năng thực hiện nguyên tắc đồng thuận. Có người cho rằng với ASEAN 10, vấn đề đặt ra không chỉ là tăng về số lượng mà còn là sự khác biệt về chế độ chính trị và mức chênh lệch về trình độ kinh tế. Từ những góc độ rất khác nhau của các nước thành viên thì liệu rằng với quyền lợi của mỗi quốc gia, ASEAN có thể dễ dàng đạt được sự nhất trí như trước đây đã từng diễn ra với ASEAN 6 không?
Carolina G.Hernandez – giáo sư khoa học chính trị Đại học Philipines – cho rằng việc mở rộng này “là biểu hiện cho một ASEAN phân hóa, tạo chướng ngại vật cho sự hợp tác chặt chẽ hơn về chính trị, kinh tế và xã hội trong tương lai” và “ điều đó còn gây khó khăn cho việc tạo lập một chính sách đối ngoại và an ninh chung giúp các thành viên ASEAN đương đầu với những thách thức trong quan hệ quốc tế và chính trị toàn cầu”.
Song trong những năm vừa qua, trước những vấn đề nóng bỏng là mối quan tâm chung của cộng đồng, sự phân hóa ý kiến dẫn đến bất đồng chưa hề xảy ra. Đứng trước những lợi ích chung của khu vực, các nước đều thấy ở đó lợi ích riêng nằm trong lợi ích chung, do đó cố gắng tìm ra những giải pháp được các bên thừa nhận.
Điều kiện cần thiết cho việc giữ vững nguyên tắc này là sự đoàn kết giữa các nước thành viên, tăng cường sự đoàn kết chính trị, tìm ra tiếng nói chung trước những vấn đề khu vực và quốc tế. Đồng thời, thu hẹp khoảng cách về phát triển kinh tế.