TẦM NHÌN ASEAN NĂM 2020:

Một phần của tài liệu Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển (Trang 39 - 43)

Các nước thành viên ASEAN đã tạo ra một cộng đồng các quốc gia Đông Nam châu Á sống hoà bình với nhau và với thế giới, nhanh chóng đạt được sự phồn vinh cho nhân dân mình và cải thiện đời sống của họ một cách vững chắc. Tính đa dạng phong phú của các quốc gia đã đem lại sức mạnh và nguồn cổ vũ để giúp nhau xây dựng một ý thức cộng đồng mạnh mẽ.

ASEAN nay là một thị trường với hơn 560 triệu dân có tổng sản phẩm nội địa là 1100 tỷ USD. Khu vực này đã đạt được thành tựu đáng kể trong lĩnh vực kinh tế, như tỷ lệ tăng trưởng cao, sự ổn định và thuyên giảm đáng kể tỷ lệ nghèo trong mấy năm qua. Các nước thành viên đã có được khối lượng thương mại và luồng đầu tư lớn nhờ có nhiều biện pháp tự do hoá đáng kể.

ASEAN theo tầm nhìn 2020 sẽ là một nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam châu Á hướng ngoại, sống trong hoà bình, ổn định và thịnh vượng, gắn bó với nhau bằng quan hệ đối tác trong phát triển năng động và trong một cộng đồng các xã hội đùm bọc lẫn nhau.

9.1.Một Nhóm hài hoà các dân tộc Đông Nam châu Á

Vào năm 2020, khu vực ASEAN sẽ thực sự trở thành một Khu vực hoà bình, tự do và trung lập như nêu trong Tuyên bố Kuala Lumpur 1971.

Đến năm 2020 khi Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam châu Á sẽ phát huy đầy đủ chức năng của mình như một bộ luật ứng xử có tính ràng buộc đối với các chính phủ và nhân dân, ASEAN sẽ thiết lập được một Đông Nam châu Á hoà bình và ổn định, ở đó mỗi nước sống bình yên, những nguyên nhân xung đột đã được loại bỏ qua việc tôn trọng công lý và luật pháp và việc tăng cường tinh thần tự cường quốc gia và khu vực.

Hơn nữa, Đông Nam châu Á sẽ không có vũ khí hạt nhân; tất cả các nước có vũ khí hạt nhân cam kết tuân thủ những mục đích của Hiệp ước về khu vực Đông Nam châu Á không có vũ khí hạt nhân bằng cách tham gia Nghị định thư của Hiệp ước.Và khi đó, khu vực sẽ không có tất cả các loại vũ khí giết người hàng loạt khác.

Diễn đàn khu vực ASEAN sẽ là một phương tiện vững chắc để xây dựng lòng tin, thực hiện ngoại giao phòng ngừa, và thúc đẩy giải quyết xung đột.

Các quốc gia thành viên ASEAN quyết tâm nâng cao hợp tác kinh tế ASEAN qua các chiến lược phát triển kinh tế, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mỗi nước, chú trọng tới sự tăng trưởng đồng đều và bền vững, nâng cao tính tự cường quốc gia cũng như khu vực.

Hoạt động kinh tế ASEAN sẽ tiếp tục duy trì ở mức cao bằng cách bồi đắp cho nền tảng của những cố gắng hợp tác hiện nay, củng cố những thành tựu đã đạt được, tăng cường những cố gắng chung và tương trợ lẫn nhau. Để đạt được điều đó, các quốc gia thành viên ASEAN phải tiến đến quan hệ gắn bó và liên kết kinh tế chặt chẽ hơn, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các nước thành viên, bảo đảm cho hệ thống thương mại đa biên vẫn công bằng và rộng mở, và đạt trình độ cạnh tranh quốc tế.

Khu vực Kinh tế ASEAN sẽ là một khu vực ổn định, thịnh vượng, có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hàng hoá, dịch vụ và đầu tư được lưu chuyển thông thoáng, vốn được lưu chuyển thông thoáng hơn, kinh tế phát triển đồng đều, nghèo đói và phân hoá kinh tế-xã hội giảm bớt. Điều này được cam kết theo các khoản sau:

• Duy trì sự ổn định về kinh tế vĩ mô và về tài chính trên toàn khu vực bằng cách tăng cường tham khảo ý kiến chặt chẽ hơn về chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính.

• Tăng cường liên kết và hợp tác kinh tế bằng cách thực hiện những chiến lược chung sau:thực hiện đầy đủ Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ( AFTA) và thúc đẩy sự trao đổi thông thoáng về dịch vụ; thực hiện Khu vực Đầu tư ASEAN vào năm 2010 và luồng đầu tư thông thoáng vào năm 2020; tăng cường và mở rộng hợp tác tiểu vùng ở các khu vực và tiểu vùng tăng trưởng hiện có và sắp có; củng cố và mở rộng hơn nữa các mối liên kết với các khu vực ngoài ASEAN vì lợi ích chung, hợp tác nhằm tăng cường hệ thống thương mại đa biên; tăng cường vai trò của giới doanh nghiệp, coi đó là động lực tăng trưởng.

• Thúc đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện đại và có tính cạnh tranh trong ASEAN để góp phần phát triển công nghiệp và tính hiệu quả của khu vực. • Đẩy nhanh sự lưu chuyển thông thoáng về dịch vụ chuyên môn và các dịch

vụ khác trong khu vực.

• Thúc đẩy sự thông thoáng trong lĩnh vực tài chính và hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực tiền tệ và thị trường vốn, thuế, bảo hiểm, và các vấn đề hải quan cũng như tham khảo ý kiến chặt chẽ hơn về chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính.

• Đẩy nhanh sự phát triển khoa học và công nghệ, bao gồm cả công nghệ thông tin bằng cách thiết lập một mạng lưới công nghệ thông tin và các trung tâm đầu đàn trong khu vực để phổ biến và tạo điều kiện dễ tiếp cận dữ liệu và thông tin.

• Thiết lập sự liên kết với nhau trong lĩnh vực năng lượng và điện, khí thiên nhiên và nước dùng trong sinh hoạt trong ASEAN thông qua hệ thống điện ASEAN và hệ thống ống dẫn khí và nước sinh hoạt xuyên ASEAN, và thúc đẩy hợp tác trong việc bảo tồn và sử dụng có hiệu quả năng lượng cũng như phát triển các nguồn năng lượng mới và tái sinh.

• Tăng cường an ninh lương thực và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế của lương thực và nông, lâm sản; biến ASEAN trở thành một khu vực hàng đầu sản xuất các sản phẩm này, biến ngành lâm nghiệp thành một mô hình về quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững rừng.

• Đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về cải thiện cơ sở hạ tầng và thông tin liên lạc bằng cách phát triển mạng lưới giao thông vận tải liên kết và hài hoà xuyên ASEAN, làm chủ được các bước tiến trong công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin, đặc biệt trong việc nối các xa lộ thông tin/các hành lang đa phương tiện trong ASEAN, khuyến khích chính sách bầu trời rộng mở, phát triển vận tải đa phương thức, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng quá cảnh; liên kết chặt chẽ hơn mạng lưới viễn thông thông qua sự kết nối, phối hợp các tần số và công nhận các thủ tục phê duyệt các chủng loại thiết bị của nhau.

• Tăng cường sự phát triển nguồn nhân lực trong tất cả các lĩnh vực kinh tế thông qua việc giáo dục có chất lượng, nâng cao tay nghề, kỹ năng và huấn luyện.

• Có những cố gắng tiến tới hệ thống tiêu chuẩn và đánh giá phù hợp ở cấp độ quốc tế để biến hệ thống này thành một hệ thống hài hoà nhằm tạo điều kiện dế dàng hơn cho việc chu chuyển thương mại ASEAN thông thoáng trong khi đáp ứng được nhu cầu về an toàn, y tế và môi trường.

• Sử dụng Quỹ hợp tác chuyên ngành ASEAN như một công cụ để giải quyết vấn đề phát triển kinh tế không đồng đều, nghèo và phân hoá kinh tế-xã hội. • Tăng cường quan hệ đối tác hải quan ASEAN để tiến tới tiêu chuẩn quốc tế

và mức tốt nhất về hiệu quả, trình độ chuyên môn và dịch vụ và đồng nhất thông qua việc hài hoà thủ tục, để tăng cường thương mại và đầu tư và để bảo vệ sức khoẻ và cuộc sống của cộng đồng ASEAN.

• Tăng cường thương mại bên trong ASEAN trong lĩnh vực khai khoáng và thông qua mối liên hệ gần gũi hơn và chia sẻ thông tin về khia khoáng và khoa học trái đất đóng góp để ASEAN làm chủ được công nghệ cũng như tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác với các bên đối thoại để tạo điều kiện phát triển và chuyển giao công nghệ trong ngành khai khoáng, đặc biệt trong nghiên cứu hạ lưu và khoa học trái đất và thiết lập cơ chế thực hiện thích hợp.

9.3.Một cộng đồng các xã hội đùm bọc nhau

Đến năm 2020 toàn bộ Đông Nam châu Á sẽ là một cộng đồng ASEAN nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản văn hoá của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực .

Xã hội ASEAN sống động và rộng mở sẽ nhất quán với đặc điểm dân tộc của mỗi nước trong đó mọi người đều được tiếp cận một cách công bằng các cơ hội để phát triển không phân biệt giới tính, sắc tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, hoặc nguồn gốc văn hoá và xã hội.

ASEAN sẽ là một xã hội đùm bọc và gắn bó nơi mà nạn đói, suy dinh dưỡng, thiếu thốn và nghèo khổ không còn là những vấn đề cơ bản nữa; ở đó gia đình vững mạnh là những đơn vị cơ bản của xã hội chăm lo cho các thành viên của gia đình, đặc biệt là trẻ em, thanh niên, phụ nữ và người cao tuổi; và ở đó xã hội công dân được tăng cường sức mạnh và đặc biệt quan tâm đến những người có hoàn cảnh thiệt thòi, những người tàn tật, không nơi nương tựa, và ở đó công lý xã hội và pháp quyền ngự trị.

ASEAN sẽ có khả năng cạnh tranh về công nghệ, nắm được những công nghệ có tầm chiến lược và chủ chốt, với một nguồn nhân lực thoả đáng có trình độ kỹ thuật và được đào tạo, và có một mạng lưới mạnh các viện nghiên cứu khoa học và công nghệ và các trung tâm đầu đàn.

ASEAN sạch và xanh, có cơ chế hoàn toàn vững chắc cho sự phát triển bền vững, để bảo vệ môi trường và bảo đảm sự bền vững của các nguồn tài nguyên thiên nhiên của khu vực và chất lượng cuộc sống cao của nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đông Nam châu Á dần đi tới thoả thuận về quy tắc ứng xử và những biện pháp hợp tác để đối phó với những vấn đề mà chỉ có thể giải quyết ở cấp độ khu vực, kể cả ô nhiễm và suy thoái môi trường, buôn bán ma tuý, buôn bán phụ nữ và trẻ em, và các tội phạm xuyên quốc gia khác.

ASEAN hướng ngoại sẽ đóng một vai trò trung tâm trong các diễn đàn quốc tế, và thúc đẩy lợi ích chung của ASEAN. Và như thế, ASEAN tăng cường quan hệ với các nước đối thoại và các tổ chức khu vực khác trên cơ sở đối tác bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Một phần của tài liệu Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển (Trang 39 - 43)