- Diệt đế là chân lí về cảnh giới diệt khổ
2.2.2. Văn hóa nơng thơn theo địa bàn cư trú: Xóm và làng
Những người sống gần nhau có xu hướng liên kết chặt chẽ với nhau. Sản
phẩm của lối liên kết này là khái niệm LÀNG, XÓM.
Việc tổ chức nơng thơn theo địa bàn cư trú chính là bước thứ hai trong lịch sử phát triển của làng xã Việt Nam: Khi công xã thị tộc tan rã và chuyển thành cơng xã nơng thơn thì các thành viên của làng khơng chỉ gắn bó với nhau bằng các quan hệ máu mủ mà cịn gắn bó cả bằng những quan hệ sản xuất. Tuy nhiên, những quan hệ sản xuất này ở Việt Nam cũng khác hẳn phương Tây.
Ở phương Tây, các gia đình sống gần nhau cũng có quan hệ với nhau, nhưng họ sống theo kiểu trang trại, quan hệ lỏng lẻo, phần nhiều mang tính chất xã giao. K. Marx đã từng nhận xét một cách dí dỏm rằng nông thôn phương Tây là "cái bao tải khoai tây" (mà trong đó mỗi gia đình là một củ khoai tây!). Ở Việt Nam thì khác: Thứ nhất, để đối phó với mơi trường tự nhiên, đáp ứng nhu cầu cần đơng người của nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ, người dân Việt Nam truyền thống không chỉ cần đẻ nhiều mà cịn làm đổi cơng cho nhau. Thứ hai, để đối phó với mơi trường xã hội (nạn trộm cướp...), cả làng phải hợp sức mới có hiệu quả. Chính vì vậy mà người Việt Nam liên kết với nhau chặt chẽ tới mức bán anh em xa, mua láng giềng gần. Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc Một giọt máu đáo hơn ao nước lã: Người Việt Nam không thể thiếu được anh em họ hàng, nhưng đồng thời cũng không thể thiếu được bà con hàng xóm.
Cách tổ chức nông thôn theo địa bàn cư trú dựa trên quan hệ hàng ngang, theo khơng gian. Nó là nguồn gốc của tính dân chủ, bởi lẽ muốn giúp đỡ nhau, muốn có quan hệ lâu dài thì phải tơn trọng, bình đẳng với nhau. Đó là hình thức dân chủ sơ khai, dân chủ làng mạc; trong lịch sử, nền dân chủ nơng nghiệp này có trước nền dân chủ tư sản của phương Tây. Tính dân chủ bình đẳng kéo theo mặt trái là thói dựa dẫm, ỷ lại và thói đơ kị, cào bằng.