Kinh nghiệm xây dựng và triển khai Luật ATVSLĐ của một số quốc

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 43)

1.3. Pháp luật một số quốc gia về ATVSLĐ

1.3.5.Kinh nghiệm xây dựng và triển khai Luật ATVSLĐ của một số quốc

biệt là các quốc gia phát triển có hệ thống pháp luật ổn định, phù hợp với thông lệ quốc tế và nội dung của các Điều ước quốc tế mà nước Việt Nam đã phê chuẩn hoặc tham gia, qua đó học hỏi và chọn lọc để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.

1.3.5. Kinh nghiệm xây dựng và triển khai Luật ATVSLĐ của một số quốc gia trên thế giới quốc gia trên thế giới

Qua nghiên cứu pháp luật lao động của một số quốc gia trên thế giới cho thấy, về hình thức, quy phạm về ATVSLĐ được thiết kế theo 2 nhóm: Luật nằm trong Bộ luật Lao động (Brunei, Campuchia, Indonêxia, Lào, philipin) hoặc Luật ATVSLĐ riêng (Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, Trung quốc, Singapore, Mông Cổ, Thái Lan). Tuy nhiên qua nghiên cứu cho thấy,

ở những quốc gia có Luật ATVSLĐ riêng thì hệ thống pháp luật đồng bộ và công tác ATVSLĐ được thực hiện hiệu quả hơn. Vì vậy, Việt Nam nên xem xét và tham khảo Luật ATVSLĐ của Malaysia, Singapore và Hàn Quốc, Nhật bản vì các luật này điều chỉnh đến nhiều đối tượng lao động. Tuy nhiên, việc áp dụng đối với tất cả các đối tượng trên của Singapore thực tế vẫn chưa được triệt để, chủ yếu vẫn tập trung vào NLĐ trong những ngành có nguy cơ cao. Theo quan điểm của học viên, nếu Việt Nam xây dựng Luật riêng về ATVSLĐ nên mở rộng phạm vi áp dụng các quy định liên quan đến ATVSLĐ và bảo hộ tới tất cả các ngành kinh tế bao gồm cả lao động tự do, lao động di cư .v.v… Việc mở rộng phạm vi đối với Luật ATVSLĐ sẽ dễ dàng hơn việc mở rộng phạm vi và đối tượng trong Bộ luật Lao động hiện nay. Tuy nhiên, tuỳ điều kiện Việt Nam cũng nên xem xét lộ trình và cân nhắc về đối tượng áp dụng và tính khả thi khi áp dụng các quy định này với thực tế ở Việt Nam.

Việt Nam nên tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế có ý nghĩa đối với khung pháp luật mới của Việt Nam về ATVSLĐ và xem xét các mối quan hệ liên quan như Luật Lao động với thị trường, giữa Luật ATVSLĐ và Bộ luật Lao động, Luật ATVSLĐ với các luật chuyên ngành, Luật ATVSLĐ và thương mại quốc tế, thừa nhận rộng hơn về khái niệm an toàn và sức khỏe, trong lao động, khái niệm ATVSLĐ cần bao gồm yếu tố sức khoẻ về mặt thể chất và tinh thần. Bộ luật Lao động và các quy định hiện tại chỉ đưa ra một định nghĩa hẹp về an tồn và sức khoẻ khơng bao gồm các yếu tố tinh thần ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Hàn Quốc xây dựng Luật ATVSLĐ riêng từ năm 1981 và sửa đổi nhiều năm. Phạm vi đề cập Luật ATVSLĐ được mở rộng tới tất cả các nơi làm việc. Phạm vi tất cả các doanh nghiệp và nơi làm việc bao gồm cả nhà nước, cơ quan địa phương và các tổ chức khác. Bên cạnh đó, Hàn Quốc đã thực hiện

nhiều Chương trình phịng ngừa TNLĐ, cụ thể là lần thứ thứ nhất năm 1983 và lần thứ hai từ năm 1990 đến 1996, tần suất TNLĐ giai đoạn này đã giảm từ 1,62% xuống còn 0.93% [30]. Thực hiện Luật ATVSLĐ, Hàn Quốc đã thành lập Cơ quan An tồn cơng nghiệp Hàn Quốc (năm 1987) và phát triển nhiều tổ chức phi chính phủ hoạt động về ATVSLĐ, như Hiệp hội ATLĐ Hàn Quốc, Hiệp hội sức khoẻ công nghiệp Hàn Quốc. Đồng thời đã tổ chức nhiều hoạt động về ATVSLĐ cấp quốc gia như Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ hàng năm (từ 1968 cho đến nay). Hiện nay, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức là một trong những quốc gia có Quỹ bồi thường TNLĐ hoạt động khá tốt. Ngoài ra, ở Hàn Quốc Quỹ phòng ngừa TNLĐ là quỹ đi đầu trong xây dựng chiến dịch văn hố an tồn phịng ngừa (Tại Đại hội thế giới về ATVSLĐ năm 2008 tổ chức tại Seoul Hàn Quốc đã thông qua Tuyên bố Seoul về An toàn và Sức khoẻ tại nơi làm việc). Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tổ chức và hoạt động ATVSLĐ rất mạnh trên thế giới.

Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới từ năm 2007 và phải tham gia hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, phải đàm phán và kí kết các hiệp định thương mại, các quyền lao động cần phải được chú ý, vấn đề ATVSLĐ luôn được xem xét, cộng đồng quốc tế quan tâm các nhà đầu tư khơng chỉ tối đa hố lợi nhuận mà cần phải quan tâm đến ĐKLĐ. Hội nhập quốc tế đồng thời chúng ta cũng phải tuân thủ những tiêu chuẩn quốc tế. Luật pháp quốc gia cũng cần hoà đồng với các tiêu chuẩn quốc tế, vấn đề ATVSLĐ mang tính tồn cầu. Đồng thời, người dân các quốc gia nhập khẩu sản phẩm của Việt nam cũng quan tâm nhiều đến việc cải thiện ĐKLĐ, môi trường lao động, đảm bảo ATLĐ của những người công nhân làm ra sản phẩm đó. Các quốc gia đầu tư vào Việt Nam cũng rất quan tấm đến các quy định về ATVSLĐ của Việt Nam. Việc ban hành Luật ATVSLĐ một cách hệ thống, với các quy định được cập nhật phù hợp với quốc tế là một xu thế trong quá trình hội nhập.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam (Trang 40 - 43)