Các giải pháp tăng cường chủ yếu:

Một phần của tài liệu Khoa luan “ quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 51 - 52)

4 Các tuyến tỉnh lộ, các tuyến đường khu vực 23 12.901,

3.2.1.Các giải pháp tăng cường chủ yếu:

a). Tăng cường công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện:

Thành phố thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí Chủ tịch Thành phố làm Trưởng ban để chỉ đạo thực hiện kế hoạch, các Phó Chủ tịch làm Phó ban. Thành viên là Giám đốc các Sở, ngành, Giám đốc các Ban Quản lý dự án có liên quan. Phân cơng rõ trách của các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ trong kế hoạch, có sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch hàng năm.

b). Giải pháp về thông tin tuyên truyền:

Làm tốt công tác phổ biến quán triệt kế hoạch và thông tin tuyên truyền thường xuyên, liên tục để tạo sự ủng hộ của nhân dân, sự tham gia của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đối với kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, phục vụ phát triển kinh tế xã hội, quốc phịng an ninh của Thủ đơ và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đi lại của nhân dân.

Tuyên truyền để cộng đồng tham gia quản lý, giám sát công tác đầu tư, cải tạo đồng thời tham gia bảo vệ hạ tầng giao thơng và quản lý, duy trì các cơng trình hạ tầng giao thơng nhằm phát huy hiệu quả dự án.

c). Giải pháp tăng cường về vốn: Trong 05 năm tới, nhu cầu về vốn

đầu tư để hồn thiện kết cấu hạ tầng giao thơng khung là rất lớn, địi hỏi Thành phố, Bộ Giao thơng vận tải phải tập trung mọi nguồn lực để đầu tư.

- Sử dụng nguồn vốn ngân sách để đầu tư các cơng trình thuộc danh mục đầu tư công trung hạn, như nguồn đấu giá quyền sử dụng đất, nguồn thu ngân sách của thành phố...

- Thu hút nguồn vốn ODA (WB, JICA...) đối với các dự án lớn như các dự án đường sắt đô thị, các dự án tuyến buýt nhanh BRT.

- Huy động các nguồn lực đầu tư theo hình thức PPP (BT, BOT...) để đầu tư các cầu lớn, các tuyến đường vành đai, các trục chính đơ thị, các trục hướng tâm. Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác các bến, bãi đỗ xe.

- Nghiên cứu hình thức đầu tư TOD (Transit Oriented Development) khai thác quỹ đất tại các nhà ga của các tuyến đường sắt đô thị ...để tạo nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cũng như quản lý khai thác vận hành các tuyến đường sắt đô thị.

- Xây dựng và ban hành danh mục các dự án cơng trình hạ tầng giao thơng trọng điểm để công khai kêu gọi các nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện.

d). Giải pháp về giải phóng mặt bằng và tái định cư:

- Cơng tác giải phóng mặt bằng và tái định cư phải đi trước một bước, chuẩn bị quỹ nhà tái định cư để phục vụ cơng tác giải phóng mặt bằng, ưu tiên phương án tái định cư tại chỗ. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách về việc mua quỹ nhà xã hội để làm khu tái định cư; cơ chế, chính sách giao đất theo quy hoạch cho các nhà đầu tư để xây dựng khu tái định cư và bàn giao lại cho Thành phố; ưu tiên vốn đầu tư để xây dựng các khu tái định cư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội...

- Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư để giảm bớt thời gian, quy trình thực hiện các thủ tục hành chính, đẩy nhanh tiến độ cơng tác giải phóng mặt bằng đảm bảo cơng tác này phải đi trước một bước.

e). Giải pháp về xây dựng cơ chế, chính sách:

- Báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép Thành phố áp dụng một số cơ chế đặc thù để rút ngắn thời gian chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, nhất là các dự án, cơng trình trọng điểm, cấp bách về hạ tầng giao thông.

Một phần của tài liệu Khoa luan “ quản lý nhà nước đối với việc thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng giao thông ở thành phố hà nội hiện nay (Trang 51 - 52)