Nay là chùa Thày, núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây.

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Việt Sử Tiêu Án doc (Trang 53 - 54)

tên tù trưởng ấy bỏ cả tuế cống, bất đắc dĩ trẫm phải thân đánh. Vậy lục quân, phải nghe mệnh lệnh của trẫm". Bấy giờ bắt đầu từ Thiên Thu Bộ kéo quân đi; sĩ khí hăng hái lên trăm phần, đánh phá được Ma Sa, bắt tên tù trưởng là Ngụy Phang, rồi hạ lệnh chiêu dụ nhân dân cho về an nghiệp. Khi quân về, khao tướng sĩ, quần thần xin dâng tôn hiệu, đổi niên hiệu là Thiên Phù Duệ Vũ.

Vua cấm dân không được lấy gậy tre, gỗ nhọn đánh nhau.

Vua ra lệnh bắt kẻ trốn tránh, (người đi bắt giữ lại ở nhà riêng, khơng báo cho quan thì phạt 80 trượng. Các thế gia cướp đoạt kẻ bắt được ấy để làm đứa ở riêng cho mình, thì tội cũng đồng thế).

Vua cho chế ra cái ô đi mưa cán không thẳng. Vua cấm không được giết trâu. Trong tờ chiếu nói: "Con trâu là vật hệ trọng cho sự cày cấy, làm lợi cho người khơng phải ít, mà dám giết để ăn thịt là phải tội".

Nhà Tống trả tên thổ tù làm phản là Mạc Hiền về cho nước ta. Khi ấy Lê Bá Ngọc đánh Quảng Nguyên, bọn phản loạn Mạc Hiền 7 tên trốn vào đất Tống, vua đưa thư sang nhà Tống, nên nhà Tống nghiêm sức bắt trả cho nước ta.

Vua xuống chiếu: phàm đánh người ta đến chết, thì phải tội 100 trượng. Vua cấm dân gian trong mùa xuân không được chặt cây.

Vua sai Nghiêm Thường sang Tống tạ ân (tạ việc bắt trả Mạc Hiền). Đi đến Quế Phủ, yết kiến ty Kinh Lược, được bảo rằng: Hiện nay Đông Kinh đương đều bắt binh mã đánh nước Kim, lần đi này ngựa trạm, người hầu ở chỗ nào cũng thiếu, không bằng hãy trở về. Thường mới trở về. Năm ấy nước Kim có Ly Phần vây hãm kinh đô Biện, bắt 2 Vua đem về Bắc.

Sao thiên cẩu xa xuống, có tiếng nổ như sấm.

Vua đau, triệu quần thần vào nhận di chiếu, rằng: "Lồi sinh vật khơng có lồi gì là khơng chết, mà người đời ai cũng thích sống ghét chết, Trẫm khơng cho là phải. Nghĩ như Trẫm khi ít tuổi đã phải chịu cơ nghiệp lớn, biết kính sợ đã 56 năm nay, nhờ Tổ Tôn phù hộ, biên cảnh được yên, nay chết được theo sau Tiên quân là may lắm rồi: Thái tử Dương Úc sẵn có thơng minh thành thật, có thể nối được ngơi báu, quan Thái úy Lưu Khánh Đàm nên nhất tâm phò tá, quan Nội thị Lê Bá Ngọc phải phòng bị các điều bất ngờ, đừng bỏ lời Trẫm việc tang thì để 3 ngày thôi, việc táng cần phải sẻn nhặt". Đến ngày hơm sau thì Vua mất, Thái tử lên ngôi vua, Bá Ngọc tuyên thị các quan phải đến ngồi cửa Đại Hưng đợi mệnh, đóng hết các cửa thành, nghiêm cấm cả nội ngoại; một chốc cửa nách phía hữu mở ra, cấm quân đứng sắp hàng ở dưới điện, dẫn quần thần vào sân rồng. Vua sai Bá Ngọc tuyên dụ chỉ rằng: "Tiên đế đã thăng hà, ngôi trời không thể để không được, Trẫm lên nối ngôi, lo lắng vô cùng, các khanh phải nhất tâm giúp Trẫm khơng những khơng phụ lịng Tiên Đế, mà cũng là cùng với nước cùng yên hưởng phúc", quần thần lạy mừng ai nấy khóc cả. Vua xuống chiếu cho thiên hạ cứ yên nghiệp làm ăn như cũ

Sử thần bàn rằng: Vua Nhân Tơn có học cao minh, hiểu rõ việc đời, biết nghĩ

đến người mất người còn, thấu lẽ tử sinh, xem như mấy câu nói khi sắp mất, khơng

phải người khơng biết đạo lý không quan tâm đến việc sống chết. Tuy thế, vua Nhân Tơng nói ra là người biết rõ đạo, vua Thần Tôn sở hành lại là thất hiếu. Thể lệ để tang ngắn ngày từ Hán Văn Đế nêu ra trước, vì ơng học đao Hồng Lão, việc gì cũng lui một nước, nên mới thành ra có lỗi. Vua Cảnh Đế cũng theo như thế, toại thành việc bất hiếu

để lại nghìn đời sau. Vua Thần Tơn cịn nhỏ tuổi chưa hiểu lễ, mà quần thần cũng không

ai cán gián, sao thế?

Một phần của tài liệu Trọn Bộ Lịch Sử Việt Nam - Việt Sử Tiêu Án doc (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)