Quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông nhằm đảm bảo phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Khoa luan “ quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 25 - 28)

tầng giao thông nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội

Một hệ thống mạng lưới giao thông phát triển thơng suốt, trật tự, an tồn, thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội là một minh chứng hùng hồn của việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả QLNN trong việc đầu tư xây dựng kết cấu HTGT của nội đô và ngoại vi Thành phố hà Nội. Trái lại, nếu một hệ thống mạng lưới giao thông yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tức là hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với việc thực hiện các dự án đầu tư HTGT không được đảm bảo, những nội dung QLNN

trong việc thực hiện các dự án đầu tư HTGT chưa được tiến hành một cách đầy đủ và chặt chẽ.

Như vậy, QLNN trong việc thực hiện các dự án đầu tư HTGT là phương thức quản lý hiệu quả nhất nhằm phát huy tối đa vai trò của HTGT trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Hạ tầng giao thông là yếu tố hàng đầu đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng và nâng cao hiệu quả của nên kinh tế quốc dân.

Mạng lưới giao thơng vận tải nói chung, HTGT nói riêng được hình thành trên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Khi bàn về giao thông vận tải, Các Mác cho rằng những quan hệ giữa các quốc gia khác nhau đều phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sự phân công lao động và giao thơng trong nước của quốc gia đó. Nguyên lý này đều đã được các nhà khoa học và quản lý thừa nhận. Nó khơng chỉ nói về những mối quan hệ giữa nước này với nước khác mà cịn bao hàm tồn bộ cơ cấu nội bộ của bản thân nước đó, cũng như trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của giao thơng trong và ngồi nước của nước đó.

Phát triển giao thơng, nhất là phát triển tồn diện mạng lưới giao thơng và bảo đảm giao thông được thông suốt với phát triển kinh tế - xã hội là hai q trình có liên quan chặt chẽ với nhau, là điều kiện và tiền đề của nhau. Xây dựng một mạng lưới giao thơng hiện đại có trật tự và an tồn chính là tiền đề là điều kiện cho sự phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất trên lãnh thổ đất nước, cho sự phát triển tổng hợp của các vùng kinh tế, nhất là những vùng kinh tế còn nghèo và lạc hậu như miền núi, hải đảo, vùng sâu của Tổ quốc.

Quá trình sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào, quy mô nào, phạm vi nào hầu hết đều cần đến sự thay đổi vị trí của cơng cụ lao động, tư liệu lao động và con người, đó là nhu cầu thiết yếu của xã hội. Để tiến hành sản xuất, thì dù ở trình độ sản xuất thơ sơ hay hiện đại đều cần phải có giao thơng mà trước hết là cần có HTGT. Do đó, con người phải tiến hành tổ chức giao thơng an tồn, thuận tiện để nối liền giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa vùng này với vùng khác, đáp úng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân, đảm bảo các mối

liên hệ kinh tế, phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động từ đó đẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, miền và của địa phương.

Trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước hiện nay, muốn CNH, HĐH đất nước, việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật, trong đó xây dựng và phát triển GTĐB phải đi trước một bước. Chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm 2020 xác định: “Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng, cần đầu tư phát triển trước một bước với tốc độ nhanh, theo phương châm đi tắt, một số cơng trình đi ngay vào hiện đại hóa, nhằm tạo tiền đề, làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, v.v..”.

Các chuyên gia quản lý đều cho rằng phát triển hệ thống giao thơng nói chung gồm GTĐB, GTĐS, GTĐT, ĐHK… là bộ phận cơ bản cấu thành của kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội. Nhờ hệ thống mạng lưới gaio thông, các hoạt động giao lưu kinh tế, hàng hóa ngày càng mở rộng, phá vỡ kinh tế tự cung tự cấp, khép kín, tăng tốc độ luân chuyển của vốn. Nói cách khác, giao thơng nói chung, HTGT nói riêng góp phần tăng hiệu qủa kinh tế trong các hoạt động kinh tế nói chung.

Giao thơng phát triển sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Ngược lại nền kinh tế càng phát triển càng tạo khả năng hồn thiện và phát triển giao thơng. Trong nền kinh tế thống nhất, mối liên hệ đó càng chặt chẽ, càng thúc đẩy sản xuất xã hội phát triển. Các nhà kinh tế đã tính tốn rằng: để tăng 1% GDP cần tăng đầu tư tới 4%. Đầu tư làm tăng tổng cầu, do đó làm tăng thu nhập của nền kinh tế. Trong đầu tư thì đầu tư cho phát triển HTGT chiếm tỷ trọng lớn. Do vậy, đầu tư phát triển HTGT và đạt hiệu quả thực sự là đầu tư phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Vai trị của hệ thống giao thơng nói chung, của HTGT nói riêng khơng chỉ dừng lại ở góc độ phát triển kinh tế mà còn ở chỗ thúc đẩy phát triển xã hội. Ở đâu có giao thơng nói chung, có HTGT nói riêng phát triển ở đó có hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế, v.v.. sơi động hơn, hiệu quả hơn.

Nói cách khác, HTGT phát triển làm cho nhu cầu đời sống dân sinh được đáp ứng tốt hơn.

Tóm lại, sản xuất xã hội càng phát triển thì vận chuyển, cung cấp vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất và nhu cầu đi lại của con người ngày càng tăng. Do đó, mạng lưới giao thơng thơng suốt mà nhất là HTGT ngày càng phát triển thì kinh tế phát triển. Tốc độ phát triển của HTGT cùng mức độ an tồn, thuận tiện của nó và phát triển kinh tế là một quan hệ tỷ lệ thuận.

Để HTGT là động lực, là mũi nhọn cho phát triển kinh tế - xã hội thì phải khơng ngừng tăng cường QLNN đối với việc thực hiện các dự án đầu tư HTGT, sử dụng đồng thời các cơng cụ quản lý, trong đó pháp luật về quản lý và ĐTXD là cơng cụ chính, cơng cụ hàng đầu để QLNN trong việc thực hiện các dự án đầu tư HTGT. Pháp luật quản lý và đầu tư XDCB phải thường xuyên, triển khai kịp thời nhanh chóng, các chủ thể trong xã hội phải thi hành nghiêm chỉnh.

Một phần của tài liệu Khoa luan “ quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w