Thức về bản thân

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với trẻ em (Nghề công tác xã hội) (Trang 60 - 65)

- Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi:

6. thức về bản thân

6.1. Vai trò của nhân viên CTXH khi làm việc với trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt biệt

Làm việc với trẻ em có hồn cảnh đặc biệt là một q trình khó khăn, đầy khó

khăn và địi hỏi người nhân viên cơng tác xã hội phải kiên nhẫn, có kiến thức và kỹ năng vững vàng.

Trong tiến trình làm việc với trẻ, nhân viên xã hội cố gắng lấp khoảng trống giữa thế giới bên ngoài và cảm xúc của đứa trẻ về thế giới xung quanh và để làm như thế nhân viên xã hội cũng đi vào thế giới bên trong của đứa trẻ. Là một người có thể di chuyển từ thế giới này đến thế giới khác, nhân viên xã hội có thể có một giá trị và một mối quan hệ đặc biệt đối với trẻ. Nhân viên xã hội có thể điều hành có hiệu quả cái thế giới bên ngồi của đứa trẻ, có thể nói chuyện với cha mẹ và thầy cơ giáo, có thể lo lắng về nhà ở tồi tàn, có thể đến thăm trẻ ở bệnh viện hay ở nhà của trẻ em, có mặt ở trạm cảnh sát nếu cần, tham vấn với nhóm bạn của trẻ đê giải quyết các mau thuẫn,….điều này địi hỏi nhân viên xã hội cần phải có hiểu biết thật tốt về những hệ thống này. Tuy nhiên, cùng lúc nhân viên xã hội cần phải suy nghĩ về và suy nghĩ với đứa trẻ, cố gắng để nhìn thế giới này qua cặp mắt của đứa trẻ và khám phá ảnh hưởng của thế giới bên ngoài lên đời sống của đứa trẻ theo cả hướng khách quan và chủ quan của trẻ. Chính tiến trình này cần đến tồn bộ những kỹ năng từ truyền thơng, thấu cảm, quan sát, lắng nghe tích cực, tham vấn, vấn đàm, …. Nó địi hỏi nhân viên xã hội ăn khớp với đứa trẻ, bằng những cách phù hợp với tuổi tác, sự hiểu biết và hồn cảnh của đứa trẻ. Nó cần người nhân viên xã hội có sự hiểu biết đúng đắn về trẻ em phát triển ra sao và trẻ em nhìn thế giới như thế nào, những gì mà trẻ em cần từ mơi trường của chúng và cách thức chúng phản ứng nếu những nhu cầu đó khơng được đáp ứng.

Tuy nhiên, nhân viên xã hội luôn làm việc với trẻ em trong sự hồi tưởng về tuổi thơ của mình, và khơng phải nhân viên xã hội nào cũng có kinh nghiệm và kỹ năng vững vàng để đảm bảo không phạm phải những sai lầm trong quá trình can thiệp. Vì vậy, nhân viên cần xóa bỏ những cảm xúc khinh ghét, thương hại, tránh né, giận giữ, thị uy…Hay có định kiến với trẻ do những thông tin do người khác cung cấp hoặc kinh nghiệm bản thân.

Khi trẻ ở trong tình trạng căng thẳng, khủng hoảng, nhân viên xã hội cần áp dụng một chiến lược can thiệp khủng hoảng. Trước tình trạng và cảm xúc của trẻ, nhân viên xã hội rất dễ xúc động, tuy nhiên chúng ta cần giữ cho mình bình tĩnh và sáng

suốt, cần ý thức rằng việc thể hiện cảm xúc của chúng ta có thể khiến tình trạng của trẻ thêm tồi tệ.

.6.3. Trình tự ý thức về bản thân:

- Phối hợp sự hỗ trợ của một kiểm huấn viên hoặc đồng nghiệp. -Đánh giá khách quan thường xuyên quá trình làm việc của mình - Điều chỉnh thích hợp để nâng cao năng lực và hiệu quả công việc.

7.Tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên xã hội và thân chủ: 7.1. Nhu cầu được an toàn và được yêu thương

Trẻ em cần người chăm sóc yêu thương từ thời thơ ấu. Có thể khơng nhất thiết đó phải là người mẹ đẻ mà điều quan trọng là trẻ cần được quan tâm một cách riêng biệt, trực tiếp, xuất phát tử nhiệt tâm và tình cảm của người chăm sóc một cách ổn định. Những quan hệ tình cảm mà đứa trẻ có được tử thời thơ ấu sẽ tạo cho trẻ sự tin tưởng và cảm giác thật sự an tồn, giúp trẻ đón nhận và đóng góp cho sự phát triển xã hội sau này.

Bên cạnh sự yêu thương, trẻ em cũng cần sự an toàn. Điều này có được khi :

-Trẻ được sống trong một mơi trường ít biến động, giúp trẻ có thể làm những cơng việc giống nhau với những phương pháp giống nhau tại những thời điểm tương tự trong ngày, giúp trẻ có thể dự đốn được những gì sẽ xảy ra trong tương lai gần với mức độ tương đối chắc chắn.

-Trẻ nhận được sự chấp nhận của người lớn ( cha mẹ, người bảo hộ…) trong việc đánh giá hành vi của mình : được tán thưởng hay khơng được đồng tình

7.2. Trình tự tạo mối quan hệ tốt đẹp giữa nhân viên xã hội và thân chủ:

- Xác định mối quan hệ giữa mình và trẻ là mối quan hệ cơng việc,

- Xây dựng mục đích, định hướng và kế hoạch cụ thể dựa trên việc áp dụng các kiến thức và kỹ năng xã hội khi tiếp cận trẻ.

Bài 4

TIẾN TRÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EMMã bài: MĐ19 B04 Mã bài: MĐ19 B04

Mục tiêu:

- Kiến thức:

+ Nêu được các kỹ năng làm việc với trẻ em .

+ Liệt kê được tiến trình và cách thức tiến hành trợ giúp trẻ em bị xâm hại và sao nhãng.

- Kỹ năng:

+ Phát hiện và lập kế hoạch phòng ngừa, trợ giúp, hỗ trợ và bảo vệ trẻ em khỏi bị xâm hại và sao nhãng

+ Thực hiện được tiến trình nhận thức trong CTXH bảo vệ trẻ em - Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

Rèn luyện sự tỉ mỉ khi tiếp xúc và chăm sóc trẻ em, hết lịng vì trẻ em, sẵn sàng hoạt động bảo vệ trẻ em

1. Nhận thức

1.1. Mục tiêu của giai đoạn nhận thức và kỹ năng tiếp cận trẻ:

- Mục tiêu của giai đoạn nhận thức: Nhằm giúp cán bộ xã hội nhận diện vấn đề đang xảy ra đối với trẻ.

Trong thực tế khi có vấn đề xảy ra đối với trẻ, chúng ta sẽ phải tiếp xúc với rất nhiều chứng cứ/thông tin khác nhau từ nhiều nguồn, và không phải tất cả những chứng cứ/thơng tin này đều chính xác, hữu dụng. Vì vậy, để nhận diện vấn đề một cách đúng đắn và đầy đủ người cán bộ xã hội phải có ý thức tìm kiếm và chọn lọc những chứng cứ/thông tin xác thực, đáng tin cậy.

- Kỹ năng tiếp cận trẻ: Giúp nhân viên xã hội thiết lập mối quan hệ giữa trẻ và nhân viên. Tùy theo hoàn cảnh và tâm lý của trẻ, chúng ta cần áp dụng những cách tiếp cận khác nhau. Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe hỗ trợ hiệu quả cho việc tiếp cận trẻ. Việc hiểu tâm lý của trẻ cũng góp phần quyết định sự thành cơng của q trình tiếp cận trẻ. Trẻ trong hồn cảnh đặc biệt thường gặp khó khăn trong mối quan hệ với những người xung quanh do đó chúng ta cần thật sự kiên nhẫn. Trong quá trình tiếp cận trẻ, chúng ta cần thể hiện cho trẻ thấy chúng ta thấu cảm, đồng cảm với vấn đề/cảm xúc của trẻ, tuy nhiên cần ln bình tĩnh và sáng suốt để giúp trẻ an tâm.

1.2. Trình tự của giai đoạn nhận thức:

-Xác định rõ những chứng cứ và thơng tin liên quan nào có ảnh hưởng đến q trình chăm sóc, bảo vệ trẻ em;

- Ý thức tại sao mình lại quan tâm đến thơng tin/chứng cứ này thay vì những thơng tin/chứng cứ khác;

- Giải thích được vì sao những chứng cứ/thơng tin này quan trọng hơn những chứng cứ/thông tin khác;

- Ý thức được những kiến thức, hiểu biết nghề nghiệp nào đã giúp mình chọn lựa các thơng tin/chứng cứ này.

2.Đánh giá:

Một phần của tài liệu Giáo trình công tác xã hội với trẻ em (Nghề công tác xã hội) (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w