hay không? Người trong nước lập Hán Thương lên là sự thật hay dối? Hán Thương liền cho người sang cống nhà Minh và xin phong vương, nhà Minh phong cho Hán Thương là An Nam Quốc Vương.
Quý Ly từng nói: "Làm thế nào có được trăm vạn quân để địch với giặc Tàu". Hoàn Hối Khánh xin làm hộ tịch, biên nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên, phàm dân đinh ngụ nơi khác thì đuổi về nguyên quán hết cả. Họ Hồ nghe theo, làm sổ 2 nơi Diễn Châu và Thanh Hóa; làm sổ xong, điểm từ người 15 tuổi trở lên, số nhân khẩu gấp bội khi trước, cho nên đến niên hiệu Thiện Thành thứ ba điểm số quân được rất nhiều.
Đặt ra kho Thường bình, cấp tiền giấy cho các lộ, theo thời giá đong thóc chứa vào kho.
Định quan chế và hình luật Đại Ngu, sửa sang đường sá, từ Tây Đơ đến Hóa Châu, dọc theo đường đặt ra nhà trạm gọi là "Thiên Lý cù" (đường thiên lý).
Đại cử đánh Chiêm Thành, chúa Chiêm là Ba Đích lại sợ, sai Bố Điền đến dâng đất Chiêm Động, để cầu xin lui quân về; Quý Ly bắt hiếp phải đổi tờ biểu khác, lấy cả đất Cổ Lũy Động dâng nộp, nhân tiện chia đất ấy ra làm 4 châu Hoa, Tư Nghĩa, cử Nguyễn Cảnh Chân làm quan An Phủ sứ ở Thăng Hoa. Cảnh Chân xin bắt chước Hán và Đường, mộ người nộp thóc vào kho, để biên giới có đủ dùng. Quý Ly phê rằng: "Biết được bao nhiêu chữ, mà nói đến việc xưa Hán, Đường gọi là người cầm tập nói, chỉ làm trị cười mà thơi".
Tạo ra nhã nhạc, lấy con các quan văn làm kinh vĩ lang, con các quan võ làm chỉnh đốn lang, đề tập múa văn và võ. Theo lệ xưa: lễ tế giao, bách quan theo hầu Vua đông lắm, đời trần chưa cử hành việc tế này, Hán Thương đắp đàn tế giao ở Đốn Sơn, làm lễ tế giao, ngồi kiệu long vân đi ra cửa Nam, bách quan, mệnh phụ theo thứ tự đi hầu, đàn bà cũng mũ áo, chỉ kém chồng một bậc, khi tế, lúc dâng chén rượu, run tay rượu đổ xuống đất, mới thôi.
Định thể lệ thuế đinh điền.
Lấy các người khơng có ruộng mà có tiền của dời vào ở Thăng Hoa, chọn đất mà cho ở, thích 2 chữ tên châu mình ở vào 2 cánh tay làm dấu ghi.
Lúc bấy giờ nước Chiêm Thành dâng đất, nhưng đất trống khơng có dân, nên phải di dân vào ở đó. Lúc trước Chiêm Thành khơng có họ, nay từ Thăng Hoa trở vào Nam, người dân có họ, đều là dân đến ở sau lúc thiên cư.
Cải tên Thanh Hóa làm Thiên Xương phủ, cùng với Cửu Chân, Ái Châu, gọi là Kinh kỳ tam phụ. Hán Thương sai nguyễn Côi đánh Chiêm Thành, không được, rồi trở về. Nước Chiêm cầu cứu với nhà Minh, người Minh cho thuyền biển sang cứu, gặp Nguyễn Cơi ở ngồi biển, người Minh bảo rằng: "Nên kéo quân về ngay". Nguyễn Côi ở nước Chiêm về, Quý Ly trách rằng sao không giết hết quân Minh đi.
Thời bấy giờ sứ nhà Minh đi lại liền liền ở đường, có khi thì trưng cầu, có khi thì trách hỏi. Hán Thương sai người tùy tiện mà cứu giải, thật là vất vả về ứng đối.
Xưa kia vua Minh Thái Tổ từng yêu cầu gửi sang cho họ: thầy tăng lên hỏa đàn được và đàn bà đồng cốt, nước ta vẫn phải chiều lòng đưa cho; đến khi vua Thành Tổ tức vị, vẫn để ý xâm lấn nước ta, sai Nguyễn Tốn, Tơn Đại đi sứ và dị tìm người thân thuộc, Tốn mật bảo người thân rằng: "Nếu có qn Tàu sang thì nên treo lá cờ vàng đề: nội quan họ tên, thân thuộc, tất không bị hại", việc đó phát giác, Hán Thương bắt giết hết.
Nhà Minh lại sai quan Hành nhân Lý Kỳ sang xem xét hình thế Khắp các nơi; đến khi về, Quý Ly sợ tiết lộ sự tình, sai Phạm Lục Tài đuổi theo giết đi, đến Lạng Sơn thì Kỳ đã sang qua Nam Quan rồi. Kỳ về nước có tâu vua Minh xin hạch họ Hồ về cớ tự xưng là Đế và làm thơ có nhiều câu khinh mạn.
Bắt quan viên không được đi giày da, chỉ cho đi giày bằng gai sống; dân thì khơng được dùng lụa nện, tơ chín làm áo mặc, lại cho những người khơng có ruộng vào làm "cùng nhân đội".
Sử thần bàn: Hán Thương thống trị một nước, không làm được cho người trong nước có thừa áo mặc, mà lại phân biệt thứ tơ lụa sống hay chín; khơng làm sao cho kẻ
nghèo cùng không bị thất sở, mà lại gọi rõ là cùng nhân đội. hành vi lúc vong quốc khơng một việc gì đáng nưu ý, nhiếu việc như loại này.
Quý Ly làm thơ răn bảo Hán Thương và Trừng rằng: "Thiên dã phú, đại dã tái, huynh đệ nhị nhân như hà bất tương ái. Ơ hơ ai tai hề ca khang khái". Nguyễn Ông Kiều truyền tụng bài thơ này, Quý Ly bắt giết đi.
Nhà Minh yêu cầu lấy đất Lộc Châu thuộc trấn Lạng Sơn. Quý Ly sai Hoàng Hối Khanh làm Cát Địa sứ, lấy 59 thôn Cổ Lâu trả về cho Minh, (Thổ quan Quảng Tây, Hoàng Quảng Thành bảo rằng: Lộc Châu là đất cũ của phủ Tư Minh). Quý Ly thấy số đất trả lại nhiều quá; phàm thổ quan do Minh bổ đến thì mật sai người thổ ở đấy đánh thuốc độc giết đi.
Bị nạn đói, sai điểm các nhà giầu có nhiều thóc thì đong cho dân.
Quý Ly tự cho rằng mình 70 tuổi, cho các bậc phụ lão 70 tuổi một bậc tước vị, gọi là Thất tuần khánh (mừng 70 tuổi).
Định số quân Nam, Bắc ban, chia làm 12 vệ (mỗi vệ một đội, mỗi đội một người), đại quân 30 đội, trung quân 20 đội, doanh 15 đội, đoàn 10 đội, đặt chức Đại tướng tổng lĩnh cả các quân.
Cử Nguyễn Ngạn Quang làm chức Tuyên Phủ sứ.
Xuống chiếu các quan An Phủ sứ các lộ phải đến kinh khuyết cùng các quan kinh đô bàn kế sách chiến hay hòa (trước sai Phạm Canh sang Minh cầu hịa, người Minh giữ lại, thanh ngơn sang đánh Nam, cho nên bắt các trấn nộp gỗ thông và gỗ mễ vào trại quân, để sẽ cắm ở các cửa biển và chỗ xung yếu ở sơng lớn, phịng khi quân Tàu vào cướp), Nguyễn Quân xin hãy tạm hịa để hỗn cho qn, Tướng quốc là Trừng nói: "Thần không sợ đánh nhau, chỉ sợ lịng dân theo hay khơng thơi".
Nhà Minh sai Hàn Quân, Hoàng Trung đem quân sang xâm lấn, nói giả là đưa vua Trần là Thiêm Bình về nước, Hồng Trung đánh vào cửa Lãnh kinh, quân Hồ bị thua, Trừng thấy quân địch ít, coi khinh muốn đánh, bỏ thuyền lên bộ, gần bĩ hãm, lại phải chạy xuống thuyền mới được thốt; duy có Hồn Xạ chẹn cửa Chi Lăng, lối đi của quân Minh, tắc đường không lối đi, phải sai quân y là Cao Cảnh Chiếu đưa thư cho ta xin giao trả Thiêm Bình, mà cho quân Minh ra cửa ải, Hồ Xạ bằng lòng cho; nên tuy có bắt được nhiều tù binh, mà quân Minh cũng chạy trốn được, cịn bao nhiêu thì phát phối vào Nghệ An. (Thiêm Bình tức là tên Nguyễn Khang, gia nô của Trần Nguyên Huy, trong năm Quang Thái trốn vào theo giặc Chiêm, khi giặc bình, bị bắt trị tội, mới trốn sang Tàu, nhận bậy là con vua Nghệ Tơn, cải tên là Thiêm Bình, xin qn để về nước báo thù. Người Minh vẫn ni chí định xâm nước Nam, nhân lấy việc đưa Thiêm Bình về nước làm cớ, khơng hỏi gì thật hay giả, Thiêm Bình đã được về, bị vặn hỏi là thuộc mơn phái nào, nhưng không dám nhận, liền bị giết. Lại xét trước kia Lưu Quang Đình sang sứ nước Tàu, đã lạy Thiêm Bình cũng bị bắt giết).
Hán Thương thưởn những người có chiến cơng, mỗi người được lên tước vị ba bậc, Hồ Xạ vì nghe kế giả Thiêm Bình của người Minh, để cho Hồng Trung lẩn trốn được mà khơng tồn thắng, nên chỉ được thăng một bậc.
Vua sai Trần Cung Túc sang nhà Minh cầu hòa, và biện bạch sự dối trá của Thiêm Bình, người Minh giữ ở lại.
Quý Ly nằm mộng vị thần đọc thơ rằng: "Nhị nguyệt tại gia, tứ nguyệt loạn hoa, ngũ nguyệt phong ba, bát nguyệt sơn hà, thập nguyệt long xa". Đến khi nghe tin quân Minh lại sang, mới có ý lo sợ, (Vua Nghệ Tôn nằm mộng được câu thơ bạch kê, rồi họ Hồ cướp ngôi; Quý Ly nằm mộng được câu thơ phong ba, sơn hà, rồi bị bắt giải về Kim Lăng, thế gọi là làm điều bất thiện tất trong lòng tự biết trước). (Tháng 12 năm sau Hồ Trừng bị thua ở Lỗ Giang, tháng 4, hai cha con Hồ phải đi ra biển, liền bị bại ở Điển Canh, tháng 5 bị bắt ở cửa biển Chỉ Chỉ, tháng 8 bị giải đi, tháng 10 bị giết; số tháng trong bài thơ đều đúng cả. Con bọ ngựa chưa bị bắt, mà hồn bướm đã mơ thấy rồi).
Người Minh lại sang xâm lăng. Trước kia nhà Minh đã phong vương cho Hán Thương, cựu thần nhà Trần là Bùi Bá Kỳ đến đất Bắc cáo nạn, Nguyễn Khang lại giả làm con cháu nhà Trần xin quân phục quốc, vua Minh mới hối là lầm, sai sứ sang trách tội thoán đoạt của Quý Ly, Hán Thương tạ tội, xin rước
Thiêm Bình về, lại không đưa vào nước được; vua Minh càng giận, quyết tâm sang đánh, trước hãy sai Chu Năng, Trương Phụ mang ấn Chinh Di Tướng quân thống lĩnh quân đánh nước Nam, một tốn qn thì phục, một tốn qn thì đi, thay phiên giúp lẫn nhau; Mộc Thạnh, Lý Bân 2 đạo quân kéo đi liền sau, hội nhau ở sơng Bạch Hạc, đóng qn dinh ở bờ sơng phía bắc. Hán Thương sai Trừng ra cự chiến, đồn quân đóng đối nhau, chưa đánh trận nào. Chu Năng trước hãy ra bảng kể tội họ Hồ, lại dương ngôn là sang lấy lại nước cho nhà Trần, viết vào cái bài bằng gỗ thả cho trôi xuống sơng, những người được thấy bài gỗ đó tin là thật; vả lại người dân đương giận sự tàn ngược của Hồ, khơng có lịng chiến đấu nữa. Quý Ly biết rồi quân Tàu sẽ sang, trước hãy cắm gỗ ở cửa biển, cửa sông, lại xây đắp thành Đa Bang để cố thủ; đến lúc ấy quân Minh đánh lấy được thành Đa Bang, lại đương đêm tập kích qn Hồ ở sơng Mộc Hồn, thuyền bè bị cháy hết, phải làm cầu phao cho quân sang; Trương Phụ đánh mặt tây bắc. Mộc Thạnh đánh mặt đông nam, quân chết cao gần bằng thành, vẫn còn đánh chưa thôi; canh 4 ban đêm, Phụ sai quân sĩ cầm đuốc, tù và đồng, lội qua hai lần hào, bắc thang vào thành, quân bám vào thang bò lên như kiến, tiếng tù và tiếng trống long trời, hàng vạn bó đuốc cùng sáng, Nguyễn Tơn Xã kht thành cho voi ra; Phụ lấy bức vẽ sư tử phủ lên mình ngựa cho xơng vào, voi phải lùi, qn sĩ theo vào, hãm được thành. Người Minh vào được Đông Đô, chia đặt quan, chiêu tập dân để làm kế lâu dài, cướp hết của báu, con gái, thiếu các đồng nam, thu nhặt đồ cống, cho trạm đưa về Kim Lăng.
HẬU T RẦN