Bà tên là Phật Kim, lại đổi tên là Thiên Hinh, làm vua hai năm, bà là chất âm mà ở dương vị, trái hẳn lẽ thường, là thân gài bé nào có biết gì. Xưa kia dãi rồng làm mất ngôi nhà Hạ, mỏ én làm đổ cơ nghiệp họ Lưu, cũng không đến nỗi ác độc ác như thế!
Niên hiệu Thiên Chương Hữu Đạo thứ hai Chiêu Hồng xuống chiếu truyền ngơi vua cho Trần Cảnh là quan Thị nội Chính thủ.
Bà Chiêu Hồng mới lên ngôi, bà Trần Thái hậu cùng anh họ là Trần Thủ Độ giữ cả quyền chính ở trong ngồi, tuyển con em các quan xung vào làm sắc dịch ở nội cung. Trần Cảnh mới 8 tuổi, Chiêu Hoàng yêu lắm, mỗi khi chơi đêm thường ở trong bóng tối đùa bỡn, khi thì kéo tóc, khi thì đứng nấp vào bóng nhau. Cảnh bưng chậu nước rửa mặt, bà lấy tay vốc nước vảy vào mặt Cảnh, khi Cảnh bưng khăn dầu thì bà ném khăn cho. Trần Cảnh lạy mà nói: "Xin xá tội cho, thần xin vâng mệnh". Chiêu Hồng cười nói: "Mày đã có trí hiểu biết". Từ khi ấy trở đi cùng nằm với nhau như vợ chồng. Thủ Độ sợ việc tiết lộ ra ngồi, sai đóng hết cửa cung, triệu bách quan vào dụ rằng: "Nhà vua đã có chồng rồi". Quần thần xin chọn ngày chầu mừng, liền xuống chiếu rằng: "Nhà Lý ta nhận mệnh của trời đã hơn 200 năm, khơng may hiện khơng có người thừa kế, Trẫm là đàn bà, tài đức hèn kém, sợ không kham được cơ nghiệp lớn, mỗi khi nghĩ đến việc tìm người hiền lương qn tử, tính đi tính lại một mình, duy chỉ tìm được Trần Cảnh, có văn lại có chất, thật có thể cách hiền lương, uy nghi đường bệ, tài kiêm văn lẫn võ, xét kỹ thấy có hiệu nghiệm rồi, có thể nhường ngơi lớn cho được, để được vừa lòng Trẫm. Vậy các ngươi phải đồng tâm giúp đỡ, để dân được hưởng hạnh phúc thái bình". Chiêu Hồng liền xuống bệ khuyên mời Trần Cảnh lên ngơi Hồng đế, cải niên hiệu là Kiến Trung, Trần Thủ Độ làm chức Quốc Thượng phụ Chưởng lý thiên hạ sự.
Khi bấy giờ Đoàn Thượng chiếm cứ miền đơng. Nguyễn Nộn chiếm cứ miền bắc, một mình Thủ Độ phải chống đỡ kẻ phản nghịch ở bên ngồi, lại tự nghĩ mình khơng biết chữ, chưa quen việc trị quốc, khuyên mời thân phụ vua là Trần Thừa nhiếp chính.
Xưa vua Lý Thái Tổ mới lên ngơi, có đến chơi chùa Phù Đổng, thấy có bài thơ của vị thần đề ở cột chùa rằng: "Nhất bát cơng đức thủy, tùy dun hóa thế gian, quang quang trùng chúc chiếu, một ảnh nhật đăng san" người đời bấy giờ không hiểu nghĩa làm sao, đến khi truyền được 8 đời vua, đến vua Huệ Tôn tên là Kiểu (hay Cảo) thì là chữ nhật ở trên chữ san, mà lặn bóng; thì câu thơ ấy quả nhiên ứng nghiệm. Như thế nhà Lý hưng và vong đều tại trời cả. Lại địa quyết làng Cổ Pháp có câu: "Tộ truyền bát diệp, diệp lạc âm sinh"1 thì hưng và vong cũng có mạch đất nữa.
Xét nhà Lý có 8 vua nối nhau, 218 năm khơng có vua nào thất đức lớn, nhiều vua thánh hiền, lâu ăm thái bình, từ tiền cổ đến khi ấy chưa có triều nào hơn. Đại ước cách thống trị của đời vua, chỉ cần pháp độ, chứ không cần người cho lắm, chính sự thì chuộng khoan hậu, khơng chuộng sự bạo tàn; đương khi vơ sự thì cứ theo sách cũ, giữ chế độ cũ, tuy là vua còn nhỏ tuổi, mà vẫn thống trị nổi; đến lúc suy thì pháp độ đổ nát, khơng lấy lại được, hết oai thế, khôngthể gượng lên được, quân đội khơng tinh thần chiến đấu, quan chức khơng có người đảm đang được việc đó. Đó là vì q nhân tu, thành ra cô tức, sau khi việc bỏ bê, đến nỗi đắm đuối, chất phát thì bị bọn quyền gian lừa dối, nhu nhược thì bị kẻ cường bạo sai khiến, tuy bảo là vua Huệ Tôn làm mất nước, nhưng cái mầm mất nước mọc ra đã lâu, đó cũng là tình thế xui nên. Các hàng quan tại triều cũng có Đào Cam Mộc giúp cho hưng quốc, Lê Phụng Hiểu bình định biến loạn trong gia đình, Lý Thường Kiệt mổ rộng biên cương. Bá Ngọc phị tá Vua nhỏ tuổi, Đạo Thành giúp đỡ chính sự khi vua mới lên ngơi, Kính Tu, phị tá ln bên cạnh, Tử Tư giỏi việc bang giao, ông nào cũng có cơng lớn để lại, duy có người đủ tài lược, phẩm vọng, hết lòng trung thành, gánh vác cơng việc rất khó, làm cho vua được n trên ngơi báu, nước được hưởng phúc thái bình, thì lại chỉ có một Tơ Hiến Thành là hơn hết. Thế nhưng mà chọn triều Lý thì lễ văn thiếu sót, chính sự thơ sơ, chậm chạp, khơng biết thêm bớt, có nhiều cơ hội làm được, mà khơng biết sửa sang thể cách chính trị, điều đó là lỗi ở các vị đại thần không sao chối cãi được. Cịn đến những việc như là Du Đơ dâng chim sẻ