Năm Số doanh nghiệp Số kiến nghị Số tiền phạt (triệu đồng)
2008 5.695 23.134 8.798,43 2009 5.571 27.842 10371,4 2010 7.847 41.720 15270,2 2011 7.950 40.758 17305,53 2012 7.374 23.045 14.700 Tổng 21.368 110.320 42947,13
Thứ năm, về công tác tổ chức nhân sự, lực lượng cán bộ làm cơng tác
ATVSLĐ thuộc ngành lao động chỉ có gần 500 người; lực lượng Thanh tra lao động có chun mơn để thanh tra về ATVSLĐ thiếu cả về số lượng và chất lượng. Ngành Y tế cũng đang gặp khó khăn trong việc đào tạo cán bộ có đủ khả năng khám phát hiện và điều trị BNN. Một số tỉnh, thành phố cũng đã thành lập phòng khám BNN nhưng việc triển khai hoạt động chưa được hiệu quả do thiếu bác sỹ, trang thiết bị, phòng xét nghiệm. Đội ngũ giám định viên
BNN mặc dù cũng được đào tạo và đào tạo lại nhưng số lượng và chất lượng chưa cao. Các cơ sở điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng nghề nghiệp hầu hết thiếu tài liệu, trang thiết bị và cán bộ chuyên môn.
Thứ sáu, về hệ thống tổ chức kiểm định kỹ thuật ATLĐ.
Để đảm bảo ATVSLĐ trong q trình sản xuất và bảo vệ tính mạng, sức khỏe NLĐ, việc kiểm soát chất lượng, kỹ thuật an toàn đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, các cơng trình vui chơi cơng cộng (máy, thiết bị) và các loại phương tiện bảo vệ cá nhân có vai trị rất quan trọng. Đến nay, ngồi 13 đơn vị kiểm định thuộc các Bộ, ngành, địa phương, cịn có 26 đơn vị kiểm định thuộc các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, tư nhân và 9 tổ chức kiểm định nước ngồi có hoạt động trên lãnh thổ Việt nam.
Tuy nhiên, lực lượng kiểm định viên chưa được bồi dưỡng, huấn luyện, cơ quản lý đối với hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ hiện nay chưa phát huy được năng lực kỹ thuật và năng lực chuyên môn của các chuyên gia kỹ thuật. Thị trường dịch vụ kiểm định đã được hình thành theo chính sách xã hội hóa của nhà nước nhưng chưa có những hướng dẫn quản lý đầy đủ, gây nên sự cạnh tranh không lành mạnh, làm cho chất lượng dịch vụ kiểm định kém gây bức xúc trong dư luận.
Thứ bảy, về hệ thống giám sát môi trường lao động và chăm sóc sức
khỏe NLĐ
Hiện nay trên toàn quốc và các Bộ ngành đã thành lập 58 khoa Sức khoẻ nghề nghiệp/khoa Y tế lao động và 37 tỉnh, ngành đã có phịng khám BNN, 08 tỉnh/thành phố đã thành lập và củng cố được Trung tâm Sức khỏe môi trường lao động: Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang.
lao động: 18.438 người trong đó: Trung ương có 750 người tại 11 Trung tâm Y tế các Bộ, ngành; 04 Viện thuộc hệ y tế dự phòng; Viện Giám định Y khoa (trung bình mỗi đơn vị 50 người); Tuyến tỉnh có 1225 người tại 55 tỉnh, thành phố thành lập khoa Y tế lao động, Phòng khám BNN và 8 tỉnh thành lập Trung tâm Sức khỏe lao động môi trường: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Kiên Giang; Tuyến huyện có 1314 người tại khoa Sức khỏe cộng đồng của Trung tâm Y tế huyện/quận/thành phố trực thuộc tỉnh (trung bình mỗi đơn vị mỗi đơn vị có 02 người); Tuyến xã, phường có khoảng 10.000 người (trung bình mỗi xã/phường có 01 cán bộ thực hiện cơng tác VSLĐ); Doanh nghiệp có 5614 người (mỗi doanh nghiệp có 01 cán bộ y tế) [8].
Qua phân tích về tình hình thực hiện cơng tác ATVSLĐ, cho thấy một số kết quả bước đầu đạt được là:
Thứ nhất, công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện được Chính phủ, các Bộ,
ngành, địa phương coi trọng hơn. Đặc biệt, sau khi Quốc hội thông qua Bộ Luật lao động năm 2012, những quy định về BHLĐ, ATVSLĐ đã thể hiện đầy đủ và toàn diện, đồng bộ và kịp thời trên nhiều mặt, lĩnh vực, phù hợp với những điều kiện của nền kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ của mình.
Thứ hai, các cơ quan quản lý Nhà nước đã phối hợp với tổ chức cơng
đồn triển khai các văn bản pháp luật về BHLĐ, ATVSLĐ; Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng Quốc gia về BHLĐ; nhiều Bộ, Ngành, địa phương đã thành lập Hội đồng hoặc Ban BHLĐ để chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động, các chương trình, biện pháp BHLĐ, ATVSLĐ trên phạm vi quản lý.
Thứ ba, công tác thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh và đa dạng
hóa, đặc biệt đã là hệ thống truyền thông đại chúng. Tuần lễ quốc gia về ATVSLĐ và Phòng chống cháy nổ hàng năm đã được đổi mới các hình thức
tổ chức, ngày càng được sự quan tâm, hưởng ứng của NSDLĐ và NLĐ trong cả nước. Các nước trong khu vực và Quôc tế cũng rất quan tâm ủng hộ.
Thứ tư, công tác huấn luyện ATVSLĐ đã được đổi mới, từ phổ biến
văn bản, chế độ chính sách, chuyển sang huấn luyện kỹ năng làm việc an toàn, đánh giá rủi ro và xây dựng các biện pháp tự cải thiện ĐKLĐ; các tài liệu về ATVSLĐ được biên soạn, chỉnh sửa phù hợp; in và phát hàng vạn tài liệu huấn luyện tới NLĐ, NSDLĐ; đội ngũ giảng viên về ATVSLĐ ngày càng được nâng cao chất lượng; hầu hết các địa phương trên cả nước đã có đội ngũ giảng viên ATVSLĐ tại chỗ.
Thứ năm, bộ máy tổ chức và cán bộ làm công tác BHLĐ đã từng bước
được củng cố tại các cơ quan quản lý nhà nước. Trong đó đã thành lập bộ phận quản lý nhà nước về ATLĐ tại các địa phương.
Thứ sáu, công tác nghiên cứu khoa học kỹ thuật BHLĐ đã được tăng
cường, nhiều kết quả của đề tài ứng dụng trong sản xuất, giúp cho việc đánh giá hiện trạng điều kiện và môi trường lao động, dự báo các nguy cơ tai nạn, BNN, các thách thức an toàn, sức khoẻ cho NLĐ tới năm 2020 và những giải pháp cải thiện điều kiện và môi trường lao động;
Thứ bảy, các hoạt động hợp tác quốc tế về ATVSLĐ ngày càng được
tăng Cường và mở rộng với các nước và các tổ chức quốc tế ILO, WHO, WB, ADB.... đã thu hút các hỗ trợ kỹ thuật, tài chính cho hoạt động đào tạo cán bộ, nâng cao nhận thức cho NSDLĐ và NLĐ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận những quy định, tiêu chuẩn mới về ATVSLĐ của các nước trên thế giới vào hoạt động sản xuất của Việt Nam.
Thứ tám, hoạt động thanh tra lao động, trong đó có thanh tra ATVSLĐ
trong những năm qua đã phát hiện hàng chục nghìn hành vi vi phạm pháp luật về lao động và đưa ra hàng chục nghìn kiến nghị để các cơ sở thực hiện đúng chính sách ATVSLĐ, đưa ra những biện pháp kiến nghị góp phần quan trọng trong việc bảo đảm an tồn, bảo vệ sức khỏe NLĐ và bảo vệ môi trường.
Bên cạnh những kết quả được, còn bộc lộ những hạn chế sau:
Thứ nhất, hệ thống tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước nói chung cịn rất
thiếu và yếu, đang có sự bất cập giữa chức năng, nhiệm vụ với tổ chức bộ máy, biên chế và trình độ cán bộ. Đặc biệt là tổ chức bộ máy của Thanh tra ATLĐ, Thanh tra VSLĐ của Nhà nước trong những năm qua chưa ổn định. Đội ngũ cán bộ Thanh tra vừa thiếu về số lượng lại vừa yếu về chất lượng.
Thứ hai, thanh tra ATVSLĐ nằm trong hệ thống Thanh tra chung nên
còn nhiều bất cập, hạn chế; nguồn lực cho công tác thanh tra về ATVSLĐ, lực lượng thanh tra lao động có chun mơn kỹ thuật để triển khai thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ ngày càng càng ít, có địa phương khơng có.
Thứ ba, việc quản lý môi trường lao động, quản lý sức khỏe NLĐ tại
các cơ sở lao động ở mức rất thấp; chưa có chế tài để xử phạt đối với NSDLĐ, NLĐ không chấp hành pháp luật về VSLĐ; một số địa phương cịn “trải thảm đỏ” để đón các khu cơng nghiệp, có những quy định không phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật về VSLĐ, vì vậy gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện cơng tác này.
Thứ tư, các vụ TNLĐ chết người hầu hết đều xử lý hành chính nội bộ,
số vụ truy cứu trách nhiệm hình sự chỉ chiếm khoảng 2% [8] nên khơng có tác dụng giáo dục, phịng ngừa việc tái diễn và thiếu các giải pháp hữu hiệu để giảm TNLĐ.
Nguyên nhân của những bất cập trên là do:
Thứ nhất, hệ thống tổ chức các cơ quan Nhà nước có chức năng giúp
Chính phủ thi hành pháp luật ATVSLĐ, trước hết là hệ thống tổ chức Thanh tra ATLĐ, Thanh tra VSLĐ chưa được kiện tồn. Bộ máy biên chế và trình độ năng lực của các cơ quan tra bất cập với nhiệm vụ và tình hình phát triển các doanh nghiệp ngày càng tăng trong kinh tế thị trường. Mặt khác chưa có đủ các điều kiện vật chất để bảo đảm thanh tra, kiểm tra khách quan, nhanh chóng, kịp thời theo những điều kiện mới của kỹ thuật công nghệ tiên tiến.
Thứ hai, các cơ quan Kiểm sát, Tòa án nói chung chưa quan tâm đúng
mức tới việc đưa ra khởi tố và xét xử những vụ TNLĐ nghiêm trọng, mỗi năm có hàng trăm vụ TNLĐ chết người, nhưng hầu hết các vụ TNLĐ chết người hoặc gây hậu quả nghiêm trọng này đều được xử lý hành chính nội bộ nên khơng có tác dụng giáo dục và phịng ngừa ngăn chặn các vụ tai nạn.
Thứ ba, sự phân công nhiệm vụ trong hệ thống quản lý Nhà nước, các
quy định trong hệ thống luật pháp về cơng tác ATVSLĐ cịn có một số bất cập, nhìn chung vẫn chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Một số văn bản quy định lĩnh vực quản lý chuyên ngành vẫn còn chồng chéo, bất cập về phân công chức năng, nhiệm vụ trong việc xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật ATLĐ.
Thứ tư, tổ chức cơng đồn các cấp tuy rất quan tâm bảo vệ quyền lợi
cho NLĐ trên lĩnh vực này, nhưng thiếu những yêu sách, những biện pháp kiên quyết yêu cầu các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như buộc NSDLĐ phải thi hành nghiêm chỉnh pháp luật lao động và phải xử lý thích đáng những người thiếu trách nhiệm khi để xảy ra TNLĐ và BNN.
2.2. Những nội dung chính của Pháp luật Việt Nam về ATVSLĐ
Pháp luật Việt Nam quy định về ATVSLĐ nằm trong các văn bản khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị định, quyết định, thông tư... ATVSLĐ có vai trị, vị trí rất quan trọng trong hệ thống quy phạm pháp luật lao động nhằm bảo vệ sức khoẻ của NLĐ, góp phần quan trọng vào tăng hiệu quả sản suất, kinh doanh của mỗi cơ sở, những nội dung liên quan đến quy phạm về ATVSLĐ rất rộng, có thể chia ra thành 03 nhóm chính, là:
Thứ nhất, các chế độ, chính sách về bảo đảm ATVSLĐ, chăm sóc
sức khỏe người lao động như: Chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật; Bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động tại
nơi làm việc: khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, chế độ nghỉ dưỡng; Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Các chế độ đặc thù cho người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; Các chế độ lao động đặc thù cho lao động nữ, lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người tàn tật...
Thứ hai, các quy định kỹ thuật về ATVSLĐ: Tiêu chuẩn, quy chuẩn
về vệ sinh môi trường lao động; Tiêu chuẩn vệ sinh đối với từng yếu tố trong môi trường lao động như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm; Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động đối với các máy, thiết bị, vật tư, các chất có u cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ; Quy trình kiểm định; quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm; đánh giá hợp quy chất lượng sản phẩm hàng hóa đặc thù an tồn lao động.
Thứ ba, các quy định nhằm bảo đảm và thúc đẩy thực hiện công tác
ATVSLĐ bao gồm: Phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ; Hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác ATVSLĐ cấp cơ sở (bao gồm cả trách nhiệm và quyền hạn của NSDLĐ, NLĐ); Công tác huấn luyện, đào tạo về ATVSLĐ; Thanh tra, kiểm tra về ATVSLĐ; Khai báo, Điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ; Khen thưởng việc thực hiện tốt công tác ATVSLĐ.
2.2.1. Các chế độ bảo đảm ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe người lao động
Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động sản xuất đều phải tuân theo quy định của pháp luật về ATVSLĐ. Để tìm hiểu nội dung về chế độ bảo đảm ATVSLĐ, chăm sóc sức khỏe người lao động, chúng ta đi vào nghiên cứu các quy định của pháp luật về nghĩa vụ của NLĐ và NSDLĐ đối với công tác ATVSLĐ như: Các chế độ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân; bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật; bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề
nghiệp, chế độ nghỉ dưỡng; chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; các chế độ đặc thù cho người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; các chế độ đặc thù cho lao động nữ, lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người tàn tật.
Thứ nhất, đối với NSDLĐ khi xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh
hàng năm, phải lập kế hoạch biện pháp ATVSLĐ và cải thiện ĐKLĐ, lấy ý kiến tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở khi xây dựng kế hoạch và thực hiện các hoạt động bảo đảm ATVSLĐ; phải căn cứ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương về an toàn, vệ sinh lao động để xây dựng nội quy, quy trình làm việc bảo đảm ATVSLĐ đối với nơi làm việc của NLĐ và môi trường khi xây dựng mới; mở rộng hoặc cải tạo các cơng trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ, tiêu chuẩn về ATVSLĐ tại nơi làm việc đã được công bố áp dụng khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy; thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật hoặc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới; phải bảo đảm nơi làm việc đạt u cầu về khơng gian, độ thống, bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung, các yếu tố có hại khác được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật liên quan và các yếu tố nguy hiểm, có hại tại nơi làm việc của cơ sở để đề ra biện pháp loại trừ, giảm thiểu các mối nguy hiểm, có hại, cải thiện ĐKLĐ, chăm sóc sức khoẻ cho NLĐ; định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng mày, thiết bị, nhà xưởng, kho tàng; có bảng chỉ dẫn về ATVSLĐ đối với máy, thiết bị nơi làm việc và đặt ở vị trí dễ thấy, để dọc tại nơi làm việc yêu cầu tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật ATLĐ kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và xã hội ban hành trước khi đưa vào sử dụng và kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng; Trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá
nhân đạt tiêu chuẩn chất lượng và bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội cho những NLĐ làm cơng việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại; Cử người làm cơng tác ATVSLĐ, cử người có chun mơn phù hợp làm cán bộ chuyên trách về ATVSLĐ ở những cơ sở sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây TNLĐ, BNN và sử dụng