1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
1.2.4. Giải quyết tranh chấp không thông qua các thủ tục tố tụng
Sự tham gia của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm trong quá trình tố tụng là một nhân tố quan trọng trong hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO. Tuy nhiên, có rất nhiều cách khác để giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ WTO mà không cần thiết phải dùng tới các thủ tục tố tụng trên.
Trên thực tế, các bên thường cố gắng tìm một giải pháp hai bên thoả thuận trong đàm phán song phương hoặc với sự giúp đỡ của các phương thức giải quyết tranh chấp như mơi giới, hồ giải hoặc trung gian. Ngồi ra, họ cũng có thể thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài viên.
Giải pháp các bên cùng thống nhất đưa ra một thỏa thuận
Việc các bên cùng thỏa thuận và đưa ra một giải pháp chung thống nhất phù hợp với quy định của WTO được DSU khuyến khích và ưu tiên thực hiện khi xảy ra tranh chấp [56, Điều 3.7]. Tuy nhiên không giống với bất cứ hệ thống giải quyết tranh chấp thông thường, DSU không cho phép các bên tự do thỏa thuận về bất cứ
điều khoản nào mà họ muốn. Các giải pháp này chỉ được chấp nhận khi nó phù hợp với các Hiệp định trong WTO, và khơng làm vơ hiệu hóa hay làm tổn hại tới lợi ích của các thành viên khác. Trong q trình giải quyết tranh chấp các bên có thể tiến hành tham vấn song phương tại bất kỳ giai đoạn nào để đưa ra giải pháp thống nhất và phải được thông báo tới DSB, các Ủy ban và các Hội đồng có liên quan. Cũng có nghĩa rằng, thỏa thuận này sẽ được thông báo tới tất cả các thành viên WTO. Nhằm bảo đảm cho những thỏa thuận đó phải phù hợp với các Hiệp định, và cũng khơng được vơ hiệu hóa hoặc tổn hại tới lợi ích của bên thứ ba.
Giải quyết tranh chấp thơng qua mơi giới, hịa giải và trung gian
Bên cạnh thủ tục tham vấn, DSU còn quy định các hình thức giải quyết tranh chấp mang tính “chính trị” khác như mơi giới, trung gian, hồ giải. Đơi khi sự tham gia của một bên độc lập, khơng liên quan đến các tranh chấp cũng có thể giúp các bên tìm ra được một một giải pháp thích hợp. Các hình thức này được tiến hành trên cơ sở tự nguyện, bí mật giữa các bên tại bất kỳ thời điểm nào sau khi phát sinh tranh chấp (ngay cả khi Ban hội thẩm đã được thành lập và đã tiến hành hoạt động) [56, Điều 5]. Tương tự như vậy, thủ tục này cũng có thể chấm dứt vào bất kỳ lúc nào. DSU không xác định bên nào (nguyên đơn hay bị đơn) có quyền yêu cầu chấm dứt nên có thể hiểu là tất cả các bên tranh chấp đều có quyền yêu cầu chấm dứt thủ tục.
Chức năng mơi giới, trung gian, hồ giải có thể do Tổng Thư ký WTO đảm nhiệm. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có quy định về việc liệu một cá nhân hoặc một tổ chức có thể đứng ra đảm trách vai trị mơi giới, trung gian, hồ giải này khơng. Với các ưu thế nhất định như tiết kiệm được về thời gian, tiền bạc, giữ được quan hệ hữu hảo giữa các bên tranh chấp… các phương thức chủ yếu dựa trên đàm phán ngoại giao này được DSU đặc biệt khuyến khích sử dụng.
Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài
Đây là một hình thức giải quyết tranh chấp thay thế cho việc xét xử thông qua Ban hội thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm. Các Bên tranh chấp có thể thoả thuận lựa chọn cơ chế trọng tài độc lập để giải quyết tranh chấp của mình mà khơng cần sử dụng đến cơ chế của DSU. Tuy nhiên, DSU chỉ cho phép sử dụng trọng tài giải
quyết các tranh chấp trong đó những vấn đề tranh chấp đã được các bên xác định một cách rõ ràng và thống nhất [56, Điều 25.1]. Các bên có thể tùy ý lựa chọn thủ tục và lựa chọn các trọng tài viên. Trong trường hợp này, quyết định lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng trọng tài độc lập phải được các Bên tranh chấp thông báo đến tất cả thành viên WTO trước khi thủ tục tố tụng được bắt đầu. Các thành viên WTO có thể tham gia thủ tục tố tụng nếu được các Bên tranh chấp đồng ý.
Quyết định giải quyết của trọng tài phải được các bên tuân thủ nghiêm túc và có nghĩa vụ thơng báo về quyết định này cho DSB, cho Hội đồng hoặc cho Uỷ ban của Hiệp định có liên quan. Quy tắc giải quyết tranh chấp trong WTO (DSU) quy định quyết định của trọng tài phải phù hợp với các hiệp định có liên quan và khơng được gây thiệt hại cho bất kỳ thành viên nào khác của WTO. Bất kỳ thành viên nào cũng có quyền đưa ra câu hỏi liên quan đến quyết định này.