Những kết quả đạt được và nguyên nhân.

Một phần của tài liệu Khoa luan “ quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 38 - 43)

4 Các tuyến tỉnh lộ, các tuyến đường khu vực 23 12.901,

2.2.1.Những kết quả đạt được và nguyên nhân.

a). Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch:

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố lần thứ XV xác định một trong các khâu đột phá quan trọng là: Tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, trọng tâm là xây dựng hệ thống giao thơng, cấp thốt nước và xử lý ô nhiễm môi trường.

Thành ủy Hà Nội đã xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình số 07- CTr/TU về tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2011-2015.

Trên cơ sở đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã ban hành Kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 10/6/2011 về việc phát triển hạ tầng giao thông vận tải

thành phố Hà Nội, giai đoạn 2011- 2015, trong đó xác định các nhiệm vụ trọng tâm đó là hồn chỉnh các quy hoạch chun ngành giao thơng vận tải; tập trung đầu tư các cơng trình hạ tầng khung (các tuyến quốc lộ hướng tâm, các tuyến đường vành đai, các tuyến đường kết nối trong nội đô, các cầu qua sông, các cầu vượt, các dự án đường sắt đơ thị...); cơng tác quản lý, duy trì và khai thác kết cấu hạ tầng giao thông vận tải... đồng thời đã đề ra các giải pháp chủ yếu và phân công cụ thể cho các đơn vị nhằm triển khai thực hiện kế hoạch trên.

Bên cạnh đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố đã ban hành các chương trình, Kế hoạch cụ thể để thực hiện kế hoạch số 81/KH-UBND như Kế hoạch đầu tư từ ngân sách Nhà nước 3 năm 2013 - 2015; quyết định số 3821/QĐ- UBND ngày 24/8/2012 về Chương trình mục tiêu nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thơng trên địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015; giao chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách hàng năm cho các đơn vị trên địa bàn Thành phố bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, các Nghị quyết của Chính phủ và HĐND Thành phố nhằm tập trung đầu tư, phát triển và quản lý hệ thống hạ tầng giao thông vận tải. Trên cơ sở đó, các Sở, ban, ngành, các cấp chính quyền cơ sở và các đơn vị có liên quan đã xây dựng kế hoạch chi tiết, hàng năm để tổ chức thực hiện các nội dung của kế hoạch số 81/KH-UBND ngày 10/6/2011.

b). Kết quả thực hiện các nhiệm vụ cụ thể:

Công tác quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải:

- Trên cơ sở định hướng Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, Thành phố đã triển khai nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải đến 2030, tầm nhìn 2050, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Đang triển khai lập các quy hoạch: Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, dự kiến hồn thành trong q III/2016; Quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020, định hướng đến năm 2030, dự kiến hoàn thành trong quý III/2016; quy hoạch hệ thống 2016.

Đầu tư xây dựng và hồn thành các cơng trình hạ tầng khung:

Nhiều cơng trình hạ tầng giao thơng khung của Thành phố đã được đầu tư, hồn thành góp phần giảm tải áp lực giao thơng cho Thủ Đô, từng bước hạn chế ùn tắc giao thông và tại nạn giao thông trên địa bàn, tăng cường kết

nối giao thông giữa Thủ đô với các tỉnh, thành phố trong khu vực đồng thời góp phần phát triển kinh tế xã hội của cả khu vực.

Theo Kế hoạch số 81/KH-UBND, tổng số dự án bến thủy nội địa trên địa bàn Thành phố, dự kiến hoàn thành trong quý IV/2016 là 243 dự án; đến nay, đã triển khai 103 dự án, trong đó hồn thành 77 dự án; chưa triển khai 140 dự án. Bên cạnh đó, nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông khác đã được triển khai xây dựng và hoàn thành như một số cầu vượt tại các nút giao thông, cầu đi bộ, các tuyến đường... góp phần cải thiện kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Thủ đô.

Các dự án đường sắt đô thị:

Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thơng vận tải để hồn thành, đưa vào sử dụng tuyến đường sắt đô thị số 2A Cát Linh - Hà Đông đầu năm 2017; đã triển khai thi công dự án tuyến đường sắt đô thị số 3 (đoạn Nhổn - Ga Hà Nội) để đưa vào sử dụng năm 2018.

Tiếp tục nghiên cứu thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư và thu xếp nguồn vốn cho các tuyến đường sắt: tuyến số 02 (Nội Bài - Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo - Thượng Đình); tuyến số 1 (đoạn từ Ngọc Hồi - Ga Hà Nội); tuyến số 6 (Nội Bài - Phú Diễn - Hà Đông - Ngọc Hồi).

Bến, bãi đỗ xe:

- Tập trung đầu tư, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng 05 bến xe

khách và bến xe tải (trong đó bao gồm cả mở rộng bến xe Mỹ Đình).

- Bến, bãi đỗ xe tĩnh: Tổng số dự án xây dựng bến, bãi đỗ xe tĩnh đã được UBND Thành phố phê duyệt chủ trương giai đoạn 2011 - 2015 là 88 dự án. Đã hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng 20 bến, bãi đỗ xe (trong đó có 11/50 bến, bãi đỗ xe theo kế hoạch số 81/KH-UBND). Tiếp tục triển khai 16 bến, bãi đỗ xe, còn lại 52 dự án đã có chủ trương của Thành phố cho nghiên cứu hoặc nhà đầu tư đề xuất nhưng chưa triển khai thực hiện đầu tư. Hiện nay tổng diện tích giao thơng tĩnh trên địa bàn Thành phố là 91,16ha, chiếm 0,21% đất xây dựng đô thị, đáp ứng được 8-10% nhu cầu đỗ xe.

Phát triển hệ thống đường giao thông ngoại thành và xây dựng nông thôn mới:

- Công tác đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông ngoại thành được Thành phố quan tâm đầu tư gắn với chương trình xây dựng nơng thơn mới.

- Các huyện đã chủ động, triển khai đầu tư xây dựng, cải tạo nhiều tuyến đường quan trọng (các tuyến đường trục chính của huyện, các tuyến đường kết nối các khu đơ thị…) trên địa bàn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Tỷ lệ cứng hóa mặt đường giao thơng nơng thơn tính chung trên địa bàn tồn thành phố đạt 72% (tăng xấp xỉ 10% so với năm 2011). Đã có 201 xã đạt tiêu chí nơng thơn mới và cơ bản đều đạt tiêu chí về giao thơng.

Hạ tầng vận tải thủy:

- Đã hoàn thành việc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 22 bến khách ngang sơng, trong đó: 03 bến sử dụng nguồn vốn WB6 (bến Cẩm Cơ, Kim Lan, Lĩnh Lam), 19 bến sử dụng nguồn ngân sách Thành phố (Thọ An, Vạn Phúc, An Cảnh, Đá Chông, Vườn Chuối, Chiểu Dương, Đại Gia, Đại lộ, Thống Nhất, Vân Nam, Vân Phúc, Xâm Xuyên…).

- Đã tổ chức công bố 05 tuyến đường thủy nội địa địa phương theo quy định (gồm các tuyến: suối Yến (9,75km), hồ Tây (9,07km), hồ Suối Hai (12,12km), sông Cà Lồ (21km), sông Đáy (20,6km)).

Hạ tầng và vận tải hành khách công cộng:

- Mạng lưới tuyến buýt được mở rộng đồng thời được điều chỉnh hợp

lý, mở rộng vùng phục vụ tới các khu dân cư, khu công nghiệp tập trung, các huyện Gia Lâm, Phú Xun, Thường Tín, Sóc Sơn, Mê Linh, Sơn Tây, Ba Vì…Đến nay, có tổng số 91 tuyến buýt, trong đó 72 tuyến có trợ giá (tăng 7 tuyến); 11 tuyến buýt không trợ giá và 08 tuyến buýt kế cận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Sản lượng VTHKCC đến hết năm 2015 đạt 777,5 triệu lượt hành khách, so với năm 2011 tăng 19%, đáp ứng 14,2% nhu cầu đi lại của nhân dân.

- Đã triển khai dự án thí điểm vé tháng điện tử (CICC) cho xe buýt, tiếp tục phối hợp với JICA triển khai dự án Hỗ trợ phát triển hệ thống thẻ vé liên thông cho vận tải công cộng Hà Nội. Tập trung triển khai xây dựng tuyến xe buýt nhanh (BRT) từ Kim Mã đến bến xe Yên Nghĩa để chuẩn bị đưa vào khai thác.

- Hạ tầng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trên địa bàn Thành phố được quan tâm, đầu tư xây dựng (điểm trung chuyển xe buýt, nhà chờ, làn đường dành riêng,...). Đến hết năm 2015 đã có 2.210 điểm dừng (tăng 30% so với 2011), 370 nhà chờ (tăng 26,7%), 5 điểm trung chuyển (tăng 150%), 77 điểm đầu cuối (tăng 24,2%). Đã hoàn thành đưa vào sử dụng làn đường dành riêng cho xe buýt trên đường Yên Phụ, điểm chung chuyển Hoàng Quốc Việt.

Cơng tác quản lý, duy trì và khai thác kết cấu hạ tầng giao thơng:

- Toàn bộ hệ thống đường trên địa bàn Thành phố có tổng chiều dài 20.374km, trong đó đường thành phố quản lý 2003km; quận, huyện quản lý 1.667km và 16.704km đường giao thông nông thôn và nội đồng. Trong những năm qua, Thành phố luôn tăng cường cơng tác quản lý, duy tu, duy trì và khai thác có hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thơng hiện có; tổ chức, điều hành giao

thơng linh hoạt, hợp lý theo từng giai đoạn, từng khu vực nhằm giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thơng nhất là khu vực từ vành đai 3 trở vào khu trung tâm.

- Triển khai áp dụng nhiều giải pháp tổ chức giao thông như bổ sung biển báo, sơn kẻ vạch, lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu, cải tạo hạ tầng, tổ chức phân luồng từ xa... cho các nút, các tuyến đường thường xuyên có nguy cơ ùn tắc, tổ chức gác chắn tại các điểm đường ngang giao cắt đường sắt đem lại hiệu quả tích cực, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông trên địa bàn Thành phố, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân nhất là những ngày lễ lớn, tết Nguyên Đán, những sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước.

- Từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành giao thông như: đã khánh thành và đưa vào khai thác sử dụng Trung tâm đèn tín hiệu giao thơng và thiết bị ngoại vi để nâng cao hiệu quả tổ chức điều hành giao thông nhằm hạn chế ùn tắc giao thông với hệ thống bao gồm gần camera được lắp đặt tại 200 nút giao để theo dõi quản lý hoạt động giao thông, bước đầu đã phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, giám sát, điều hành giao thông cũng như xử lý vi phạm thơng qua hình ảnh.

c) . Nguyên nhân của những kết quả đạt được: Sở dĩ đạt được những kết quả trên về đảm bảo TTATGT thì có những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, Kế hoạch số 81/KH-UBND của UBND Thành phố là cơ sở

định hướng để các cấp các ngành triển khai thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải theo các quy hoạch đã được phê duyệt.

Thứ hai, Việc tập trung chỉ đạo thực hiện kế hoạch giai đoạn 2011 - 2015

đã đạt được những kết quả rất quan trọng nhiều cơng trình kết cấu hạ tầng giao thơng khung được đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng góp phần nâng cao năng lực giao thơng, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông; công tác vận tải hành khách công cộng được quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.

Thứ ba, UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành của

Thành Phố mà nịng cốt là Sở Giao thơng vận tải - Công an Thành phố Hà Nội, cùng với sự vào cuộc của UBND các quận, huyện, Thị xã, Xã, Phường, Thị trấn và các tầng lớp nhân dân, tính hình đầu tư xây dựng kết cấu HTGT đã có diễn biến tích cực mặc dù số lượng người và các loại phương tiện tham gia giao thông liên tục gia tăng.

Thứ tư, cơng tác quản lý, duy tu, duy trì hệ thống hạ tầng giao thông vận

tải đường bộ kịp thời và hiệu quả, đảm bảo giao thông êm thuận, thơng suốt, an tồn, duy trì khả năng khai thác bình thường của hệ thống giao thơng vận tải hình thành mạng lưới đi dần vào hồn thiện.

Thứ năm, cơng tác quản lý và điều hành giao thơng, tổ chức giao thơng

đã có những bước chuyển tích cực, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu về giao thông và nhu cầu đi lại của người dân. Liên ngành Giao thông vận tải - Công an Thành phố Hà Nội đã thực hiện hàng loạt các giải pháp về tổ chức giao thông mới tại một số nút, một số tuyến đường và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực, được dư luận nhân dân đồng tình và đánh giá cao. Các giải pháp tổ chức giao thông thực hiện trong thời gian qua đã khắc phục được tình trạng UTGT kéo dài trước đây, giao thơng đi lại trên các nút và tuyến đường sau khi áp dụng các giải pháp tổ chức giao thơng đã thơng thống và TNGT giảm rõ rệt. Tuy nhiên, do mật độ phương tiện tham gia giao thông tăng quá nhanh, vượt quá nhiều lần so với khả năng thông qua của tuyến đường làm cho các giải pháp tổ chức giao thông tại một số nút hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới, chỉ đạo Sở Giao thông vận tải tiến hành khảo sát, đánh giá kết quả thực hiện, tổ chức rút kinh nghiệm và triển khai nghiên cứu xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông cho phù hợp với từng khu vực, từng tuyến đường.

Thứ sáu, công tác vận tải hành khách có những chuyển biến tích cực,

chất lượng dịch vụ vận tải không ngừng được nâng cao thông qua việc điều chỉnh hợp lý các luồng tuyến vận tải; cải thiện chất lượng phương tiện, nâng cao ý thức của đội ngũ nhân viên phục vụ… Hoạt động của các bến, bãi dần đi vào nề nếp, hạn chế tình trạng lộn xộn, tranh giành khách.

Thứ bảy, công tác đào tạo, sát hạch dần đi vào chiều sâu, ứng dụng khoa

học kỹ thuật trong công tác sát hạch, cấp giấy phép lái xe.

Một phần của tài liệu Khoa luan “ quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 38 - 43)