo tiêu chuẩn Camels. Định kì đánh giá hoạt động của các NHTMCP, thực hiện tốt việc công bố thông tin, nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm cũng như chất lượng trong việc cung cấp các thông tin tạo niềm tin cho công chúng qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN cũng như hoạt động của các NHTMCP. Ngoài ra, NHNN cần đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều hành, giám sát giúp công tác của NHNN cập nhật tức thời các thơng tin liên quan đến hoạt động tín dụng, ln bám sát mọi biến động của thị trường ngân hàng trong nước và thế giới. Từ đó NHNN sẽ có những quyết định kịp thời trong q trình điều chính chính sách, thúc đẩy lĩnh vực tài chính – tiền tệ ngày càng phát triển nhanh hơn.

Đối với tình hình nợ xấu xảy ra nghiêm trọng tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay, NHNN phải có biện pháp quyết liệt để xác định số liệu thực tế về quy mô và cơ cấu của nợ xấu hiện nay. Đồng thời NHNN cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong vấn đề phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTMCP. Hạn chế tình trạng sở hữu, đầu tư chéo, thông qua các biện pháp thanh tra, kiểm tra sở hữu chéo, đầu tư chéo, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật. Làm minh bạch các mối quan hệ rắc rối này để kiểm sốt tình trạng thâu tóm ngân hànghạn chế nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. NHNN cần xác định rõ ràng vai trò của VAMC trong vấn đề xử lý các khoản nợ xấu do tổ chức này mua lại sao cho có hiệu quả. Tránh tình trạng VAMC chỉ đơn thuần chuyển đổi nợ xấu của các TCTD yếu kém thành nợ của VAMC, rồi 5 năm sau, VAMC không giải quyết được, lại tiếp tục chuyển trả về cho các TCTD. Trong khi thời gian này, các TCTD vẫn phải trích lập dự phịng rủi ro cho các khoản nợ xấu này. Vấn đề này

tạo ra những tác động tiêu cực, rõ nét nhất là việc các TCTD sẽ cố tình tìm mọi cách che giấu con số nợ xấu. Khi đó, nợ xấu vẫn không được giải quyết và sự tồn tại VAMC trong trường hợp này là quá thừa. Vì vậy, Nhà nước cần tạo hành lang pháp lý thuận lợi để cho các tổ chức quốc tế cũng như cá nhân quan tâm đến việc đầu tư vào các khoản nợ xấu này có cơ hội tiếp cận. Theo đó, để đẩy nhanh việc bán nợ xấu cho đối tác ngoại thì các thủ tục hành chính cũng cần phải được cải cách theo hướng đơn giản và rút gọn hơn để tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư sau khi họ quyết định mua.

Và cuối cùng, NHNN cần có chiến lược đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ. Nhân lực của của NHNN cần được đào tạo với trình độ chun mơn cao, nắm vững các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và những nghiệp vụ của tổ chức tài chính quốc tế như IMF, World Bank, ADB...Đồng thời, NHNN cần hướng các NHTM chủ động công bố và minh bạch thông tin trong quản trị rủi ro. Sớm xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện quản trị rủi ro toàn diện theo Basel I, Basel II và Basel III để đảm bảo an tồn trong hoạt động ngân hàng.

TĨM TẮT CHƢƠNG 3

Từ kết quả của mơ hình và thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam trong thời gian qua, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị và giải pháp góp phần nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng. Đối với Chính phủ và NHNN, đề tài kiến nghị về cơng tác điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo ổn định trong tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở pháp lý để các NHTMCP hoạt động lành mạnh và an tồn. Về phía các NHTMCP Việt Nam đề tài cũng đã đưa ra một số giải pháp về vấn đề tăng quy mô tài sản, tăng quy mô vốn chủ sở hữu, nâng cao hiệu quả tín dụng, xử lý nợ xấu, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh và nhóm giải pháp về vấn đề nguồn nhân lực để hỗ trợ cho những giải pháp trên.

KẾT LUẬN

Lợi nhuận là mục tiêu cần đạt được của các NHTMCP trong suốt quá trình hoạt động. Để đạt được mục tiêu này, các NHTMCP đã phải thực hiện nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau, phải đối diện với nhiều rủi ro khác nhau để có thể tồn tại và phát triển. Luận văn đã trình bày khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của các NHTMCP trong thời gian qua, và giới thiệu được những kết quả nghiên cứu trên thế giới về khả năng sinh lời của ngân hàng. Bằng các mơ hình ước lượng hồi quy và các kiểm định thích hợp, đề tài đã chọn được mơ hình phù hợp để đánh giá những nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Qua kết quả nghiên cứu, các nhân tố tích cực tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu bao gồm quy mơ tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng, tổng vốn chủ sở hữu, tổng thu nhập ngoài lãi và lạm phát. Những nhân tố tác động tiêu cực đến lợi nhuận của ngân hàng bao gồm rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động của ngân hàng và tốc độ tăng trưởng kinh tế.

Xuất phát từ thực trạng hoạt động của các NHTMCP cùng với kết quả mơ hình, luận văn đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến các thách thức và các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng, nhằm giúp các nhà quản trị ngân hàng có thêm nguồn thơng tin trong việc đưa ra các quyết định, chính sách phát triển hợp lý dựa trên các tác động tích cực cũng như tiêu cực của những nhân tố tác động đến khả năng sinh lời. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, đề tài nghiên cứu vẫn còn hạn chế về khung thời gian nghiên cứu. Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2013 dữ liệu báo cáo tài chính thu thập chưa được đầy đủ trong từng năm vì những nguyên nhân khách quan như việc sáp nhập, chuyển đổi loại hình hoạt động ngân hàng. Một số ngân hàng khơng thực hiện cơng bố tài chính ở những năm có kết quả kinh doanh nhạy cảm.

Những nghiên cứu kế tiếp về khả năng sinh lời trên tài sản của NHTMCP có thể thu tập dữ liệu nhiều hơn để đánh giá được toàn diện các nhân tố tác động đã nêu trong luận văn, cũng như bổ sung thêm những nhân tố mới có thể tác động đến khả năng sinh lời ngân hàng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

Chính phủ, 2006. Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006, Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Chính phủ, 2011. Nghị định số 11/NĐ-CP ngày 24/02/2011, Nghị định về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Liễu Thu Trúc và Võ Thành Danh, 2012. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006 - 2009, Tạp chí Khoa học,Số 21a, trang 148-157.

Nguyễn Việt Hùng, 2008. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả họat

động của NHTM Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Kinh tế, Hà Nội.

NHNN Việt Nam, 2013. Báo cáo thường niên.

NHNN Việt Nam, 2011. Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011, Chỉ thị về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội.

NHTMCP tại Việt Nam, 4 NHTMCP vốn Nhà nước trên 50% vốn điều lệ, 36 NHTMCP (2006, 2007, 2008, 2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tài chính.

Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các tổ chức

tín dụng, NXB Chính trị quốc gia.

Trầm Thị Xuân Hương và Hồng Thị Minh Ngọc, 2012. Giáo trình nghiệp

vụ ngân hàng thương mại. Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Huy Hồng, 2012. Giáo trình quản trị ngân hàng. Đại học Kinh tế

Thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Việt Dũng, 2014, Xác định các nhân tố tác động tới khả năng sinh lời của các ngân hàng thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, 16, trang 2 – 11.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Abduh Muhamad and Idrees Yameen, 2013. Determinants of Islamic Banking Profitability in Malaysia. Australian Journal of Basic and Applied Sciences, 7, 204-210.

Aburime, U. T., 2009. Impact of Political Affiliation on Bank Profitability in Nigeria. African Journal of Accounting, Economics, Finance and Banking Research, 4, 61-75.

Ali, Khizer, Akhtar, Farhan Muhammad and Ahmed, Zafar Hafiz, 2011. Bank-specific and macroeconomic indicators of profitability-Empirical Evidence from the commercial banks of Pakistan. International Journal of Business and Social Science, 2, 235-242.

Almazarl, A.A., 2014. Impact of Internal Factors on Bank Profitability Comparative study between Saudi Arabia and Jordan. Journal of Applied Finance & Banking, 4, 125-140.

Alper, A dan Anbar, A., 2011. Bank Specific and Macroeconomic Determinants ofCommercial Bank Profitability: Empirical Evidence fromTurkey.

Business and Economics Research Journal, 2, 135-152.

Ameur, I.G.B & Mhiri, S.M, 2013. Explanatory Factors of Bank Performance Evidence from Tunisia. International Journal of Economics, Finance and Management, 2, 143-152.

Athanasoglou, P. P. et al 2008. Bank-specific, industry-specific and macroeconomic determinants of bank profitability. International Financial Markets

Institutions & Money, 18, 121-136.

Ayada, A.M. et al, 2013. Determinants Of Banks’ Profitability In A Developing Economy: Evidence From Nigerian Banking Industry. Interdisciplinary

Journal Of Contemporary Research In Business, 4, 155-181.

Ayadi, N. & Boujelbene, Y, 2012. The Determinants of the Profitability of the Tunisian Deposit Banks. IBIMA Business Review,1-21.

Dawood Usman, 2014. Factors impacting profitability of commercial banks in Pakistan for the period of (2009-2012). International Journal of Scientific and Research Publications, 4, 1-7.

Erina Jana & Lace Natalja, 2013. Commercial Banks Profitability Indicators: Empirical Evidence from Latvia. IBIMA Business Review, 1-9.

Fadzlan Sufian, 2012. Determinants of multinational banks' subsidiary performance: the host and home country effects. Journal of Economic and Administrative Sciences, 28, 130-155.

Fazlan Sufian, 2011. Profitability of Korean Banking Sector: Panel Evidence On Bank- Specific And Macroeconomic Determinants. Journal of Economics and Management, 7, 43-72.

Fadzlan Sufian & Royfaizal Razali Chong, 2008. Determinants Of Bank Profitability In A Developing Economy: Empirical Evidences From The Philippines. Asian Academy of Management Journal of Accounting and Financial, 4, 91-112.

Flamini.V et al, 2009. The Determinants of Commercial Bank Profitability in Sub-Saharan Africa. International Monetary Fund - Working paper, 15, 1-30.

Gul, S., Irshad, F., dan Zaman, K., 2011. Factors Affecting Bank Profitability in Pakistan. The Romanian Economic Journal, 14, 61-87.

Jamal, A.A.A. et al, 2012. Determinants of Commercial Banks’ Return on Asset: Panel Evidence from Malaysia. International Journal of Commerce, Business

and Management, 1, 55-62.

Molyneux, P. and J. Thornton, 1992. Determinants Of European Bank Profitability: A Note. Journal of Banking and Finance, 16, 1173-1178.

Muda Muhamad et al, 2013. Profitability Determinants and the Impact of Global Financial Crisis: A Panel Data Analysis of Malaysian Islamic Banks.

Obamuyi.T.M., 2013. Determinants Of Banks’ Profitability In A Developing Economy: Evidence From Nigeria. Organizations And Markets In Emerging Economies, 4, 97-111.

Rachdi Houssem, 2013. What Determines the Profitability of Banks During and before the International Financial Crisis? Evidence from Tunisia. International

Journal of Economics, Finance and Management, 2, 330-337.

Riaz Sumina & Mehar Ayub, 2013. The impact of Bank specific and Macroeconomic Indicators on the Profitability of Commercial banks. The Romanian

Economic Journal, 16, 91-109.

Rover Suliani et al, 2013. Financial and Macroeconomic determinants of profitability: Empirical Evidence from the Brazilian banking sector. Advances in Scientific and Applied Accounting, 6, 156-177.

Syafri, 2012. Factors Affecting Bank Profitability in Indonesia. The 2012 International Conference on Business and Management 6 – 7 September 2012,

Phuket – Thailand.

Zeitun, R., 2012. Determinants of Islamic and Conventional Banks Performance in Gcc Countries Using Panel Data Analysis. Global Economy And Finance Journal, 5, 53-72.

PHỤ LỤC 1

Danh sách các ngân hàng TMCP Việt Nam trong bài nghiên cứu

STT Tên viết tắt Tên đầy đủ

1 ABB Ngân hàng TMCP An Bình

2 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu

3 BacAbank Ngân hàng TMCP Bắc Á 4 BaoVietbank Ngân hàng TMCP Bảo Việt

5 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 6 DaiAbank Ngân hàng TMCP Đại Á

7 EAB Ngân hàng TMCP Đông Á

8 Eximbank Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam

9 FCB Ngân hàng TMCP Đệ Nhất

10 GPbank Ngân hàng TMCP Dầu khí tồn cầu 11 Habubank Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Hà Nội 12 HDBank Ngân hàng TMCP Phát triển TP.HCM 13 KienLongbank Ngân hàng TMCP Kiên Long

14 LPB Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

15 MB Ngân hàng TMCP Quân đội

16 MDB Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông

17 MHB Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long 18 MSB Ngân hàng TMCP Hàng hải

19 NamAbank Ngân hàng TMCP Nam Á 20 Navibank Ngân hàng TMCP NamViệt 21 OCB Ngân hàng TMCP Phương Đông 22 Oceanbank Ngân hàng TMCP Đại Dương

23 PGbank Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex

24 PNB Ngân hàng TMCP Phương Nam

25 Sacombank Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín 26 Saigonbank Ngân hàng TMCP Sài Gịn Cơng thương 27 SCB Ngân hàng TMCP Sài Gòn

STT Tên viết tắt Tên đầy đủ

28 Seabank Ngân hàng TMCP Đông Nam Á 29 SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội 30 Techcombank Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 31 TienPhongbank Ngân hàng TMCP Tiên phong

32 TinNghiabank Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa 33 VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế

34 Viet Capital bank Ngân hàng TMCP Bản Việt 35 VietAbank Ngân hàng TMCP Việt Á

36 Vietcombank Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 37 Vietinbank Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 38 VNCB Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam 39 Vpbank Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng 40 Westernbank Ngân hàng TMCP Phương Tây

PHỤ LỤC 2

Các kết quả xử lý dữ liệu

2.1 Kết quả kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến

2.2 Kết quả hồi quy theo mơ hình Pooled OLS

Mean VIF 1.52 tlta 1.03 0.975392 inflation 1.03 0.969070 niita 1.11 0.903244 llptl 1.25 0.797570 cir 1.45 0.691745 realgdp 1.50 0.667206 teta 2.24 0.445760 logta 2.59 0.386831 Variable VIF 1/VIF

_cons .8165589 .738286 1.11 0.270 -.637044 2.270162

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng TMCP việt nam (Trang 70 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)