- Diệt đế là chân lí về cảnh giới diệt khổ
2.2.1. Văn hóa nơng thơn theo truyền thống: gia đình, cộng đồng và xã hộ
2.2. Văn hố nơng thơn Việt Nam
2.2.1. Văn hóa nơng thơn theo truyền thống: gia đình, cộng đồng và xãhội hội
Những người cùng quan hệ huyết thống gắn bó mật thiết với nhau thành đơn vị cơ sở là GIA ĐÌNH và đơn vị cấu thành là GIA TỘC. Đối với người Việt Nam, gia tộc trở thành một cộng đồng gắn bó có vai trị quan trọng thậm chí cịn hơn cả gia đình: họ rất coi trọng các khái niệm liên quan đến gia tộc như
trưởng họ, tộc trưởng, nhà thờ họ, từ đường, gia phả, ruộng kị, giỗ họ, giỗ tổ, mừng thọ… Không phải ngẫu nhiên mà trong tiếng Việt, khái niệm truyền thống của Việt Nam là “làng nườc”, còn “nhà nước” chỉ là sự sao phỏng khái niệm"quốc gia" của Trung Hoa.
Việt Nam, làng và gia tộc (họ) nhiều khi đồng nhất với nhau. Dấu vết hiện tượng "làng là nơi ở của một họ" còn lưu lại trong hàng loạt tên làng: Đặng Xá (nơi ở của họ Đặng), Ngô Xá, Đỗ Xá, Trần Xá, Nguyễn Xá, Châu Xá, Lê Xác... Trong làng, người Việt cho đến giờ vẫn thích sống theo lối đại gia đình: các cụ già rất lấy làm hãnh diện nếu họ đứng đầu một gia đình quần tụ được 3, 4 thế hệ (tam đại đồng đường, tứ đại đồng đường). Ở nhiều dân tộc ít người phổ biến tình trạng các thế hệ của một đại gia đình, một gia tộc ở tập trung dưới một mái nhà dài - loại nhà này có thể dài tới trên 30 mét, với số lượng thậm chí tới hơn trăm người.
Sức mạnh gia tộc thể hiện ở tinh thần đùm bọc, thương yêu nhau. Người trong họ có trách nhiệm cưu mang nhau về mặt vật chất: Sẩy cha cịn chú, sẩy mẹ bú dì; hỗ trợ nhau về trí tuệ, tinh thần: Nó lú nhưng chú nó khơn; và dìu dắt nhau, làm chỗ dựa cho nhau về chính trị: Một người làm quan, cả họ được nhờ.
Quan hệ huyết thống là quan hệ theo hàng dọc, theo thời gian. Nó là cơ sở của tính tơn ti. Người Việt có hệ thống tơn ti trực tiếp rất chi li, phân biệt rạch ròi tới 9 thế hệ (gọi là cửu tộc). Hệ thống của tộc này thuộc loại rất ít gặp trên thế giới, bởi lẽ trong tiếng Việt, tất cả các thế hệ đều thể hiện bằng những từ đơn tiết, điều đó cho thấy sự phân biệt này có nguồn gốc rất lâu đời. Trong khi đó, ở các ngơn ngữ phương Tây chỉ phân biệt 1 thế hệ phía trên và 1 -2 thế hệ phía dưới
Quốc gia đối với người Việt Nam nông nghiệp là Đất người dân cấy trồng và Nước ni cây lúa. “Đất-nước” là một thế qn bình âm dương, nhưng vì Việt Nam thiên về âm tính nên một "Nước" khơng thơi cũng đủ đại diện rồi. Nước là đơn vị quan trọng thứ hai sau làng. Từ làng ra đến nước. Người Việt Nam có từ ghép "làng nước", và xử sự theo câu tục ngữ: sống ở làng, sang ở nước. Từ khi tiếp nhận ánh hưởng Trung Hoa, xuất hiện thêm khái niệm nhà nước, dịch từ chữ "quốc gia". Đây là một chỗ khác biệt khá tinh tế. Khái niệm “nhà-nước” của Trung Hoa xuất phát từ một nền văn hóa coi trong gia đình hơn gia tộc, cịn khái niệm “làng- nước” của ta xuất phát từ một nền văn hóa coi trọng gia tộc hơn gia đình.
Trong hệ thống tổ chức xã hội Việt Nam, đơn vị trung gian giữa làng và nước (cấp vùng, tỉnh) là không quan trọng; trong lịch sử, cấp này chưa hao giờ có vai trị gì đáng kể. Điều đó thể hiện ở chỗ: (a) Tên gọi đơn vị trung gian này luôn thay đổi (Bộ, Quận, Châu, Lộ, Đạo, Thừa tuyên, Trấn, Dinh/Doanh, Tỉnh); (b) Địa giới của chúng cũng khơng ổn định (thời Hùng Vương có 15 bộ, đầu thời Bắc thuộc - 9 quận, cuối thời Bắc thuộc - 12 châu, thời Lí - 24 bộ. thời Trần - 12 lộ, thời Lê - 5 đạo, thời Lê Thánh Tông - 12 thừa tuyên, thời Gia Long - 23 trấn, thời Minh Mạng - 31 tỉnh)... Ngay gần đây, diện mạo các tỉnh vẫn thường xuyên biến động (lúc nhập, lúc tách).
Nếu so sánh tổ chức xã hội của Việt Nam với phương Tây, ta sẽ thu được một bức tranh có tính quy luật rất thú vị. Trong truyền thống Việt Nam, con người cá nhân ln hịa tan vào tập thể. Ngược lại, ở phương Tây cá nhân ln được khuyến khích và nhấn mạnh. Ở cấp đi làng, làng xã Việt Nam có tổ chức chặt chẽ; nó chính là mơi trường sống, là tập tục cộng đồng chủ yếu của người Việt Nam. Cịn làng xã ở phương Tây thì, như Mác nói, nó chỉ là một tập hợp rời rạc như cái "bao tải khoai tây".
Vùng (tỉnh) ở Việt Nam là khơng quan trọng; trong khi đó thì ở phương Tây, mỗi vùng là lãnh địa riêng của một lãnh chúa. Thời kì tư bản, những lãnh địa đó chuyển thành các bang, và nhà nước trở thành liên bang. Mỗi bang là một vương quốc nhỏ, thường có luật pháp riêng. Ranh giới giữa các bang rất rõ ràng.
Con người Việt Nam sống trong tập thể nhỏ là làng, nhưng để chống lụt và chống ngoại xâm thì phải tập hợp với nhau, thành nước. Bởi vậy mà đối với người Việt Nam, quốc gia và ranh giới quốc gia là rất đỗi thiêng liêng. Không phải ngẫu nhiên mà khi nói đến Việt Nam và một số dân tộc phương Đông, người phương Tây thường nghĩ ngay đến ý thức quốc gia và tinh thần dân tộc như những đặc trưng nổi bật nhất. Trong khi đó thì ở phương Tây, ranh giới quốc gia rất mờ: Người du mục xưa quen sống lang thang. Người phương Tây nay đi qua biên giới quốc gia một cách dễ đàng. Con người sinh ra ở nước này, khi lớn lên, có thể chuyển qua nước khác làm ăn, sinh sống, lấy vợ lấy chồng mà không hề phải băn khoăn.
Không chỉ ớ Châu Âu, mà ngay ở khu vực Trung Hoa cũng vậy, những người hiền tài đời xưa, khi khơng hài lịng với ơng vua của mình đều có thế dễ dàng
đi qua nước khác, tìm ơng vua khác mà phục vụ. Họ khơng bị trói buộc bởi ý thức quốc gia, họ đi tìm minh chủ với chí hướng “bình thiên hạ” (thiên hạ = thế giới). Trong một bài giảng đầu năm 1924, Tôn Trung Sơn nhận xét rằng “mấy trăm năm trước thì Trung Quốc hồn tồn khơng có chủ nghĩa dân tộc”, sở dĩ như vậy là vì mất nghìn năm nay, Trung Quốc vốn thực hiện chủ nghĩa bình định thiên hạ, đã chinh phục hết các tiểu quốc ở châu Á".
Người Việt Nam, do ý thức quốc gia lớn, cho nên thường ít quan tâm đến những vấn đề quốc tế (cũng như người nông dân quan tâm đến việc trong làng và thờ ơ với việc ngoài làng). Ở phương Tây, các quốc gia phong kiến luôn quan hệ mật thiết với nhau, dù là chiến tranh hay hịa bình. Thời tư bản, giới tư sản các nước liên minh với nhau; khối công nhân cũng lien hiệp lại, tạo nên tinh thần quốc tế vô sản.
Nước là sự mở rộng của làng. Chức năng nhiệm vụ của nước cũng giống như chức năng nhiệm vụ của làng - ứng phó với mơi trường tự nhiên và ứng phó với mơi trường xã hội - chỉ có quy mơ là khác nhau.Nếu ứng phó với mơi trường tự nhiên ở phạm vi làng là liên lết lại để sản xuất chủ Kịp thời vụ, thì ở phạm vi quốc gia là chống thiên tai, đặc biệt là ứng phó với lũ lụt. Đơng Nam Á là vùng sông nước, cho nên lũ lụt là hiện tượng ghê gớm nhất. Từ khi lập quốc, chống lụt đã là nhiệm vụ hàng đầu của quốc gia, tự sinh tồn của dân tộc. Lịch sử Việt Nam là lịch sử đắp đê. Truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh, một trong những truyền thuyết sớm nhất, chính là một bài ca chống lụt.
Nhiệm vụ thứ hai là ứng phó với mơi trường xã hội, ở cấp độ làng là chống trộm cướp, trong phạm vi quốc gia là chống giặc ngoại xâm. Do vị trí địa lí đặc biệt của mình, Việt Nam cũng là nước khơng may phải liên tục đối phó với nạn ngoại xâm. Truyền thuyết Thánh Gióng là câu chuyện quan trọng thứ hai của thời kì dựng nước.
Việc chống ngoại xâm địi hỏi phải có tinh thần đồn kết tồn dân và lòng yêu nước. Hai điều kiện này là sản phẩm sẵn có của tính cộng đồng và tính tự trị làng xã. Khởi nguồn từ cuộc sống nơng nghiệp, tính cộng đồng coi mọi người trong làng như anh chị em trong nhà đã chuyển thành ý thức cộng đồng trong phạm vi quốc gia. Tính cộng đồng trong phạm vi làng là cơ sở tạo nên tính đồng nhất trong hàng loạt lĩnh vực: đồng tộc, đồng niên, đồng nghiệp, đồng hương... và tất
yếu dẫn đến sự đồng nhất trong phạm vi quốc gia: đồng bào (sinh ra từ cùng một bọc trứng). TINH THẦN ĐOÀN KẾT TỒN DÂN từ đó mà ra.
Trên phương diện tính tự trị, làng xã và quốc gia của người Việt Nam và các nước có nền văn hóa nơng nghiệp đều mang tính khép kín như nhau, dẫn đến ý thức quốc gia rất mạnh (chính vì vậy mà ở các nước phương Đơng hay nảy sinh những xu hướng quốc gia chủ nghĩa, dân tội chủ nghĩa cực đoan). Cũng giống như người bỏ làng ra đi bị xem là dân ngụ cư, bị khinh rẻ, người Việt Nam truyền thống có tâm lí xem việc bỏ quê hương ra nước ngoài sinh sống là việc tày trời, trong lịch sử nhiều khi nó thậm chí được xem là một sự phản bội, một trọng tội. Ý THỨC ĐỘC LẬP DÂN TỘC và LÒNG YÊU NƯỚC mãnh liệt từ đó mà ra.
- Sự khác biệt cơ bản của tổ chức quốc gia so với tổ chức làng xã là ở chỗ: Ở phạm vi nhỏ, mọi người quen biết nhau thì cách tổ chức tốt nhất là sống theo tình cảm; nhưng khi ra phạm vi lớn, dân đơng hơn mà lại khơng quen biết nhau thì việc tổ chức và quản lí địi hỏi phải chặt chẽ hơn, cũng tức là phải tăng cường chất DƯƠNG TÍNH hơn. Chính vì vậy mà biện pháp tất yếu để tổ chức xã hội là từ tự phát (thời Hùng Vương) tới chỗ đi theo hướng học tập cách tổ chức xã hội của Trung Hoa (thời độc lập tự chủ), và của phương Tây (sau này).
Về tổ chức Bộ Máy, thời Hùng Vương, do vua có Lạc hầu có thể thay mặt vua giải quyết các công việc trong nước. Dưới Lạc hầu là Lạc tướng (cịn gọi là phu đạo) đứng đầu các bộ (chuyển hóa từ bộ lạc). Dưới bộ là các làng (kẻ, chạ) - một thứ công xã nơng thơn mà đứng đầu là Già làng. Lí Bí sau khi tiêu diệt quân Lương (năm 544), dựng được tự xưng là Nam đế, đặt quốc hiệu là Vạn Xuân, niên hiệu là Thiên Đức, cho đúc tiền riêng và đóng đơ ở miền cửa sơng Tơ Lịch (Hà Nội bây giờ), tổ chức triều đình thành hai ban văn, võ.
Từ sau chiến thắng Bạch Đằng (cuối năm 938), Ngô Quyền giành lại được độc lập xưng vương vào mùa xuân năm 939, định đô ở kinh đô cũ của Âu Lạc là Cổ Loa và đặt ra các chức quan văn, võ, quy định các nghi lễ trong triều và màu sắc lễ phục của quan lại các cấp. Từ khi Lí Cơng Uẩn lên ngơi vua, dời đơ về Thăng Long (năm 1010), nhà nước càng ngày càng được tổ chức chặt chẽ chính quy và hồn chỉnh hơn: nói như Lê Q Đơn, “có thể làm mẫu mực cho các đời sau”. Triều đình nhà Lí, đứng đầu là vua, gồm có: Trên là nhóm cận thần gồm các chức tam thái (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) và tam thiếu (Thiếu sư, Thiếu phó,
Thiếu bảo) lo về việc văn, các chức Thái úy và Thiếu úy (chỉ huy cấm binh) lo về việc võ. Ở dưới là hai ban văn võ với đủ các chức vụ cụ thể. Cũng từ thời Lí, với việc lập Văn Miếu (năm 1070), Nho giáo được chính thức đưa vào và ngày càng phát triển, đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng về tổ chức xã hội Việt Nam để quản lí nội bộ bên trong và ứng phó với bên ngồi.
Quan chế các đời sau chủ yếu dựa vào thời Lí, có điêu chỉnh ít nhiều và mở rộng thêm. Đời Trần đặt thêm chức Tam tư (Tư đồ, tư mã, tư không). Đến đời Lê Nghi Dân (1459), các ban văn, võ theo lối Trung Hoa mà tổ chức thành lục bộ (đứng đầu các bộ là quan thượng thư): bộ Lại (coi việc quản lí quan lại và bộ máy nhà nưỏc)l bô Lễ (coi lễ tiết, thi cử học hành…), bộ Hộ (coi việc kinh tế), bộ Binh (coi việc quân sự), bộ Hình (coi việc pháp luật), và bộ Công (coi việc xây dựng, kiến thiết). Ngồi ra, có một số cơ quan chun trách như Hơn lăm viện lo biên soạn các văn thư; Quốc tử giám lo đào tạo quan lại từ con em giới cầm quyền; Khâm thiên giám coi thiên văn, lịch pháp; Thái y viện lo việc thuốc men; Cơ mật viện tư vấn cho vua và các việc hệ trọng...
Về PHÁP LUẬT, một công cụ của nhà nước, thì chắc hẳn đã có từ nhà nước đầu tiên thời Hùng Vương. Pháp luật này có thể cịn ít nhiều mang tính chất luật tục hai tập quán pháp nhưng chắc hẳn đã khá nền nếp và quy củ nên trong lời tâu của Mã Viện gửi vua Hán Quang Vũ sau khi đàn áp cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng còn ghi rõ: ”Luật của dân Việt khác luật của người Hán đến hơn mười điều”. Sau khi dẹp yên loạn 12 sứ quân, để củng cố chính quyền, năm 968 Đinh Tiên Hoàng đã nâng cao hiệu lực của pháp luật lên một bước bằng cách định ra những hình phạt hà khắc như nấu trong vạc lớn đặt ở sân triều, cho hổ dữ ni trong cái ăn thịt… Thời Lí có bộ luật Hình thư gồm 3 quyển do Lí Thái Tơng ban hành năm 1042; thời Trần có bộ Quốc triều hình luật gồm 1 quyển ban hành năm 1244; đời Lê có bộ Quốc triều hình luật (cịn gọi là Lê triều hình luật) gồm 6 quyển do Lê Thánh Tơng niên hiệu Hồng Đức ban hành năm 1489 gồm 6 quyển vời 722 điều (thường gọi là Luật Hồng Đức). Đời Nguyễn có bộ Luật Gia Long ban hành năm 1815, sau trở thành Hoàng triều luật lệ. Trải qua các cơn binh lửa, trong số các bộ luật trên chỉ có Luật Hồng Đức và Luật Gia Long là còn giữ được. Hai bộ luật này đều ra đời vào thời kì Nho giáo là quốc giáo, nên chúng chịu ảnh hường khá nhiều của luật Trung Hoa (Minh, Thanh)