Sự kế thừa của Trang Tử (Đọ giáo tôn giáo)

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (nghề công tác xã hội) (Trang 43 - 46)

+ Trong lĩnh vực nhận thức, Trang tử đẩy phép biện chứng tới mức cực đoan thành một thứ tương đối luận

cách cai trị hữu vi, thì Trang Tử căm ghét kẻ thống trị đến cực độ. Trang Tử đề xuất biện pháp: trở về với xã hội nguyên thủy

Trong cảnh loạn li cuối thời Đông Hán ( thế kỉ II), tư tưởng của Lão Tử cộng với chất duy tâm của Trang Tử dưa vào đã trở thành cơ sở cho việc thần bí hóa đạo gia thành ĐẠO GIÁO.

Đạo giáo thờ “Đạo” và tôn Lão Tử làm giáo chủ, gọi là “Thái thượng lão quân”. Mục đích của việc tu theo ĐẠO là sống lâu.

Đạo giáo có 2 phái: - ĐẠO GIÁO PHÙ THỦY dung các pháp thuật trừ tà trị bệnh chủ yếu giúp cho dân thường mạnh khỏe.

- ĐẠO GIÁO THẦN TIÊN dạy tu luyện, luyện đan, dành cho quý tộc cầu trường sinh bất tử. Có 2 cách tu, đó là: NỘI TU và NGOẠI DƯỠNG.

Kinh điển của Đạo giáo gọi là ĐẠO TẠNG.

. Quá trình ảnh hưởng của Đạo giáo ở Việt Nam

- Đạo giáo thâm nhập vào Việt Nam từ cuối thế kỉ II. Trong khi Nho giáo chưa có chỗ đứng ở Việt Nam thì Đạo giáo đã tìm thấy ngay những tín ngưỡng tương đồng có sẵn từ lâu. Đạo giáo, trước hết là Đạo giáo phù thủy, đã thâm nhập nhanh chóng và hịa quyện dễ dàng với tín ngưỡng ma thuật cổ truyền tới mức khơng cịn danh giới.

- Vào Việt Nam Đạo giáo đã được người dân sử dụng làm vũ khí chống

lại kẻ thống trị.

- Bên cạnh việc thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Thái Thượng Lão quân, thần Trấn Vũ (Huyền Vũ), Quan Thánh đế (Quan Công), thần diện của Đạo giáo phù thủy Việt Nam còn thờ nhiều vị thần thánh khác do Việt Nam xây dựng. Vd: Trần Hưng Đạo (Đức Thánh Trần), Liễu Hạnh (Bà Chúa Liễu).

- Mang tính phổ biến trong Đạo giáo thần tiên ở Việt Nam là phái nội tu. Người Việt Nam thờ Chử Đồng Tử làm ông tổ của Đạo giáo

Việt Nam, gọi là Chử Đạo Tổ.

Giới sĩ phu Việt Nam xưa thường cùng nhau tổ chức phụ tiên (hay cầu tiên, cầu cơ) để cầu hỏi cơ trời, hỏi chuyện thời thế, đại sự cát hung… Nhiều đàn phụ tiên từng nổi danh một thời như đền Ngọc Sơn (Hà Nội), đền Tản Viên(Sơn tây) …Đầu thế kỉ XX, các đàn cầu tiên (gọi là thiện đàn) mọc lên khắp nơi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc cổ vũ tinh thần dân tộc và yêu nước chống Pháp.

Gần với Đạo giáo thần tiên là khuynh hướng ưa thanh tĩnh, nhàn lạc. Hầu hết các nhà nho Việt Nam đều mang tư tưởng này.

2.1.2.2.Văn hoá giao lưu khu vực

*Giao lưu văn hóa tự nhiên Việt- Ấn

Trong giai đoạn thiên niên kỉ I sau cơng ngun này bên cạnh giao lưu với văn hóa Hán, luồng ảnh hưởng của văn hóa phương Nam mà tiêu biểu là văn hóa Ấn Độ đã theo Phật giáo du nhập vào nước ta. Phật giáo từ Ấn Độ truyền bá vào đất Việt và Trung Quốc- rồi từ Trung Quốc truyền dội sang đất nước ta- từ rất sớm, đại để vào một hai thế kỉ đầu công nguyên.

Cũng như bất cứ một tôn giáo nào, trên đường phát triển, Phật giáo đã chia thành nhiều tong phái khác nhau với hai dịng chính là Tiểu thừa(Nam tơng) và Đại thừa(Bắc tơng). Phật giáo khi vào đất Việt, nó cũng phải biến hóa cho phù hợp với phong tục tập quán của cư dân bản địa.

- Ở đời Hán có 3 trung tâm Phật giáo là trung tâm Lạc Dương ở Hà

Nam( kinh đô nhà Hậu Hán), trung tâm Bành Thành ở Giang Tô, thuộc hạ lưu song Trường Giang và trung tâm Luy Lâu ở nước ta.

- Trung tâm Luy Lâu có thể là một căn cứ và bàn đạp cho Phật Giáo đi sâu vào miền nội địa Trung Quốc. Sư Đàm Thiên có lí khi cho rằng Giao Châu theo đạo Phật trước miền Giang Đông của Trung Quốc.

Giao Châu ở sát ngay các nước chịu ảnh hưởng văn minh Ấn Độ và sử dụng Phạn ngữ, lại gần gũi với văn minh Trung Hoa và ở đây đã dung chữ Hán. Giao Châu thuận lợi cả về mặt địa lí và ngơn ngữ văn tự cho sự truyền bá Phật giáo từ Ấn Độ vào Trung Hoa.

Vậy trung tâm Luy Lâu có thể được hình thành do sự viếng thăm của những thương nhân và tăng sĩ Ấn Độ theo thuyền mà tới bằng đường biển và đường sông. Đạo Phật tại Giao Châu chắc chắn do từ Ấn Độ truyền sang trực tiếp, mãi về sau mới lại do từ Trung Hoa tiếp tục truyền xuống.

Thương gia Ấn Độ đến Giao Châu phải ở lại đây cho đến năm tới, chờ gió mùa đơng bắc để trở về Ấn Độ. Một số tăng sĩ có thể ở lại hẳn Luy Lâu. Họ sống với người Việt và Hoa Kiều, và đã ảnh hưởng tới những người này bằng tiếng nói, lối sống và đạo Phật. Người Việt đã tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa vật chất, ngơn ngữ và tinh thần Ấn Độ, trong đó có đạo Phật.

- Phật giáo và văn hóa Việt Nam

+ Nguồn gốc và nội dung cơ bản của Phật giáo

Nguồn gốc

- Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào thế kỷ VI trước công nguyên - Người sáng lập: thái tử Sidharta (Tất Đạt Đa)

- Lí do hình thành: Thời kỳ đó, ở Ấn Độ đang tồn tại nhiều trường phái tư tưởng và tôn giáo với sự phân chia đẳng cấp sâu sắc trong xã hội

Vd: Sự phân chia đẳng cấp trong xã hội (4 đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ) 1. Tu sĩ Bàlamôn: người da trắng Aryen chịu trách nhiệm về tôn giáo và những vấn đề tinh thần

2. Vương tướng: người bảo vệ công lý(quốc vương)

3. Thực nghiệp: quản trị và tăng nguồn của cải (thương gia, nông gia, chủ ngân hàng…)

4. Người lao động: trực tiếp lao động chân tay

Người dân bản xứ nghèo khổ bị trục xuất mọi đẳng cấp xã hội.

Nỗi bất bình của thái tử về sự phân chia đẳng cấp, kỳ thị màu da và đồng cảm với nỗi khổ của muôn dân là những nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một tơn giáo mới.

Nội dung cơ bản của Phật giáo

Thực chất Đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát. Cốt lõi của học thuyết này là Tứ diệu đế (bốn chân lý kỳ diệu) hay Tứ thánh đế ( bốn chân lý thánh): khổ đế, nhân đế, diệt đế và đạo đế.

- Khổ đế là chân lí về bản chất của nỗi khổ.

Khổ là trạng thái buồn phiền phổ biến ở con người do sinh, lão, bệnh, tử (nỗi khổ sinh học) gây ra, hoặc do mọi thứ nguyện vọng không được thỏa mãn (nỗi khổ tâm lý học).

+ Khổ vì phải gần cái mình ghét (ốn tăng hội khổ) + Khổ vì phải xa cái mình yêu (ái biệt ly khổ) +Khổ vì muốn mà khơng đạt (cầu bất đắc khổ)

Một phần của tài liệu Giáo trình cơ sở văn hóa việt nam (nghề công tác xã hội) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w