Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội (Trang 77 - 81)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Ngân hàng Chính sách Xã hội trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam

3.1.3. Kết quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội

Sau hơn 10 năm hoạt động, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ, các Bộ ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ của các tổ chức chính trị xã hội cùng với sự nỗ lực của tập thể, cán bộ viên chức, NHCSXH đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, thực hiện tốt chức năng là cơng cụ tài chính của Nhà nƣớc trong việc cung cấp tín dụng chính sách, nhằm góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội.

3.1.3.1. Tập trung được nguồn lực tài chính để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Đến 31/12/2015, tổng nguồn vốn đạt 147.131 tỷ đồng, tăng 140.048 tỷ đồng (gấp 20,7 lần) so với khi mới thành lập, tốc độ tăng trƣờng bình quân hàng năm đạt 15.3%.

Tổng doanh số cho vay trong 13 năm đạt 334.586 tỷ đồng, bình quân 26.430 tỷ đồng/năm. Tổng doanh số thu nợ đạt 199.792 tỷ đồng, bình quân 15.579 tỷ đồng/năm. Hệ số sử dụng vốn bình quân hàng năm đạt trên 97%.

Tổng dƣ nợ đến 31/12/2015 đạt 142.528 tỷ đồng, tăng 135.506 tỷ đồng (tăng gấp 20.3 lần) so với khi mới thành lập, bình quân hàng năm tăng trƣởng 15,6%. Hiện có 8,3 triệu khách hàng cịn dự nợ, tăng 5,3 triệu khách hàng so với thời điểm nhận bàn giao.

Dƣ nợ tập trung chủ yếu vào 07 chƣơng trình tín dụng lớn (chiếm 95% tổng dƣ nợ):

- Cho vay hộ nghèo: 36.345 tỷ đồng chiếm 25,5% tổng dƣ nợ, tăng thêm so với khi mới thành lập là 32.591 tỷ đồng

- Cho vay hộ cận nghèo: 27.508 tỷ đồng chiếm 19,3% tổng dƣ nợ, tăng thêm so với khi mới thành lập là 24.493 tỷ đồng

- Cho vay học sinh sinh viên có hồn cảnh khó khăn: 24.514 tỷ đồng chiếm 17,2% tổng dƣ nợ, tăng thêm so với khi mới thành lập 253 tỷ đồng

- Cho vay hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn: 15.536 tỷ đồng chiếm 10,9% tổng dƣ nợ, tăng so với khi mới thành lập 15.536 tỷ động

- Cho vay chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh mơi trƣờng nơng thôn 20.096 tỷ đồng chiếm 14.1% tổng dƣ nợ, tăng so với khi mới thành lập 20.096 tỷ đồng

- Cho vay chƣơng vốn Quỹ quốc gia về việc làm: 6.841 tỷ đồng chiếm 4,8% tổng dƣ nợ, tăng so với khi mới thành lập 6.841 tỷ đồng - Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở: 3.706 tỷ đồng chiếm 2,6% tổng dƣ nợ, tăng so với khi mới thành lập 3.769 tỷ đồng

Từ 3 chƣơng trình tín dụng khi nhận bàn giao (năm 2003), đến nay NHCSXH đã triển khai 14 chƣơng trình sử dụng vốn trong nƣớc, 04 chƣơng trình nhận vốn ủy thác nƣớc ngồi. Ngồi ra, cịn nhiều chƣơng trình nhận vốn ủy thác đầu tƣ của ngân sách các địa phƣơng. Các chƣơng trình tín dụng đã đƣợc tổ chức thực hiện kịp thời và đúng chính sách, chế độ, tiền vốn đƣợc giao trực tiếp cho ngƣời thụ hƣởng, ngay tại xã, không qua cầu cấp trung gian, trƣớc sƣ chứng kiến của các tổ chức chính trị - xã hội, của chính quyền và nhân dân, đảm bảo nguyên tắc quản lý cơng khai và dân chủ.

Đến 31/12/2015 đã có trên 30,4 triệu lƣợt hộ nghèo, đối tƣợng chính sách đƣợc tiếp cận vốn tín dụng, với mức dƣ nợ bình qn 13 triệu đồng/hộ, góp phần giúp gần 2,9 triệu hộ vƣợt qua ngƣỡng nghèo, thu hút 2,6 triệu ngƣời lao động có việc làm trong đó trên 98.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nƣớc ngồi, giúp gần 03 triệu học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn đƣợc vay vốn học tập, xây dựng trên 4,2 triệu cơng trình cung cấp nƣớc

sạch, cơng trình nhà tiêu hợp vệ sinh ở nơng thơn, 88 nghìn căn nhà cho hộ gia định vƣợt lũ vùng Đồng bằng Sơng Cửu Long, gần 484 nghìn căn nhà cho hộ nghèo..

Chất lƣợng tín dụng khơng ngừng đƣợc cải thiện. tỷ lệ nợ quá hạn giảm dần từ 13,7% khi nhận bàn giao (đầu năm 2003) còn 0,78% tổng dƣ nợ (cuối năm 2015).

3.1.3.2. Hồn thiện mơ hình tổ chức và phương thức quản lý tín dụng chính sách

Thực hiện Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ, NHCSXH đã xây dựng đƣợc mơ hình tổ chức và phƣơng thức quản lý phù hợp với điều kiên đặc điểm của Việt nam và các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu tập trung nguồn lực, tăng sử dụng vốn và tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thƣơng mại, góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi ở nơng thơn.

Đặc điểm của tín dụng chính sách là vừa có tính chun mơn cao (quản lý tiền tệ), vừa mang tính xã hội rộng rãi. Vì thế, bên cạnh bộ máy tác nghiệp trên 9.000 cán bộ, NHCSXH đã tổ chức bộ máy quản trị gồm Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp. Đồng thời, thực hiện phƣơng thức ủy thác tín dụng thơng qua các tổ chức chính trị xã hội. Hiện có trên 6.000 cán bộ lãnh đạo các cơ quan quản lý Nhà nƣớc và hàng vạn cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội tham gia hoạt động kiêm nhiệm, góp phần quan trọng trong việc thực hiện có tín dụng chính sách. Trong thời gian qua, Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc tham mƣu hoạch định các chính sách về nguồn vốn và đầu tƣ tín dụng; đồng thời chỉ đạo, giám sát việc thực thi chính sách tại các địa phƣơng trong cả nƣớc. Các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác đã thực hiện tốt nhiệm vụ thành lập và chỉ đạo hoạt động của các Tổ TK&VV,

tổ chức hƣớng dẫn ngƣời vay sử dụng vốn vay và cùng NHCSXH đôn đốc thu hồi nợ khi đến hạn.

Đến 31/12/2015, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia quản lý 140.859 tỷ đồng dƣ nợ tín dụng, chiếm 99% trong tổng dƣ nợ của NHCSXH. Bên cạnh đó, NHCSXH đã phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội và chính quyền địa phƣơng thành lập đƣợc trên 192.599 ngàn Tổ TK&VV, tổ chức đƣợc 10.681 điểm giao dịch tại xã. Tại các điểm giao dịch, tín dụng chính sách của Nhà nƣớc, danh sách hộ vay vốn và các quy trình thủ tục của NHCSXH đƣợc niêm yết công khai, ngƣời vay giao dịch trực tiếp với NHCSXH vào ngày cố định hàng tháng để gửi tiền tiết kiệm, vay và trả nợ trƣớc cự chứng kiến của Hội đồn thể, Tổ trƣởng Tổ TK&VV và chính quyền xã nhờ đó đã hạn chế đƣợc việc thất thốt, xâm tiêu, tham ơ lợi dụng tiền vốn, tạo đƣợc lòng tin của nhân dân đối với các chính sách của Đảng và Nhà nƣớc và đối với hoạt động cảu NHCSXH.

3.1.3.3. Tổ chức bộ máy tinh gọn

Quán triệt chủ trƣơng tiết kiệm chi tiêu ngân sách, NHCSXH đã hạn chế tăng biên chế cán bộ chuyên trách, thực hiện chế độ mỗi cán bộ chuyên sâu một công việc và biết nhiều việc để thay thế, kiêm nhiệm khi cần thiết, nhƣ: cán bộ tín dụng kiêm lái xe, cán bộ tín dụng có thể làm đƣợc kế tốn, thủ quỹ và ngƣợc lại… Tổ chức thực hiện cơ chế khốn tài chính đến cơ sở tạo điều kiện giảm chi phí quản lý so với chi phí quản lý khi thực hiện cơ chế ủy thác cho các tổ chức tín dụng trƣớc đây và thấp hơn định mức của Nhà nƣớc. Với định mức đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép là 0,6%/tháng tính trên dự nợ bình qn có thu đƣợc lãi, NHCSXH đã thực hiện năm 2003 là 0,56%; năm 2004 là 0,58%; năm 2005 là 0,54%; năm 2006 là 0,49%; năm 2007 là 0,48%; năm 2008 là 0,50%; năm 2009 là 0,41%; năm 2010 là 0,41%;

năm 2011-2015 là 0,35%, mỗi năm tiết kiệm cho Nhà nƣớc hàng trăm tỷ đồng.

Kết quả thanh tra, kiểm tra và kiểm toán hàng năm của các cơ quan chức năng (Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc, Kiểm tốn Nhà nƣớc và các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan của địa phƣơng) đã xác nhận những cố gắng của NHCSXH trong quản lý tài chính, chi tiêu đúng chế độ, chính sách và tiết kiệm.

Sau hơn một thập kỷ hoạt động, NHCSXH đã thực hiện tốt 5 mục tiêu đề ra ban đầu là: (1) Tập trung nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội của Nhà nƣớc vào một đầu mối thống nhất, tạo bƣớc đột phá trong công tác giảm nghèo, nâng cao nguồn nhận lực và đảm bảo an sinh xã hội; (2) Tăng trƣởng đầu tƣ vốn tín dụng chính sách của Nhà nƣớc thơng qua việc nâng cao chất lƣợng tín dụng, rèn luyện ý thức tiết kiệm, tổ chức sản xuất kinh doanh để trả nợ đến hạn của ngƣời nghèo; (3) Tách tín dụng chính sách ra khỏi tín dụng thƣơng mại, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng thƣơng mại hoạt động theo đúng cơ chế thị trƣờng; (4) Huy động đƣợc lực lƣợng toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo; (5) góp phần hạn chế tệ cho vay nặng lãi ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội (Trang 77 - 81)

w