Những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.

Một phần của tài liệu Khoa luan “ quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 43 - 47)

4 Các tuyến tỉnh lộ, các tuyến đường khu vực 23 12.901,

2.2.2.Những hạn chế, nguyên nhân và những vấn đề đặt ra.

a) Những hạn chế:

án HTGT vẫn còn bộc lộ những hạn chế cơ bản sau đây:

- Cơng tác rà sốt, cập nhật, xây dựng quy hoạch giao thông vận tải Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được triển khai hết sức tích cực tuy nhiên việc hồn thiện và trình duyệt quy hoạch vẫn cịn chậm, đến nay mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải được quan tâm, tuy nhiên nguồn vốn dành cho đầu tư còn hạn chế, nhiều cơng trình có trong kế hoạch khơng được bố trí vốn nên việc triển khai chậm, mạng lưới đường giao thơng vẫn chưa hồn thiện, nhiều tuyến đường vành đai chưa hồn chỉnh và khép kín; một số tuyến đường trong đơ thị, các tuyến đường quốc lộ hướng tâm chưa hoàn thành do đó chưa khai thác hết năng lực thơng qua của kết cấu hạ tầng giao thơng đã được đầu tư. Diện tích đất giành cho giao thơng cịn thấp, mới đạt 8,65% đất xây dựng đô thị.

- Công tác tổ chức, quản lý điều hành giao thông trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua rất tích cực, đã đem lại hiệu quả tuy nhiên tình trạng ùn tắc giao thơng vẫn diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao.

- Mạng lưới vận tải hành khách công cộng được điều chỉnh phù hợp và mở rộng nhưng vẫn còn hạn chế; chất lượng dịch vụ mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, mới chỉ có duy nhất loại hình vận tải hành khách cơng cộng bằng xe buýt; xe buýt nhanh và đường sắt đô thị vẫn đang trong q trình xây dựng, chưa hồn thành đưa vào khai thác sử dụng.

- Việc triển khai các dự án đầu tư bến, bãi đỗ xe cịn chậm. Do đó hệ thống bến, bãi đỗ xe vẫn cịn thiếu nhất là các bãi đỗ xe trong khu vực trung tâm, qũy đất dành cho giao thơng tĩnh cịn thấp, mạng lưới phân bố bến, bãi đỗ xe còn chưa phù hợp; xuất hiện nhiều điểm đỗ trái phép.

- Công tác tuyên truyền đầu tư các dự án HTGT cịn tồn tại như chưa có sự cân đối, đồng đều trong các thời điểm tuyên truyền, có thời điểm tuyên truyền rầm rộ, có thời điểm lại thưa thớt; kỹ năng và chất lượng nghiệp vụ của các hoạt động kiểm tra, tuyên truyền còn hạn chế; hoạt động kiểm tra tuyên truyền mới chỉ tập trung trách nhiệm của các cấp trong việc thực hiện công tác này, chưa tổ chức được nhiều hoạt động kiểm tra việc tuyên truyền trên toàn địa bàn Thành phố; việc tổng hợp, đôn đốc thực hiện kết luận sau kiểm tra cơng tác tun truyền cịn hạn chế.

- Thực hiện Cơng điện 1966/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch phối hợp 12593/KHPH-BGTVT-BCA về kiểm soát tải trọng xe trên đại

bàn Thành phố Hà Nội rất quyết liệt tuy nhiên còn nhiều doanh nghiệp, chủ hàng, chủ xe và lái xe do chạy theo lợi nhuận vẫn tìm cách cơi nới chở hàng quá tải việc chấp hành cịn miễn cưỡng. Để quản lý kiểm sốt tốt tải trọng xe cần duy trì liên tục hoạt động kiểm tra, xử lý nghiêm minh, công bằng, xây dựng trật tự kỷ cương trong hoạt động vận tải.

b). Những nguyên nhân tồn tại:

- Công tác chỉ đạo, phối hợp điều hành giữa các cấp, các ngành có lúc, có nơi cịn chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ, chưa kịp thời do vậy hiệu quả chưa cao.

- Nguồn lực đầu tư từ ngân sách và từ xã hội cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng vận tải trong giai đoạn vừa qua có giảm sút do bị ảnh hưởng bởi suy thoái về kinh tế.

- Cơng tác giải phịng mặt bằng, chuẩn bị quỹ nhà tái định cư cho các dự án còn chưa đáp ứng được tiến độ.

- Năng lực quản lý, chỉ đạo điều hành, thực hiện dự án của một số chủ đầu tư còn hạn chế; những khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết kịp thời dẫn đến tiến độ thực hiện một số dự án cịn bị kéo dài.

- Cơng tác tun truyền phổ biến giáo dục mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành giao thơng cịn nhiều hạn chế, chưa phát huy hết hiệu quả.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trên các lĩnh vực chưa kịp thời, chưa kiên quyết; chế tài xử lý chưa đủ sức răn đe, dẫn đến ý thức tự giác chấp hành các quy định về trật tự an tồn giao thơng của một bộ phận người tham gia giao thơng cịn nhiều hạn chế.

c). Những vấn đề đặt ra phát triển các dự án đầu tư hạ tầng giao thông 2016 – 2020:

Mục tiêu:

Mục tiêu tổng quát

- Phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa kết cấu hạ tầng đơ thị và nơng thơn trong đó có kết cấu hạ tầng giao thông. Đây là là một trong ba khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI đề ra.

- Tập trung nguồn lực đẩy nhanh việc đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải khung của Thủ đô theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Mục tiêu cụ thể

- Tập trung nguồn lực để hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông vận tải khung, bao gồm: thơng tuyến và khép kín các đường vành đai (1, 2, 3 và 4); đầu tư xây dựng và hoàn thành các cầu lớn vượt sông Hồng, sông Đuống trên các tuyến đường vành đai; các tuyến đường hướng tâm, các trục chính đơ thị và một số tuyến đường sắt đơ thị có tính kết nối.

- Đầu tư xây dựng các bến, bãi đỗ xe theo quy hoạch; xã hội hóa đầu tư xây dựng một số cảng, bến thủy nội địa chủ yếu.

- Tổ chức tốt vận tải đa phương thức, kết nối các loại hình vận tải hành khách cơng cộng (đường sắt đô thị, xe buýt, xe buýt nhanh…), tăng tỷ lệ sử dụng vận tải công cộng, giảm dần phương tiện giao thông cá nhân, chống ùn tắc giao thông.

- Lựa chọn một số cơng trình giao thơng cấp bách để triển khai đầu tư theo cơ chế đặc thù, hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng nhằm giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Chỉ tiêu chủ yếu

- Tỷ lệ dất dành cho giao thông đến 2020 đạt 12 - 15% đất xây dựng đô thị; tỷ lệ đất dành cho giao thông tĩnh đạt tối thiểu từ từ 0,6% đến 1,0% đất xây dựng đô thị.

- Phát triển thêm 12 tuyến xe buýt (từ 91 tuyến lên 103 tuyến) đến năm 2020; đưa vào khai thác sử dụng 02 tuyến đường sắt đô thị: tuyến Cát Linh - Hà Đông, tuyến Nhổn - ga Hà Nội; Sản lượng vận tải hành khách công cộng đạt 1.365 triệu lượt hành khách/năm đáp ứng từ 20% đến 25% nhu cầu đi lại của nhân dân. Tăng số lượng các tuyến buýt không trợ giá, giảm các tuyến buýt có trợ giá từ ngân sách Thành phố. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 2:

PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ HẠ

TẦNG GIAO THÔNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Khoa luan “ quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 43 - 47)