Chênh lệch về trình độ kinh tế giữa các thành viên cũ và mới cũng đặt ra

Một phần của tài liệu Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển (Trang 38 - 39)

nhiều vấn đề phải tính đến. Nhiều chuyên gia về ASEAN đã từng lo ngại rằng: “Thách thức đầu tiên và rõ rệt nhất là làm thế nào để duy trì được đà tăng trưởng và sự nhất trí khi các nước thành viên được mở rộng”.

Nhất là từ đầu năm 2003, tiến trình AFTA giảm thuế xuất nhập khẩu từ 0% đến 5% hầu như hoàn tất với các thành viên cũ thì các thành viên mới còn đang cố gắng thực hiện theo kéo dài đến năm 2006, 2008, và 2010. Không tránh khỏi việc một số quốc gia thành viên đi tìm sự liên kết thị trường thương mại tự do với 1 số đối tác bên ngoài như trường hợp quan hệ của Singapore với Mỹ, với Nhật Bản,…

Bên cạnh đó, trong xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, ASEAN đương nhiên cũng bị cuốn hút vào tiến trình chung của Thế giới. Sự mở rộng mối liên hệ kinh tế với các nước xung quanh là nhu cầu tất yếu đem lại lợi ích cho các bên tham gia. Tại Phnom Penh tháng 11-2002, Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diên ASEAN- Trung Quốc đã được ký, mở đầu tiến trình tự do hóa thương mại giữa Đông Nam Á với Trung Quốc sẽ được chính thức hóa vào năm 2010. Cạnh bên thuận lợi được tiếp cận với một thị trường rộng lớm với 1,3 tỉ người tiêu dùng, những doanh nghiệp Đông Nam Á lo ngại phải đối phó với 1 nền kinh tế có tiềm năng lớn mà các sản phẩm của Trung Quốc có thể lấn át sản phẩm Đông Nam Á do chất lượng cao hơn, tiền công rẻ và sức thu hút nguồn đầu tư nước ngòai hấp dẫn hơn.

Tiếp theo là bản tuyên bố ASEAN-Nhật Bản hay nhiều sáng kiến đã được bàn thảo về việc thiết lập khu vực thương mại tự do giữa ASEAN-Hàn Quốc, với Ấn Độ, với Đài Loan, với Australia, New Zealand... Rõ ràng là ASEAN đang đứng trước một cơ hội mở rộng “sân chơi” tiềm năng, đồng thời cũng đầy khó khăn và thách thức.

Một phần của tài liệu Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w