Thể chế pháp lý liên quan tới giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) (Trang 69 - 73)

3.1. Thực tiễn tại Việt Nam

3.1.1. Thể chế pháp lý liên quan tới giải quyết tranh chấp quốc tế nói chung

chung và trong khn khổ WTO nói riêng

Để có những kết quả đáng kể và tích cực trong việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, thực tế trong thời gian qua Việt Nam đã có những chuẩn bị về mặt chính sách, cơ sở pháp lý và khung thể chế ngay từ trước khi gia nhập WTO và khơng ngừng hồn thiện cho đến hiện nay.

- Ngày 10/2/1998, Thủ tướng thành lập Uỷ ban Quốc gia về hợp tác kinh tế

quốc tế (UBQGHTKTQT, tên viết tắt tiếng Anh chính thức là NCIEC) theo Quyết định số 31/1998/QĐ-TTg ngày 10/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ, được hướng dẫn thực hiện bởi Quyết định số 116/1998/QĐ-TTg thành lập Đồn đàm phán Chính phủ về kinh tế - thương mại quốc tế (Quyết định này được thay thế bởi Quyết định số 82/2007/QĐ-TTg ngày 26/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện tồn Đồn đàm phán chính phủ về kinh tế và thương mại quốc tế). Và Ủy ban này sau đó khơng ngừng được kiện toàn tổ chức, bộ máy trong các khoảng thời gian sau đó như Quyết định số 70/2002/QĐ-TTg ngày 06/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc kiện toàn UBQGHTKTQT; Quyết định số 70/2002/QĐ-TTg ngày 06/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 174/2007/QĐ-TTg ngày 19/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ; và cuối cùng là Quyết định số 596/QĐ-TTg ngày 23/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế. Trong đó nhiệm vụ chính của Ủy ban là giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, triển khai các chủ trương, chính sách lớn về hội nhập quốc tế; giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến hội nhập quốc tế [33, Điều 2].

- Ngày 12/6/2003 Chính phủ có Quyết định số 123/2003/QĐ-TTg Về việc phê chuẩn Điều lệ Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam. Trong đó, Phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of Commerce and Industry) là tổ chức độc lập, phi chính phủ, phi lợi nhuận, có tư cách pháp nhân và tự chủ về tài chính. Trong đó có nhiệm vụ đại diện để thúc đẩy và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của cộng đồng doanh nghiệp và người sử dụng lao động ở Việt Nam trong các quan hệ trong nước và quốc tế [12, Điều 5].

- Ngày 09/6/2005, ngay gần thời điểm Việt Nam hoàn tất các bước đàm phán

gia nhập WTO, Thủ tướng chính phủ có Chỉ thị số 20/2005/CT-TTg về việc chủ động phòng, chống các vụ kiện thương mại nước ngoài. Chỉ thị nêu rõ những

nguyên tắc, biện pháp trong việc chủ động phòng tránh và xử lý các tranh chấp

thương mại với nước ngồi; phân cơng rõ vai trị, trách nhiệm giữa các cơ quan nhà nước trong đó có Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính…; các doanh nghiệp; hiệp hội ngành hàng; Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (VCCI) và các tổ chức xã hội trong công tác phòng tránh và xử lý các tranh chấp [27].

- Tháng 01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO.

- Ngày 08/4/2009 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 51/2009/QĐ-TTg thành lập Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới – WTO và các Tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ, tên tiếng Anh là: Permanent Mission of the Socialist Republic of Viet Nam to the United Nations, the World Trade Organization and other International Organizations at Geneva (gọi tắt là Vietnam Mission to the UN and the WTO at Geneva). Quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Phái đoàn, trong đó, Phịng WTO và các vấn đề hợp tác thương mại đa phương, gọi tắt là Phòng WTO, tên giao dịch tiếng Anh là WTO and Multilateral Trade Affairs Office (gọi tắt là WTO Affairs Office), chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề liên quan đến sự tham gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại WTO, Phòng WTO là

đầu mối tiếp nhận và xử lý các văn thư tài liệu liên quan đến WTO (bao gồm cả đầu mối thực hiện các thủ tục giải quyết tranh chấp tại WTO) [29].

- Ngày 23/7/2009 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 1099/QĐ-TTg phê

duyệt Nghị định thư về việc nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gia nhập Hiệp định Trung tâm tư vấn luật WTO (ACWL), Việc trở thành thành viên của ACWL sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với Việt Nam. Thứ nhất, ACWL sẽ giúp Việt Nam đào tạo cán bộ pháp lý các Bộ ngành (luật sư của Chính phủ) để dần dần đảm nhận công tác tham mưu pháp lý về WTO cho Chính phủ. Thứ hai, Việt Nam sẽ nhận được các tư vấn pháp lý miễn phí liên quan tới các quy định của WTO. Thứ ba, trong trường hợp Việt Nam tham gia vào một vụ việc tranh chấp tại WTO với tư

cách nguyên đơn, bị đơn, hay bên thứ ba, ACWL có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật

trong tồn bộ q trình giải quyết tranh chấp [30].

- Ngày 18/01/2010, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 123/QĐ-TTg phê

duyệt Đề án Phát triển đội ngũ luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2010 đến năm 2020. Trong đó mục tiêu, xây dựng đội ngũ luật sư giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, am hiểu luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, thông thạo tiếng Anh, thành thạo về kỹ năng hành nghề luật sư quốc tế, có đủ khả năng tư vấn các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế cho các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong xã hội, trong đó có các cơ quan của Chính phủ, Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tập đoàn kinh tế của Nhà nước. Xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, thương mại có yếu tố nước ngồi, có khả năng cạnh tranh với các tổ chức hành nghề luật sư nước ngồi [31].

- Ngày 20/01/2012, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 06/2012/QĐ-TTg

về việc tham vấn cộng đồng doanh nghiệp về thỏa thuận thương mại quốc tế. Quyết định này nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực, lợi ích của Việt Nam nói chung và của cộng đồng các doanh nghiệp nói riêng trong các thỏa thuận quốc tế [32].

- Ngày 05/02/2013, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Quyết định số 848/QĐ-BCT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục

Quản lý cạnh tranh. Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công thương (Vietnam Competition Authority), trong đó quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh liên quan tới các vụ kiện thương mại với nước ngoài: “Cảnh báo sớm

các vụ kiện chống bán phá giá; chủ trì hoặc phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngồi đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam” [7, Điều 2].

Theo đó, đây là cơ quan trực tiếp thực hiện việc điều tra, cảnh báo sớm các vụ kiện thương mại liên quan tới chống bán phá giá, trợ cấp thương mại và các biện pháp phòng vệ của nước ngồi đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, đồng thời phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện việc khởi kiện các vụ kiện quốc tế. Có thể thấy đây là cơ quan đầu mối liên kết giữa doanh nghiệp và Chính phủ trong các vụ kiện thương mại, bằng việc cung cấp, chuẩn bị các tài liệu chứng cứ có liên quan.

- Mới đây, ngày 07/01/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 40/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quá trình hội nhập quốc tế đã giúp nâng cao vị thế đối ngoại của Việt Nam thơng qua sự tham gia bình đẳng vào các cơ chế, diễn đàn kinh tế khu vực và quốc tế, trong đó cần phải vận dụng có hiệu quả cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO để bảo vệ lợi ích chính đáng của Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam trong các tranh chấp kinh tế, thương mại và đầu tư quốc tế; nâng cao vị thế đàm phán của Việt Nam; đại diện, hỗ trợ doanh nghiệp trong các tranh chấp thương mại. Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao năng lực của cơ quan đầu mối về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Thường xuyên rà soát, đánh giá các cam kết quốc tế về đầu tư, chính sách áp dụng với nhà đầu tư nước ngoài, đề xuất biện pháp phòng ngừa, hạn chế, giảm thiểu các tranh chấp quốc tế. Thực hiện cải cách chế độ công vụ, công chức trong bối cảnh hội nhập quốc tế, góp phần xây dựng nguồn nhân lực tham gia cơng tác hội nhập kinh tế quốc tế. Phát huy vai trò của các Cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và các trung tâm xúc tiến thương mại của Việt Nam ở nước ngoài trong việc hỗ trợ bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ tranh chấp thương mại [34].

Bằng sự chuẩn bị tích cực, các mặt về chính sách, cơ sở pháp lý và khung thể chế về việc chủ động tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế, chúng ta cũng đã có bước chuẩn bị sẵn sàng tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Hiệp định các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (TRIMs) (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)