1.5.2 .Nguyên tắc xét xử liên tục
2.1. Nội dung, phạm vi và yêu cầu của nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nó
2.1.3. Yêu cầu của nguyên tắc
Tịa án mà trực tiếp là HĐXX chỉ có thể thực hiện đúng và đầy đủ những nội dung của nguyên tắc xét xử trực tếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa, khi đáp ứng đầy đủ được các yêu cầu sau:
* HĐXX phải triệu tập và đảm bảo sự có mặt đầy đủ nhất của những người
THTT và TGTT. Bởi vì, chỉ khi những người này có mặt đầy đủ tại phiên tịa, HĐXX mới có thể trực tiếp và bằng lời nói kiểm tra, đánh giá được đầy đủ và toàn diện nhất các chứng cứ của vụ án. Sự vắng mặt của bất kỳ người nào cũng đồng nghĩa với việc HĐXX không thể trực tiếp và bằng lời nói kiểm tra, đánh giá lời khai và ý kiến của họ. Vì vậy, nguyên tắc xét xử trực tiếp và nguyên tắc xét xử bằng lời nói tại phiên tịa sẽ khơng được thực hiện đầy đủ và toàn diện.
* Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị
đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện hợp pháp của họ, người bảo vệ quyền lợi cho đương sự phải được bình đẳng trong việc đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, đưa ra yêu cầu và tham gia xét hỏi, tranh luận trước Tòa án. Đồng thời, HĐXX phải là người trọng tài khách quan và công bằng, điều khiển phiên tòa theo đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia phiên tòa thực hiện chính xác và đầy đủ các quyền đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu, tham gia xét hỏi và tranh luận tại phiên tòa. Những người tham gia phiên tòa cũng phải ý thức được và thực hiện đúng đắn các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình. Trên cơ sở đó, tạo ra những điều kiện cần thiết cho HĐXX có thể trực tiếp và bằng lời nói kiểm tra các chứng cứ, lắng nghe ý kiến của những người tham gia phiên tịa, xác định chính xác và đầy đủ sự thật khách quan của vụ án.
* HĐXX phải chủ động, tích cực trong việc xét hỏi và tập trung lắng nghe
câu trả lời của những người được xét hỏi; tôn trọng và lắng nghe, nắm bắt đầy đủ tất cả quá trình xét hỏi của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đượng sự; cũng như các ý kiến tranh luận, đối đáp của những người tham gia phiên tòa, dù là ý kiến của bên buộc tội hay bên bào chữa. Điều đó sẽ giúp HĐXX có được những “dữ kiện” cần thiết, để xem xét, đánh giá một cách khách quan, chính xác và tồn diện các chứng cứ, xác định chính xác và đầy đủ các tình tiết của vụ án và ra phán quyết giải quyết vụ án một cách chính xác và tồn diện.
* HĐXX khơng được có tư tưởng “án tại hồ sơ”, khơng được coi bị cáo là
người có tội trước khi q trình xét xử tại phiên tòa kết thúc. HĐXX phải khách quan, công bằng và toàn diện trong việc xem xét, đánh giá và sử dụng chứng cứ; khơng phân biệt chứng cứ có trong hồ sơ vụ án hay chứng cứ mới được bổ sung tại phiên tòa, chứng cứ buộc tội hay chứng cứ gỡ tội, không được coi trọng hoặc cọi nhẹ bất kỳ chứng cứ nào. Có như vậy, HĐXX mới có những nhận định và thái độ khách quan và công bằng trong việc xét hỏi và điều khiển tranh tụng, cũng như xem xét các chứng cứ, ý kiến và yêu cầu của những người tham gia phiên tịa. Qua đó, HĐXX mới có thể chính xác và tồn diện trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án và ra phán quyết giải quyết vụ án.
* HĐXX chỉ được căn cứ vào các chứng cứ và ý kiến đã được đưa ra xem xét, thẩm tra và đánh giá cơng khai tại phiên tịa, để tiến hành nghị án và ra phán quyết giải quyết vụ án. Nếu điều này không được đảm bảo, thì đồng nghĩa với việc kết quả của việc xét xử trực tiếp và xét xử bằng lời nói tại phiên tịa không được tôn trọng và hiện thực hóa trong phán quyết của Tịa án. Khi đó, việc thực hiện những nguyên tắc này chỉ cịn là hình thức, khơng đạt được những mục đích và ý nghĩa của chúng.
* HĐXX phải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử,
không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được phép can thiệp vào hoạt động xét xử của Tòa án. Đảm bảo sự độc lập xét xử của Tòa án sẽ giúp cho HĐXX giữ được sự khách quan, cơng bằng và chính xác trong hoạt động xét xử nói chung và việc thực hiện nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa nói riêng.
* Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân không được tiến hành tố tụng đối với
nhiều vụ án trong cùng một thời điểm. Chỉ khi vụ án đang xét xử được xét xử xong, thì Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân mới có thể tiến hành xét xử đối với vụ án khác theo đúng và đủ các trình tự, thủ tục luật định.
* Việc hỗn phiên tịa chỉ được tiến hành khi có các căn cứ luật định và
phiên tịa bị hỗn phải được xét xử lại từ đầu, với đầy đủ các trình tự, thủ tục luật định từ khi khai mạc phiên tòa đến khi tuyên án.