Những thành tựu về mặt chính trị:

Một phần của tài liệu Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển (Trang 32 - 37)

Sự ra đời của ASEAN không chỉ mang lại những thuận lợi trong việc phát triển nền kinh tế khu vực mà còn mang lại những lợi ích cao hơn bằng việc thiết lập một môi trường ổn định, hoà bình cho các quốc gia thành viên bất chấp những biến động không ngừng gia tăng trong khu vực và trên thế giới. Tuy vẫn còn nhiều hoài nghi về tính hiệu quả của Hiệp hội qua những sự kiện như cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, tình trạng bất ổn ở Đông Timor hay cuộc tranh chấp khu vực biển Đông giửa Trung Quốc và các quốc gia thành viên ASEAN nhưng những thành tựu về chính trị của ASEAN là không thể chối bỏ.

Kí kết Tuyên bộ khu vực hoà bình, tự do và trung lập

Cần phải nhớ rằng, khi 5 quốc gia sáng lập ra ASEAN tụ họp lại vào 33 năm trước – Philippines và Malaysia đang bị li gián trong vụ viếc Bắc Borneo: Malaysia và Thái Lan có những vấn đề về biên giới, và mối quan hệ của Indonesia với cả Malaysia và Singapore thậm chí còn tệ hơn – sa lầy trong vụ “Confrontasi”.

Vì vậy, những quan hệ ngoại giao giữa Indonesia và Malaysia được phục hồi sau - chứ không phải trước – khi ASEAN được thành lập.

Trong khu vực Đông Á rộng hơn, cuộc nội chiến ở Việt Nam đang leo thang và quân đội Mỹ đang bắt đầu tìm cơ hội trong đó, nơi mà sẽ trở thành nghĩa trang Đông Dương, bao gồm cả Campuchia và Lào.

Và trong tình hình đó, Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan đã thành lập nên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á như một lời đáp lại, một giải pháp cho tình hình phức tạp của khu vực và thế giới.

Trong suốt thập niên đầu tiên, ASEAN đã cố gắng phát triển và trau dồi những tư tưởng thiết lập nền tảng họat động và phương pháp hoạt động. Trong suốt thời gian đầu đó, các cuộc họp Bộ trưởng và các cuộc họp khác trở thành cơ hội để tăng cường không khí tin tưởng và hữu nghị, mà tại đó các quốc gia thành viên phát triển thói quen làm việc cùng nhau trong sự thân mật và trung thực. Đứng trước những xung đột và cuộc Chiến tranh lạnh ganh đua tại Đông Nam Á, các quốc gia ASEAN có thể thấy rằng không còn con đường nào khác ngòai việc họ giành được nền tảng bền vững dân tộc và phát triển kinh tế-xã hội nếu khu vực giữ nguyên tình trạng hỗn độn chính trị.

Do đó vào ngày 27/11/1971, 5 Bộ trưởng ngọai giao ASEAN gặp gỡ nhau tại Kuala Lumpur và kí kết Tuyên bố khu vực hòa bình, tự do và trung lập, và được biết đến nhiều hơn với Tuyên bố Kuala Lumpur 1971. Tuyên bố khu vực hòa bình, tự do và trung lập là lời tuyên bố về mục đích chính trị, giành được bằng cách xây dựng khả năng kiên cường của quốc gia cũng như khu vực trong những năm qua theo sự thành lập của ASEAN. Tuyên bố ZOPFAN trao cho mỗi quốc gia thành viên ASEAN “áp dụng những tác động cần thiết ban đầu nhằm bảo vệ sự thừa nhận và tôn trọng cho Đông Nam Á như một khu vực hòa bình, tự do và trung lập, không chịu tác động bởi bất kì cách cư xử can thiệp nào của những thế lực bên ngoài”. Hơn nữa, ZOPFAN kêu gọi tất cả các quốc gia Đông Nam Á “thực hiện những tác động phối hợp nhằm mở rộng tầm hoạt động với mục đích xây dựng sức mạnh, tình đòan kết và mối quan hệ gần gũi hơn”

Đó là một sự việc xảy ra đúng lúc để thực hiện tiếp đó những thay đổi chính trị mang tính cấp tiến đã diễn ra tại Đông Dương. Việt Nam thống nhất và các thành viên trong chính phủ mới đã có mặt tại Phnompenh và Vientiane. Đó là thời điểm Liên hiệp hòan thành việc đề ra những nền tảng và đẩy nhanh sự hợp tác trong các lĩnh vực đa dạng.Do đó trong suốt Hội nghị thượng đỉnh, các nhà lãnh đạo ASEAN kí kết 3 văn bản trọng đại: Hiệp ước về hữu nghị và hợp tác (TAC) tại Đông Nam Á, Tuyên bố hòa hợp ASEAN, và Thỏa thuận thiết lập ban thư ký ASEAN. Tách biệt khỏi Tuyên bố Bangkok mang nặng tính thận trọng, sự hòa hợp ASEAN biểu hiện rằng ASEAN sẽ “tăng cường đoàn kết chính trị bằng cách đẩy mạnh hòa hợp quan điểm, phối hợp vị trí và, ở nơi nào có thể và có niềm khao khát, thực hiện những hoạt động chung”.

Hiệp ước về hữu nghị và hợp tác (TAC) tại Đông Nam Á đã thiết lập nên những nguyên tắc buộc các quốc gia kí kết phải cam kết: tôn trọng lẫn nhau về quyền chủ quyền của mỗi quốc gia không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết hòa bình những tranh luận trong khu vực và hợp tác hiệu quả. Trong thực tế, TAC đã đề xuất những dự tính cho Tuyên bố Kuala Lumpur để đạt được mức độ của một hiệp ước m à các quốc gia Đông Nam Á khác có thể chấp nhận và các nước không thuộc khu vực có thể liên kết. Hiệp ướcTAC cung cấp các nguyên tắc quản lý trong việc giải quyết các tranh chấp hòa bình, bao gồm sự thành lập Hội đồng tối cao gồm có người đại diện ở chức vị Bộ trưởng thuộc mỗi bên của Hội đồng giao ước tối cao. Đến tận ngày nay, TAC vẫn giữ nguyên công cụ ngoại giao khéo léotrong khu vực, cung cấp một cơ chế và các quy trình cho việc giải quyết các tranh chấp hòa bình.

Một trong những chương quan trọng của lịch sử ngoại giao ASEAN xảy ra suốt xung đột Kampuchean. Những giải pháp được ASEAN bảo trợ tại Hội nghi., đòi hỏi 1 vách giải quyết xuyên suốt và tòan diện vấn đề chính trị tại Kampuchea, đã nhận được sự ủng hộ nhất quán từ cộng đồng quốc tế. Indonesia với vai trò người đối thoại, ASEAN xác nhận các cuộc nói chuyện với các bên trong cuộc xung đột mà

rốt cuộc dẫn đến Hội nghị không chính thức Jakarta, bốn phe phái tại Campuchia có thể tổ chức cuộc nói chuyện nhằm tiến tới hòa bình và sự hòa hợp quốc gia. Tiến trình có xảy ra trong 1 thời gian dài và cần sự giúp đỡ của rất nhiều quốc gia cũng như Tổ chức Liên hiệp quốc. Nó kéo dài đến những năm đầu thập niên 90 và kéo theo Hội nghị Paris về vấn đề Camphuchia bao gồm 19 quốc gia với vai trò chủ trì thuộc về Pháp và Indonesia, Hội đồng an ninh ASEAN, và Tổng thư ký Liên hiệp quốc cũng như những cuộc gặp gỡ của các bè phái Campuchia tại Jakarta và Pattaya. Vào 23/10/1991, Hội nghị Paris về vấn đề Campuchia kí kết Thỏa thuận toàn diện chính trị của xung đột Campuchia, mở đường cho sự thành lập Hội đồng quốc gia tối cao Campuchia(SNC), trong đó cả 4 phe phái đều tham dự và tổ chức thành công tuyển cử dưới sự giám sát của Cơ quan chuyển tiếp quyền lực Liên hiệp quốc tại Campuchia(UNTAC). Vì vậy, nguyên nhân dẫn đến hòa bình đã được nâng cao trong khu vực Đông Nam Á và phần còn lại của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Hơn nữa, các nước thành viên ASEAN thông qua những vị trí chung bằng số lượng vấn đề toàn cầu trong quá khứ. Chúng bao gồm chỉ trích của hệ thống phân biệt chủng tộc tại Bắc Phi và sự chiếm đóng của nó tại Namibia, sự chiếm đóng của Liên bang Xô Viết tại Afghanistan, ủng hộ Tuyên bố PLO-Israeli của chính quyền tự trị lâm thời, bày tỏ mối lo âu đến tình hình giữa Bosnia-Herzegovina, yêu cầu tiếp tục đối thoại chính trị tại bán đảo Triều Tiên và ủng hộ Hiệp ước giảm vũ khí hạt nhân và Hiệp ước cấm sát hạch tòan diện, giữa các bên còn lại.

Tương tự như những khu vực khác trên thế giới, Cộng đồng Đông Nám Á đối mặt với những tranh luận lãnh thổ giữa các nước thành viên và những đất nước kề bên. Trong tất cả những vấn đề này, ASEAN đã thuyết phục một cách kiên định và kiên nhẫn những điều khoản hợp tác tiến gần đến dàn xếp hòa bình. Vào năm 1992, nhận ra rằng bất cứ sự phát triển bất lợi nào tại Đông Nam Á có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hòa bình và sự bền vững của khu vực, ASEAN đưa ra tuyên bố “thúc đẩy tất cả những bên liên quan đến việc áp dụng các quan điểm tạo ra 1 môi trường thuận lợi cho các giải pháp giải quyết tranh chấp cuối cùng”. ASEAN xúc tiến “nhấn mạnh sự cần thiết của việc giải quyết vấn đề chủ quyền và quyền hạn pháp lý liên quan đến vùng biển phía nam Trung Quốc bằng phương pháp hòa bình, không có bất cứ biện pháp vũ lực nào”. Tuyên bố Manila năm 1992 trình bày một trong những thể hiện đáng chú ý của liên kết chính trị giữa các thành viên trong vấn đề chiến lược của mối lo ngại thông thường

Năm 1987, các nước ASEAN tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ III ở Manila và cũng nhìn lại công sau 20 năm thành lập. Giữa nhìu tuyên ngôn thì Tuyên ngôn Manila chỉ ra rằng :"ASEAN sẽ theo đuổi khu vực đoàn kết và hợp tác trong tất cả các trường hợp, đặc biệt là bất cứ áp lực và căng thẳng dưới bất kỳ hình thức nào, phát sinh từ bên trong hoặc bên ngoài khu vực , thách thức năng lực, khả năng ứng phó, và thiện chí của các quốc gia Đông Nam Á ". Hội nghị thượng đỉnh Manila

cũng ký kết bản dự thảo sửa đổi Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (TAC) cho phép cá nước ngoài khu vực có thể tham gia hiệp ước. Trong khi chào mừng việc ký kết Hiệp ước về việc loại bỏ các loại tên lửa hạt nhân tầm ngắn và tầm trung của Hoa kỳ và USSR, lãnh đạo các nước ASEAN quyết tâm tăng cường các nỗ lực nhằm đưa ASEAN thành khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) và khu vực hòa bình, tự do, dân chủ. Với các hoạt động đẩy mạnh của ASEAN, chính phủ các nước cũng tán đồng việc tổ chức họp mặt thường xuyên hơn, từ 3 đến 5 năm 1 lần.

Hội nghị thượng đỉnh năm 1992 là cuộc gặo gỡ đầu tiên của các nhà lãnh đạo ASEAN sau cuộc chiến tranh lạnh. Tại Singapore, các nhà lãnh đạo ASEAN tuyên bố “ ASEAN sẽ dịch chuyển tới một trình độ cao hơn về hợp tác chính trị và kinh tế nhằm bảo vệ hòa bình và thịnh vượng khu vực”. Cụ thể, ASEAN đã quyết định tăng cường đối thoại bên ngoài torng vấn đế tăng cường an ninh khu vực. Chính sách này mở đường cho việc thiết lập Diễn đàn khu vực ASEAN như một diễn đàn tư vấn từ nhiều phía, tập trung vào việc xây dựng sự tin tưởng giữa các quốc gia với lợo ích an ninh tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào tháng 12 năm 1995 tại Bangkok là một sự kiện cột mốc không chỉ trong lịch sự ASEAN mà cả trong biên niên sử của Đông Nam Á. Lần đầu tiên, cuộc gặp gỡ những người đứng đầu Chính phủ của 10 nước Đông Nám Á được triệu tập. Các lãnh đạo đồng ý làm việc gần gũi nhằm làm cho dễ dàng và xúc tiến sự nhận thức của ASEAN bao gồm 10 nước Đông Nam Á kí kết Hiệp ước khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ). Hiệp ước, có hiệu lực vào 27/3/1997, là sự đóng góp phần lớn của ASEAN cho quá trình tiến tới sự giảm thiểu chung và hòan toàn về vũ khí hạt nhân.

Hiện nay, tất cả các quốc gia ở Đông Nam Á thuộc về một cộng đồng cùng nhau làm việc, đã đạt được những mục tiêu đã được đề ra trong Tuyên bố ASEAN kí kết tại Bangkok 30 năm trước. Liên hiệp này đã thành công trong viêc xoa dịu tình trạng căng thẳng trong khu vực và giúp đỡ duy trì những tình huống nhạy cảm tại một mức độ có thể kiểm soát được. Liên hiệp cũng thành công trong việc thay đổi . Nó cũng bắt đầu xây dựng mạng lưới Châu Á-Thái Bình Dương nhằm mục đích hòa bình thông qua những thỏa thuận, cớ chế, và tiến trình hợp tác kinh tế lẫn chính trị mà nó đang được cấu thành hay thu hút trong những năm vừa qua.ASEAN đã đóng góp một mức độ đáng kể trong hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.

ASEAN đã thay đổi bản thân từ một tổ chức quy mô nhỏ thành một thế lực lớn trên thế giới với những tuyên bố chính trị quan trọng như:

• Quyền con người • Campuchia

• Đông Timor • Indonesia

• Nạn khủng bố quốc tế • Bán đảo Triều Tiên • Trung Đông

• Myanmar • Philippines

• Biển Nam Trung Quốc • Nam Phi

Và văn bản quan trọng:

• Tuyên bố chung về ứng xử biển Đông (2002)

• Tuyên bố về Sự hoà hợp ASEAN II ( Tuyên bố Hoà hợp Bali), Bali, Indonesia, 07/10/2003

• Nghị định thư lần hai về việc cải thiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Đông Nam Á (1998)

• Hiệp ước không vũ khi hạt nhân ở Đông Nam Á, Bangkok, Thái Lan, 15/12/1995

• Nghị định thư về việc cải thiện Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Đông Nam Á, manila, 15/12/1987

• Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Đông Nam Á, Bali, 24/02/1976 • Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN, Bali, 24/02/1976

• Tuyên bố về khu vực hoà bình, tự do và trung lập ( Tuyên bố Kuala

Lumpur), Kuala Lumpur, 21/11/1971

Trong suốt hơn 30 năm qua, ASEAN, đã có thể duy trì hòa bình và ổn định giữa các nước thành viên mặc dù còn tồn tại nhiều vấn đề lãnh thổ và các vấn đề khác. ASEAN, ngày nay là tổ chức duy nhất ở Châu Á có một diễn đàn chính trị, nơi các quốc gia châu Á và các thế lực thế giới có thể thảo luận và xem xét các vấn đề liên quan đến an ninh, chính trị và quân sự.

8. THỬ THÁCH:

Một phần của tài liệu Việt Nam-ASEAN 13 năm hội nhập và phát triển (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w