Những nguyên nhân để xảy ra TNLĐ do NLĐ

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam (Trang 58 - 60)

Stt Nguyên nhân Số vụ Tỷ lệ/ Tổng số vụ báo cáo năm 2012 Năm 2011

1 Vi phạm các quy trình, biện pháp làm việc an toàn về ATLĐ 2261 33,36% 30,73% 2 Không sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân 342 5,05% 4,78%

Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực ATLĐ hiện nay đã khá đầy đủ. Tuy nhiên, việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan nhà nước đối với các doanh nghiệp vi phạm công tác ATVSLĐ cịn chưa triệt để dẫn đến tình trạng cịn nhiều NSDLĐ khơng chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật.

Khu vực các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, các hộ kinh doanh cá thể, các làng nghề, chưa được quan tâm hướng dẫn đầy đủ quy định nhà nước về ATVSLĐ dẫn đến việc vi phạm các quy định về An toàn - vệ sinh lao động và nguy cơ TNLĐ và BNN cao.

Thứ tư, về công tác thanh tra, kiểm tra, bộ máy tổ chức và cán bộ làm

công tác ATVSLĐ đã từng bước được củng cố tại các cơ quan quản lý nhà nước. Tại ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, có Vụ BHLĐ (từ năm 2003 là Cục ATLĐ) là cơ quan tham mưu giúp Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xây dựng các chính sách, chế độ về BHLĐ cho NLĐ và Ban Thanh tra kỹ thuật ATLĐ có chức năng thanh tra, kiểm tra về ATLĐ, điều tra TNLĐ, xây dựng, phổ biến các tiêu chuẩn ATVSLĐ và tư vấn kỹ thuật an toàn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, từ năm 2011, nhiệm vụ thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật lao động nói chung và thanh tra liên quan đến lĩnh vực ATVSLĐ nói riêng thuộc chức năng của Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Cục an tồn lao động có chức năng thống kê, khai báo tình hình TNLĐ, BNN trong cả nước. Ở các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có Phịng Thanh tra kỹ thuật ATLĐ, với các cán bộ thanh tra viên có chun mơn kỹ thuật đảm nhận chức năng thanh tra về kỹ thuật ATLĐ, điều tra TNLĐ và phổ biến, hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai các quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn về ATLĐ. Tại ngành Y tế có bộ phận Thanh tra VSLĐ thuộc Thanh tra của Bộ Y tế và các Sở Y tế đảm nhận chức năng thanh tra VSLĐ và tham gia điều tra TNLĐ; Bộ Y tế có Vụ Y tế dự phịng thực hiện chức năng quản lý VSLĐ, sức khỏe nghề nghiệp. tại Bộ Cơng Thương, có Cục kiểm tra, giám sát kỹ thuật an tồn cơng nghiệp (Nay là Cục Kỹ thuật An tồn – Mơi trường cơng nghiệp) và tại các Bộ quản lý ngành, chức năng quản lý ATVSLĐ được giao cho một đơn vị trực thuộc, tùy theo đặc thù của ngành, lĩnh vực, như: Bộ Giao thông – Vân tải là Vụ Tổ chức cán

bộ; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Cục chế biên nông lâm, thủy sản và Bộ Xây dựng là Vụ Quản lý hoạt động xây dựng.

Từ năm 2003, Thanh tra ATLĐ, Thanh tra VSLĐ và Thanh tra chính sách lao động được sát nhập thành thanh tra lao động thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã thành lập Cục ATLĐ là cơ quan tham mưu cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý nhà nước về ATLĐ. Tại Bộ y tế, chức năng quản lý về sức khỏe nghề nghiệp được giao cho Cục Quản lý môi trường y tế.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp Bộ Nội vụ xây dựng và ban hành Thông tư số 10/2008/TTLT- BLĐTBXH-BNV ngày 10/7/2008, trong đó quy định việc thành lập bộ phận quản lý nhà nước về ATLĐ tại các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Một phần của tài liệu Tài liệu Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài và pháp luật Việt Nam (Trang 58 - 60)