- Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi:
2. trẻ tham gia giải quyết vấn đề: 1 Nhu cầu nhận thức của trẻ
2.1. Nhu cầu nhận thức của trẻ
Theo những nhà chuyên môn, để nhận biết nhu cầu và hiểu được nhiều khía cạnh khác nhau trong nhân cách của trẻ, nhân viên xã hội phải đứng trên quan điểm phát triển, đặc biệt là khi làm việc với trẻ em đang khủng hoảng. Điều quan trọng là cần quan tâm đến những điều kiện vật chất và môi trường xã hội xung quanh trẻ cũng như có sự trao đổi thích hợp để hiểu quan điểm và thế giới riêng của trẻ. Sự hiểu biết về các nhu cầu của trẻ sẽ giúp nhân viên xã hội
giải quyết được các vấn đề của trẻ đang khủng hoảng một cách thích hợp.
Trẻ em được sinh ra với những nhu cầu sinh lý, tình cảm và nhận thức như nhau. Nếu nhìn sự phát triển của trẻ qua các nền văn hóa khác nhau, nhân viên xã hội sẽ dễ cho rằng những nhu cầu này có tính chất tồn cầu. Nên lưu ý là mỗi xã hội, mỗi nền văn hóa sẽ đáp ứng những nhu cầu của trẻ với những phương cách phù hợp trong những điều kiện tinh thần, kinh tế, xã hội và chính trị khác nhau
Nhu cầu về những kinh nghiệm mới là điều kiện trước tiên của quá trình phát triển tinh thần. Khơng có những kinh nghiệm mới để chuyển hóa vào trong sự nhận thức thế giới, ý thức và trí tuệ của trẻ sẽ khơng thể phát triển tồn vẹn được. Dựa trên những bài học từ thời thơ ấu, những kinh nghiệm mới thúc đẩy trẻ học được một trong những điều quan trọng nhất : Học cách học như thế nào, hiểu được rằng sức mạnh (thể chất, tinh thần) mang đến cho con người sự vui nhộn và cảm giác thành đạt. Quá trình học tập chủ động địi hỏi phải có thực nghiệm và sự tác động qua lại với người khác thông qua việc cùng chơi và cùng truyền thông. Khi quan sát, xem xét và đánh giá thái độ, niềm tin hoặc hành vi của trẻ, nhân viên xã hội luôn nhớ rằng trẻ thường nhận thức thế giới bằng lăng kính chủ quan của mình.Trẻ em do đó là thành phần chủ động trong sự phát triển của chính trẻ.
2.2 Trình tự để trẻ tham gia giải quyết vấn đề
- Giúp thân chủ tự giải quyết, tự đương đầu với vấn đề của mình.
-Hướng đến việc nâng cao khả năng giải quyết vấn đề của thân chủ trong tương lai. - Khuyến khích và tạo cơ hội để trẻ tham gia giải quyết vấn đề của chúng.
3.Thực hiện quyền tự quyết của thân chủ: 3.1. Nhu cầu tự khẳng định của trẻ
Nếu đứa trẻ có hình ảnh tích cực về bản thân, trẻ có thể đương đầu với nhiều áp lực từ cuộc sống. Do đó để giúp trẻ nhận rõ giá trị của chính mình, nhân viên xã hội nên chấp nhận trẻ như nó vốn có, nhìn thấy khả năng của trẻ hơn là chỉ quan tâm đến những khuyết điểm của trẻ. Nhân viên xã hội phải giúp tạo nơi trẻ cảm giác được chấp nhận. Khi cố gắng thay đổi hành vi của trẻ, nhân viên xã hội phải phân biệt được những hành vi khơng phải của chính trẻ.
Người hỗ trợ và chăm sóc trẻ có vai trị quan trọng trong việc tạo cho trẻ một sự cảm nhận về giá trị, về sức mạnh của môi trường trong việc phát triển tự nhận thức của trẻ, ví dụ bằng cách khen thưởng. Khen thưởng khơng nên máy móc mà nên dựa vào sự cố gắng thật sự của trẻ. Khen thưởng và chấp nhận là điều quan trọng đối với trẻ đang bị khủng hoảng, đặc biệt đối với trẻ bị phân biệt đối xử và phải cho trẻ hiểu rằng sự phân biệt đối xử không được chấp nhận bất cứ ở đâu và tất cả trẻ em đều có giá trị như nhau.
3.2. Trình tự thực hiện quyền tự quyết của thân chủ:
- Hướng dẫn, cung cấp thông tin để thân chủ đưa ra những quyết định phù hợp thay vì quyết định hay vạch kế hoạch thay thân chủ.
Tuy nhiên, sự tự quyết của thân chủ phải nằm trong khuôn khổ luật pháp, chuẩn mực xã hội và quyền con người. Nghĩa là những quyết định đó khơng được gây tổn hại cho người khác hoặc cho chính bản thân thân chủ.
- Giúp thân chủ tự ý thức và tự chịu trách nhiệm với những quyết định của mình. - Nhận biết và đánh giá khả năng nhận thức, khả năng ra quyết định của trẻ, khơng thể địi hỏi trẻ hiểu và đưa ra những quyết định quá khả năng của mình. Để làm được điều này địi hỏi nhân viên cơng tác xã hội phải hiểu rõ về sự phát triển tâm lý lứa tuổi trẻ em.