3.2. Phƣơng hƣớng, giải pháp phòng và giải quyết tranh chấp
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật
quyết hiệu quả các tranh chấp phát sinh trong quan hệ quốc tế, trước hết chúng ta cần phải nắm rõ được mối quan hệ giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia. Trong đó, pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống pháp luật độc lập có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau tùy vào điều kiện kinh tế, quan điểm chính trị và tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của mỗi quốc gia, nhưng tựu chung lại pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia đều xuất phát từ lợi ích chung của chính quốc gia, dân tộc đó và cộng đồng quốc tế. Sự tác động qua lại
giữa pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia được thể hiện ở hai khía cạnh: thứ
nhất, pháp luật quốc gia ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của pháp luật quốc tế. Sự hình thành các nguyên tắc và quy phạm pháp luật quốc tế cũng như nội dung hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí, thỏa thuận giữa các quốc gia. Pháp luật quốc gia thể hiện sự định hướng về nội dung, tính chất của pháp luật quốc tế. Mọi sự thay đổi, phát triển tiến bộ của pháp luật quốc gia đều tác động tích cực thúc đẩy sự phát
triển của pháp luật quốc tế (điều này được thể hiện rất rõ trong quá trình đàm
phán, xây dựng Điều ước quốc tế). Thứ hai, pháp luật quốc tế có tác động tích cực nhằm phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc gia thông qua thực tiễn thực thi nghĩa vụ thành viên trong các tổ chức quốc tế, Điều ước quốc tế như: quá trình sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật của luật quốc gia sao cho phù hợp
với những cam kết quốc tế. Chính vì thế, các quy định có nội dung tiến bộ của
khoa học pháp lý quốc tế sẽ dần được chuyển tải vào văn bản quy phạm pháp luật
quốc gia. Điều đó sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện của hệ thống
pháp luật quốc gia. Bên cạnh đó, luật quốc tế cịn tác động đến luật quốc gia thơng
qua vai trị phản ánh tương quan khi điều chỉnh những vấn đề thuộc lợi ích phát
triển và hợp tác quốc tế của các quốc gia.
Trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay, một mặt chúng ta cần phải thực hiện đầy đủ, tận tâm, thiện chí các cam kết quốc tế. Mặt khác, chúng ta vẫn phải thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đồng thời thể hiện và nâng cao quan điểm của mình trên trường quốc tế (trong quá trình hợp tác quốc tế). Để phịng ngừa rủi ro có thể xảy ra và giải quyết có hiệu quả các tranh chấp phát
sinh, vấn đề đầu tiên đặt ra là, chúng ta phải hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế, tập quán quốc tế, các Điều ước quốc tế mà chúng ta là thành viên nói chung và đối với Hiệp định TRIMs nói riêng. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật cần phải bảo đảm thực hiện đồng bộ đối với các Bộ, Ban, Ngành có liên quan.
Thứ nhất, phải thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cam kết hội nhập kinh tế
quốc tế mà Việt Nam đã ký kết và tham gia; thường xuyên rà sốt các chính sách
thương mại, hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; loại bỏ những
văn bản, quy định chồng chéo, khơng cịn phù hợp; ban hành các văn bản mới rõ
ràng, cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, minh bạch, khả thi, phù hợp với các cam kết
quốc tế và tình hình thực tế.
Thứ hai, tích cực tham gia đàm phán các hiệp định thương mại tự do trong
khuôn khổ song phương và khu vực. Tiến hành nghiên cứu, tiến tới đàm phán các
hiệp định thương mại mới, phù hợp với lợi ích và nhu cầu phát triển kinh tế theo hướng nâng cao vị thế, tiếng nói của Việt Nam trên trường quốc tế.
Thứ ba, hoàn thiện quy định cũng như tổ chức, cơ chế hoạt động và nâng cao
năng lực của các cơ quan quản lý cạnh tranh, chống trợ cấp, chống bán phá giá, cơ
quan đầu mối về giải quyết tranh chấp quốc tế. Cơ chế phối hợp giữa các doanh
nghiệp với cơ quan nhà nước, trong việc điều tra các vụ tranh chấp quốc tế; làm rõ và gắn trách nhiệm đối với các cơ quan trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế.
Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên
quan đến đầu tư, xuất nhập khẩu, thuế; đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý điều hành, gắn với đó là yêu cầu về đảm bảo an toàn và an
ninh mạng, đảm bảo vận hành thơng suốt.
Thứ năm, nâng cao trình độ và kỹ năng của cơ quan tham mưu các dự án Luật cho Quốc hội, nâng cao trình độ lập pháp của Đại biểu Quốc hội, nâng cao hiệu quả thực thi trong thực tế của các điều luật khi được ban hành.
Thứ sáu, Xây dựng đề án đổi mới và phát huy vai trị của các tổ chức; hiệp
chính sách về hội nhập kinh tế quốc tế. Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển các sản phẩm, ngành hàng cụ thể gắn kết với chiến lược phát triển thương hiệu quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu có chiều sâu, hiệu quả và bền vững;
thực hiện tốt công tác cảnh báo sớm về các biện pháp phòng vệ thương mại, đồng
thời tận dụng tốt các quy định quốc tế về chỉ dẫn địa lý, nguồn gốc xuất xứ, đăng ký bản quyền, thương hiệu để bảo vệ doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam trong thương mại quốc tế.
Thứ bẩy, Ban hành và thực hiện chính sách nâng cao chất lượng giáo dục, chất
lượng nguồn nhân lực đáp ứng u cầu của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt là đội ngũ Luật sư công tham gia vào các vụ tranh chấp quốc tế, cán bộ làm đầu mối giải quyết tranh chấp quốc tế... Xây dựng kế hoạch về việc cử cán bộ vào làm việc tại các tổ chức quốc tế và các thiết chế đa phương.
Đi đơi với việc hồn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế nói chung và u cầu về phịng ngừa rủi ro, giải quyết có hiệu quả các tranh chấp quốc tế chúng ta cần phải thực hiện xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp lý liên quan tới lĩnh vực này.