1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
1.2.2. Các cơ quan trong quá trình giải quyết tranh chấp
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong WTO được thực hiện bởi các cơ quan
khác nhau, mỗi cơ quan có chức năng riêng biệt, tạo nên tính độc lập trong hoạt
động đánh giá, xem xét, giải thích pháp luật và thông qua quyết định của DSM.
Cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body – DSB)
Cơ quan này thực chất là Đại Hội đồng WTO, bao gồm đại diện của tất cả
các quốc gia thành viên. DSB chịu trách nhiệm quản lý, giám sát tồn bộ q trình giải quyết tranh chấp: có quyền thành lập Ban hội thẩm, thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm và của Cơ quan phúc thẩm, giám sát việc thi hành các quyết định, khuyến nghị giải quyết tranh chấp, cho phép đình chỉ thực hiện nhượng bộ và các nghĩa vụ (trả đũa) khi các thành viên không tuân thủ phán quyết. Tuy nhiên, DSB chỉ là cơ
quan thông qua quyết định, không trực tiếp thực hiện việc xem xét giải quyết tranh
chấp. Các quyết định của DSB dựa trên nguyên tắc đồng thuận nghịch (đồng thuận phủ quyết). Chủ tịch của DSB được bầu ra từ đại diện thường trực của các quốc gia
thành viên, có nhiệm vụ chủ trì điều hành các cuộc họp; cung cấp, tiếp nhận thông tin và liên lạc với các thành viên; đề xuất, thực hiện, cơng bố các quyết định khi có u cầu. Đồng thời DSB cũng tham gia vào một số tình huống cụ thể trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Tổng giám đốc WTO và Ban thư ký
Tổng giám đốc WTO có vai trò như là người trung gian, hòa giải, và thực hiện một số cơng việc cụ thể trong q trình giải quyết tranh chấp.
Tổng Giám đốc, trên cương vị cơng tác chính thức của mình, có thể làm
người mơi giới, người hịa giải hoặc trung gian nhằm giúp các Thành viên giải quyết tranh chấp [56, Điều 5.6]. Trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan tới thành viên là quốc gia kém phát triển, khi mà tham vấn không đạt được hiệu quả, theo yêu cầu của họ, Tổng giám đốc sẽ đóng vai trị là trung gian hịa giải trước khi Ban hội thẩm được thành lập [56, Điều 24.2].
Khi các bên không thể thống nhất về thành phần của Ban hội thẩm trong vòng
20 ngày, thì Tổng giám đốc sẽ triệu tập cuộc họp với DSB và bổ nhiệm các thành
viên theo yêu cầu của một trong hai bên và tham khảo ý kiến Chủ tịch DSB, Chủ tịch các Hội đồng, Ủy ban có liên quan [56, Điều 8.7]. Tổng giám đốc cũng chỉ định trọng tài để xác định khoảng thời gian hợp lý thực hiện phán quyết, nếu các bên không thể
thống nhất về thời gian thực hiện và về trọng tài [56, Điều 21.3 (c)], hoặc việc xem
xét đề xuất đình chỉ các nghĩa vụ trong trường hợp không thực hiện [56, Điều 22.6]. Các nhân viên của Ban Thư ký WTO, có nhiệm vụ báo cáo Tổng giám đốc, hỗ
trợ các thành viên trong giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của họ [56, Điều 27.2], tổ
chức các khóa đào tạo đặc biệt về DSM [56, Điều 27.3] và cung cấp dịch vụ tư vấn
pháp lý, hỗ trợ cho các thành viên đang phát triển trong các vấn đề liên quan. Ban
Thư ký cũng hỗ trợ các bên trong việc xác định thành phần của Ban hội thẩm, bằng
việc giới thiệu các Hội thẩm viên xem xét giải quyết tranh chấp [56, Điều 8.6] và
thường xuyên duy trì, cập nhận danh sách các Hội thẩm viên; hỗ trợ Ban hội thẩm
trong các khía cạnh hành chính, pháp lý, nội dung và thủ tục của các vấn đề đang
Ban hội thẩm (Panel)
Ban Hội thẩm bao gồm từ 3 - 5 thành viên có nhiệm vụ xem xét một vấn đề cụ thể đang tranh chấp trên cơ sở các quy định WTO được quốc gia nguyên đơn viện dẫn. Kết quả công việc của Panel là một bản Báo cáo bao gồm các phần mô tả các tình tiết vụ việc, các kết luận và khuyến nghị của mình để trình DSB thơng qua, giúp DSB đưa ra các khuyến nghị đối với các Bên tranh chấp (chức năng của Ban hội thẩm là giúp DSB làm tròn trách nhiệm theo DSU và các hiệp định có liên quan). Trên thực tế, đây là cơ quan trực tiếp giải quyết tranh chấp mặc dù không nắm quyền quyết định (nhưng với nguyên tắc đồng thuận phủ quyết mọi vấn đề về giải quyết tranh chấp khi đã đưa ra trước DSB đều được “tự động” thông qua).
Các thành viên Ban hội thẩm được lựa chọn trong số các quan chức chính phủ hoặc các chun gia phi chính phủ khơng có quốc tịch của một Bên tranh chấp hoặc của một nước cùng là thành viên trong một Liên minh thuế quan hoặc Thị trường chung với một trong các nước tranh chấp (ví dụ: Liên minh Châu Âu). Panel hoạt động độc lập, không chịu sự giám sát của bất kỳ quốc gia nào.
Cơ quan phúc thẩm (Appellate Body)
Cơ quan Phúc thẩm là một thiết chế mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, cho phép báo cáo của Panel được xem xét lại (khi có yêu cầu), bảo đảm tính đúng đắn của báo cáo giải quyết tranh chấp. Sự ra đời của cơ quan này cũng cho thấy rõ hơn tính chất xem xét của thủ tục giải quyết tranh chấp mới.
Cơ quan Phúc thẩm thường trực phải được DSB thành lập. Cơ quan này xem xét kháng cáo về các vụ việc của ban hội thẩm, bao gồm 7 người. Mỗi một vụ việc phải do 3 người trong số đó xem xét và phải luân phiên thực hiện nhiệm vụ. Việc luân phiên như vậy phải được xác định trong văn bản về thủ tục làm việc của Cơ quan Phúc thẩm [56, Điều 17.1], trong quy định của thủ tục làm việc sẽ có 3 thành viên tham gia xét xử phúc thẩm. Các thành viên của cơ quan phúc thẩm sẽ tham gia một cách luân phiên và ngẫu nhiên vào các vụ việc, bất kể từ quốc gia nào, có nghĩa là thành viên tham gia vào cơ quan phúc thẩm có thể mang quốc tịch của các bên có liên quan (như nguyên đơn, bị đơn, bên thứ ba).
Ba thành viên được lựa chọn giải quyết vụ việc sẽ bầu ra chủ tịch Hội đồng xét xử trong số đó, chủ tịch sẽ là người có trách nhiệm điều hành quá trình xem xét theo Quy tắc 7 (2) Thủ tục làm việc (điều hành các cuộc điều trần, cuộc họp giữa các bên, phối hợp soạn thảo báo cáo của cơ quan phúc thẩm).