1.3.1. Khái niệm về nguồn vốn
“Nguồn vốn của ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặc huy động đƣợc, dùng để cho vay, đầu tƣ hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác.” (Học viện Ngân hàng, “Giáo trình Ngân hàng thương
mại”, 2014, tr26). Ngân hàng thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn
dƣới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình ln chuyển vốn, phục vụ và kích thích mọi hoat động kinh tế phát triển. Vốn chi phối toàn bộ các hoạt động và quyết định đối với việc thực hiện các chức năng cuả ngân hàng.
Vốn của ngân hàng bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn đi vay, vốn khác. Mỗi loại vốn đề có tính chất, vai trị riêng và đều có những tác động nhất định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Đối với ngân hàng chính sách cơ cấu nguồn vốn cũng bao gồm các thành phần cơ bản nhƣ ngân hàng thƣơng mại nhƣng đối với một số thành phần thì có những điểm khác biệt.
1.3.1.1. Vốn chủ sở hữu (vốn tự có)
Vốn chủ sở hữu là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập đƣợc, thuộc sở hữu của ngân hàng. Vốn của sở hữu thƣờng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động nhƣng lại là điều kiện pháp lý bắt buộc khi ngân hàng ra đời. Do tính chất thƣờng xuyên ổn định nên ngân hàng có thể chủ động sử dụng vào các mục đích khác nhau nhƣ: trang bị cơ sở vật chất, tạo tài sản cố định phục vụ cho bản thân ngân hàng, cho vay, đầu tƣ góp vốn liên doanh… Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn chủ sở hữu đƣợc coi nhƣ tài sản bảo đảm lòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh tốn cho khách hàng trong trƣờng hợp ngân hàng hoạt động thua lỗ. Hơn nữa, Vốn chủ sở hữu còn là một căn cứ quyết định đối với quy mô và khối lƣợng vốn huy động cũng nhƣ hoạt động cho vay và bảo lãnh của ngân hàng. Quy mô tăng trƣởng vốn chủ sở hữu quyết định năng lực phát triển của ngân hàng. Khi đánh giá về quy mơ của một ngân hàng, tiêu chí đầu tiên đƣợc đề cập là vốn thuộc sở hữu của ngân hàng đó. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng đƣợc hình thành bởi vốn tự có cơ bản và vốn tự bổ sung:
- Vốn tự có cơ bản: hay cịn gọi là vốn điều lệ là vốn hình thành lúc ban đầu khi mới thành lập ngân hàng. Tùy thuộc vào các loại hình ngân hàng mà các loại vốn này đƣợc hình thành từ các nguồn khác nhau. Ví dụ: ngân hàng cổ phần vốn điều lệ đƣợc hình thành từ vốn góp của các cổ đơng thơng qua việc mua các cổ phiếu, ngân hàng nƣớc ngồi vốn điều lệ đƣợc hình thành từ 100% vốn nƣớc ngoài... Riêng đối với ngân hàng chính sách vốn điều lệ đƣợc hình thành từ ngân sách nhà nƣớc cấp.
- Vốn tự bổ sung: hình thành từ lợi nhuận.Trong quá trình hoạt động, lợi nhuận chƣa chia của ngân hàng đƣợc chia thành nhiều quỹ nhƣ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; Quỹ dự phịng rủi ro tín dụng; Quỹ phúc lợi, khen thƣởng; Lợi nhuận chƣa chia…. Các quỹ này thuộc toàn quyền sử dụng của ngân hàng và mỗi quỹ có một mục đích sử dụng riêng.
Vốn chủ sở hữu của ngân hàng chính sách hình thành do ngân sách nhà nƣớc cấp ban đầu khi có quyết định thành lập và tăng lên tùy theo chính sách phát triển của từng thời kỳ. Trong quá trình hoạt động các ngân hàng chính sách cũng có các quỹ đƣợc hình thành từ lợi nhuận.
1.3.1.2. Vốn huy động
Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, ngồi nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì tất cả các nguồn vốn cịn lại đƣợc coi là nguồn vốn huy động. Nguồn vốn huy động của các ngân hàng thƣờng chiếm tỷ trọng tới hơn 90% tổng nguồn vốn. Vì vậy, các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển đƣợc là nhờ nguồn vốn huy động.
Vốn huy động là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động đƣợc từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội thông qua q trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, thanh tốn, các nghiệp vụ kinh doanh khác và đƣợc dùng làm vốn để kinh doanh. Đối với vốn huy động, ngân hàng chỉ đƣợc quyền sử dụng mà khơng có quyền sở hữu và phải có trách nhiệm hồn trả đúng hạn (cả gốc và lãi) cho ngƣời sở hữu nguồn vốn đó. Vốn huy động là bộ phấn lớn nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Ngân hàng có thể huy động vốn từ dân cƣ, các tổ chức kinh tế - xã hội… với nhiều hình thức khác nhau nhƣ: tiền gửi khơng kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm.
Đối với ngân hàng chính sách tại Việt Nam nguồn vốn huy động không đa dạng nhƣ với các ngân hàng thƣơng mại, các loại hình huy động thƣờng
đƣợc quy định rõ trong các văn bản pháp luật thành lập ngân hàng chính sách.
1.3.1.3. Vốn đi vay
Tiền gửi mà ngân hàng nhận đƣợc là nguồn vốn mà ngân hàng có đƣợc một cách thụ động. Trong hoạt động của mình, nếu thiếu vốn thì ngân hàng phải chủ động tìm kiếm vốn để thực hiện các hoạt động của mình. Nguồn vốn mà ngân hàng chủ động tạo nên đó là nguồn vốn vay.
Vốn đi vay là quan hệ vay vốn giữa ngân hàng với Ngân hàng Trung ƣơng hoặc giữa các ngân hàng với nhau hay với các tổ chức tín dụng khác. Thực tế cho thấy hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn không đồng đều giữa các ngân hàng, ở những thời điểm có những ngân hàng thiếu vốn nhƣng lại có những ngân hàng tạm thời đang thừa vốn thì các ngân hàng này có thể vay mƣợn lẫn nhau vì mục đích của cả đôi bên. Việc các ngân hàng vay mƣợn vốn lẫn nhau thƣờng diễn ra trên thị trƣờng liên ngân hàng, kênh huy động vốn này giúp cho các ngân hàng có thể hỗ trợ thanh khoản lẫn nhau giảm áp lực tăng lãi suất huy động vốn để thu hút vốn tức thời. Trong những trƣờng hợp cấp bách mà ngân hàng không thể vay đƣợc ở các ngân hàng khác thì có thể vay ở Ngân hàng Trung ƣơng vì Ngân hàng Trung ƣơng là ngƣời cho vay cuối cùng đối với các Ngân hàng thƣơng mại. Tùy theo mục đích sử dụng và hình thức vay vốn, vốn vay Ngân hàng Trung ƣơng đƣợc chia thành các loại: vốn vay ngắn hạn bổ sung, vay để thanh toán và vay tái cấp vốn:
- Vốn vay ngắn hạn bổ sung là hình thức các ngân hàng vay vốn để bổ sung vốn ngắn hạn của mình. Các ngân hàng chỉ đƣợc vay khi cịn hạn mức tín dụng và trong hạn mức tín dụng đã thỏa thuận.
- Vốn để thanh toán: các ngân hàng vay Ngân hàng Trung ƣơng để thực hiện cơng tác thanh tốn giữa các ngân hàng nhằm bù đắp thiếu hụt tạm thời trong thanh toán.
- Tái cấp vốn: Ngân hàng Trung ƣơng cho ngân hàng vay trên cơ sở chứng từ có giá. Các chứng từ này phải có chất lƣợng, hợp pháp, hợp lệ, đảm bảo an tồn. Tái cấp vốn có hai hình thức: cho vay tái chiết khấu và cho vay có bảo đảm.
Nguồn vốn đi vay của ngân hàng chính sách là nguồn vốn vay theo chỉ định của chính phủ trong từng thời kỳ tại ngân hàng nhà nƣớc hoặc kho bạc nhà nƣớc.
1.3.1.4. Nguồn vốn khác
a) Nguồn vốn điều chuyển trong hệ thống
Ngày nay, các ngân hàng thƣờng đƣợc tổ chức theo mơ hình Tổng cơng ty, trong đó có ngân hàng mẹ và các chi nhánh trực thuộc. Do tình hình hoạt động của các chi nhánh tại các địa bàn khác nhau là khác nhau cho nên có những chi nhánh sử dụng vốn vƣợt quá khả năng huy động, ngƣợc lại có những chi nhánh khả năng huy động vốn vƣợt quá nhu cầu sử dụng nên sẽ điều chuyển một lƣợng vốn về Ngân hàng mẹ để đƣợc hƣởng lãi suất điều hòa. Ngân hàng mẹ chịu trách nhiệm điều chuyển vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu của các chi nhánh trong cùng hệ thống. Chi phí nhận nguồn vốn điều hịa thƣờng thấp hơn chi phí nguồn vốn huy động trên thị trƣờng.
b) Nguồn vốn ủy thác đầu tư
Một số ngân hàng thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đại lý. Khi đó trong nguồn vốn của ngân hàng cịn có thêm khoản mục vốn ủy thác đầu tƣ. Nguồn vốn này đƣợc hình thành chủ yếu là do các tổ chức tài chính trong nƣớc hoặc nƣớc ngồi ủy thác cho ngân hàng một khoản tiền để ngân hàng thực hiện cho vay đối với các dự án, cũng có thể là các khoản vay theo chỉ định của Chính phủ.
Đối với các ngân hàng chính sách nguồn vốn ủy thác đầu tƣ thƣờng là nguồn vốn ODA, vốn của các tổ chức phi chính phủ, vốn của các hội đồn thể trong nƣớc, vốn từ ngân sách địa phƣơng.