Phiên tịa hình sự phúc thẩm

Một phần của tài liệu Tài liệu Người tổ chức trong đồng phạm theo Luật hình sự (Trang 93 - 143)

1.5.2 .Nguyên tắc xét xử liên tục

2.4. Các quy định liên quan đến nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên

2.4.2. Phiên tịa hình sự phúc thẩm

Xét xử phúc thẩm là một giai đoạn độc lập của TTHS, là cấp xét xử thứ hai và sự thể hiện cụ thể của nội dung nguyên tắc “Thực hiện chế độ hai cấp xét xử” (Điều 20 BLTTHS 2003). Tính chất của xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo, kháng nghị (Điều 230 BLTTHS 2003). Thông qua thủ tục xét xử phúc thẩm, Tòa án cấp trên trực tiếp kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ của bản án hoặc quyết định sơ thẩm, nhằm khắc phục kịp thời các sai lầm và thiếu sót của Tịa án sơ thẩm, bảo vệ được những quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức và xã hội trong TTHS.

* Phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm

Khi phúc thẩm đối với bản án của Tịa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật và bị kháng cáo hoặc kháng nghị hợp lệ, Tòa án cấp phúc thẩm phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án, để xem xét, kiểm tra tính có căn cứ và hợp pháp của bản án sơ thẩm. Với tính chất đó, Điều 247 BLTTHS 2003 quy định:“Phiên tòa phúc thẩm

cũng tiến hành như phiên tòa sơ thẩm nhưng trước khi xét hỏi, một thành viên của Hội đồng xét xử phải trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo hoặc kháng nghị. Khi tranh luận, Kiểm sát viên phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án.” Do đó, có thể hiểu

nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa vẫn là nguyên tắc chung của hoạt động xét xử tại phiên tòa phúc thẩm. Thủ tục và cách thức, phương pháp xét xử tại phiên tòa phúc thẩm về cơ bản giống như phiên tòa sơ thẩm, bao gồm các thủ tục xét hỏi, tranh luận, nghị án và tuyên án.

Bên cạnh đó, thủ tục phiên tồ phúc thẩm cũng có những điểm khác so với phiên tịa sơ thẩm, đó là: (1) Khi bắt đầu phiên toà, thay cho việc đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, chủ toạ phiên toà khai mạc phiên toà; (2) Trước khi bắt đầu xét

hỏi thay cho việc đọc bản cáo trạng, một thành viên của HĐXX trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm, nội dung của kháng cáo, kháng nghị; (3) Thủ tục tranh luận tại phiên tòa được bắt đầu bằng việc Kiểm sát viên trình bày kết luận về vụ án.

Tuy nhiên, những điểm khác biệt này không ảnh hưởng nhiều đến việc thực hiện những nội dung và yêu cầu của nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa phúc thẩm. Thơng qua phiên tịa cơng khai, HĐXX phúc thẩm phải trực tiếp xác định lại các tình tiết của vụ án (có liên quan đến phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị) bằng cách xét hỏi, nghe lời trình bày của những người được xét hỏi; xem xét, kiểm tra các chứng cứ (chứng cứ cũ và chứng cứ mới được bổ sung tại phiên tịa); điều khiển, quan sát q trình tranh luận và lắng nghe ý kiến tranh luận, đối đáp của những người tham gia phiên tòa. Bản án của Tòa án cấp phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và chứng cứ mới đã được xem xét tại phiên tòa. Việc xét xử được tiến hành liên tục, trừ thời gian nghỉ như phiên tòa sơ thẩm.

Chúng tôi nhận thấy, quy định về thủ tục tại phiên tòa phúc thẩm còn quá đơn giản, chưa thể hiện được rõ nét những điểm giống và khác biệt của phiên tòa phúc thẩm và phiên tòa sơ thẩm. Đồng thời, BLTTHS 2003 cũng khơng có quy định trực tiếp u cầu Tịa án cấp phúc thẩm phải tuân thủ nguyên tắc xét trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa. Do đó, chúng tơi cho rằng, cần sửa đổi, bổ sung Điều 247 theo hướng cụ thể hơn, thể hiện rõ hơn những điểm giống và khác nhau giữa phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm, cũng như việc Tòa án phúc thẩm phải tuân theo nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa.

Sự khác biệt của việc thực hiện nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa phúc thẩm so với phiên tòa sơ thẩm là về phạm vi xét xử. Nếu phạm vi xét xử sơ thẩm bị giới hạn bởi cáo trạng và quyết định đưa vụ án ra xét xử, thì xét xử phúc thẩm bị giới hạn trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị. Điều 241 BLTTHS 2003 quy định: “Tòa án cấp phúc thẩm xem xét nội dung kháng cáo,

kháng nghị. Nếu xét thấy cần thiết thì Tịa án cấp phúc thẩm có thể xem xét các phần khác không bị kháng cáo, kháng nghị của bản án.”

Về nguyên tắc, HĐXX phúc thẩm chỉ xem xét, xác định lại các tình tiết của vụ án có liên quan đến phần bản án bị kháng cáo, kháng nghị, cịn những tình tiết của vụ án liên quan đến phần bản án không bị kháng cáo, kháng nghị, thì HĐXX phúc thẩm khơng xem xét và xác định lại. Nếu kháng cáo hoặc kháng nghị về tồn bộ bản án, thì HĐXX phúc thẩm mới xác định lại tồn bộ các tình tiết của vụ án như phiên tòa sơ thẩm. Tuy nhiên, nếu “xét thấy cần thiết”, HĐXX cấp phúc thẩm có thể kiểm tra, xác định lại những tình tiết liên quan đến phần của bản án không bị kháng cáo, kháng nghị. Quy định này đã tạo điều kiện cho HĐXX phúc thẩm có thể chủ động, linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật, xác định chính xác và đầy đủ các tình tiết cần thiết cho việc ra bản án hoặc quyết định phúc thẩm, đảm bảo sự đúng đắn, đầy đủ của xét xử phúc thẩm.

Vì phạm vi xét xử phúc thẩm bị giới hạn trong phạm vi kháng cáo, kháng nghị nên không phải tất cả những người đã tham gia phiên tòa sơ thẩm đều được triệu tập đến phiên tịa phúc thẩm. Ngồi việc có mặt của Kiểm sát viên cùng cấp là bắt buộc, thì chỉ những người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị mới được triệu tập tham gia phiên tòa (Điều 245 BLTTHS 2003). Do đó, HĐXX chỉ phải trực tiếp và bằng lời nói xét hỏi, nghe lời trả lời, ý kiến tranh luận và yêu cầu của Kiểm sát viên và những người TGTT liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, để xem xét, kiểm tra và xác định lại các tình tiết của vụ án có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị. Chỉ trong những trường hợp cần thiết, Tòa án phúc thẩm mới triệu tập những người TGTT không liên quan đến kháng cáo, kháng nghị tham gia phiên tịa.

Điều 245 cũng quy định: “Nếu có người vắng mặt mà có lý do chính đáng thì

Hội đồng xét xử có thể vẫn tiến hành xét xử nhưng không được ra bản án hoặc quyết định khơng có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt. Trong các trường hợp khác thì phải hỗn phiên tịa.” Quy định này sẽ tránh được việc phải hỗn phiên tịa

do những người TGTT vắng mặt, vì vậy sẽ đảm bảo được tính nhanh chóng, dứt điểm của xét xử phúc thẩm. Tuy nhiên, chúng cũng không đảm bảo được sự đầy đủ

và toàn diện của việc thực hiện nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa phúc thẩm, bởi vì: (1) Khi những người TGTT vắng mặt, HĐXX phúc thẩm sẽ khơng có đầy đủ các điều kiện cần thiết để trực tiếp xem xét, đánh giá đầy đủ các chứng cứ của vụ án; (2) Quy định “không được ra bản án hoặc quyết định khơng có lợi cho bị cáo hoặc đương sự vắng mặt” đã không đảm bảo được yêu cầu “bản án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa”(Điều

184) và “bản án của Tòa cấp phúc thẩm phải căn cứ vào cả chứng cứ cũ và mới” (Điều 246); khiến cho kết quả của việc xét xử trực tiếp, xét xử bằng lời nói và xét xử liên tục tại phiên tịa phúc thẩm khơng được hiện thực hóa thơng qua phán quyết của Tịa án; (3) Quyền tham dự phiên tòa, để trực tiếp bảo vệ quyền lợi cho mình của những người TGTT cũng khơng được bảo đảm, ngay cả khi họ vắng mặt có lý do chính đáng.

Vì vậy, chúng tơi cho rằng nên sửa đổi, bổ sung Điều 245 theo hướng, nếu những người TGTT vắng mặt lần thứ nhất và có lý do chính đáng, thì Tịa án phải hỗn phiên tịa. Trong trường hợp họ vắng mặt lần thứ nhất khơng có lý do chính đáng, hoặc lần thứ hai, thì cần phân biệt: Đối với người kháng cáo, thì coi như họ đã từ bỏ việc kháng cáo và Tịa án cấp phúc thẩm đình chỉ giải quyết kháng cáo của họ; cịn đối với những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, thì coi như họ từ bỏ quyền tham gia phiên tòa và Tòa án cấp phúc thẩm vẫn xét xử vụ án và ra bản án hoặc quyết định trên cơ sở kết quả xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa.

* Phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm

Ngoài bản án sơ thẩm, các quyết định của Tịa án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật cũng có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định tại Điều 239 BLTTHS 2003. Tại Điều 230 BLTTHS 2003 quy định, việc phúc thẩm những quyết định của Tịa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, bị kháng cáo, kháng nghị hợp lệ không phải là việc xét xử lại vụ án mà là việc Tòa án cấp phúc thẩm “xét lại” các quyết định đó. Điều 253 BLTTHS 2003 quy định:“Đối với những quyết định

khơng phải mở phiên tồ, nhưng nếu xét cần thì có thể triệu tập những người tham gia tố tụng cần thiết để nghe ý kiến của họ trước khi Tòa án ra quyết định.” Tòa án

cấp phúc thẩm chủ yếu dựa trên hồ sơ vụ án, để xác minh lại, thẩm tra lại các vấn đề liên quan đến tính có căn cứ và hợp pháp của quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị. Việc triệu tập những người TGTT không phải là bắt buộc. Chỉ trong trường hợp cần thiết, Tòa án cấp phúc thẩm mới triệu tập những người TGTT cần thiết đến để nghe ý kiến của họ.

Chính vì vậy, đối với việc phúc thẩm các quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng phương pháp xét xử bút lục, không phải tuân theo nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa. Điều này là phù hợp với tính chất của thủ tục xét lại và bảo đảm sự nhanh chóng, kịp thời củ thủ tục này.

PLTTHS Việt Nam áp dụng nguyên tắc “thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử” (Điều 20 BLTTHS) nên “một vụ án có thể được xét xử ở hai cấp, khi đã qua

các cấp xét xử đó được coi là đã giải quyết xong và không thể là đối tượng để đem ra xét xử lại [78, tr.34]. Vì vậy, phiên tịa giám đốc thẩm và tái thẩm được quy định

theo thủ tục xét xử bút lục, Tòa án cấp giám đốc thẩm và tái thẩm xem xét và quyết định về tính có căn cứ và hợp pháp của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật chủ yếu dựa trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án, không bao gồm thủ tục xét hỏi và tranh luận. Do đó, nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục khơng được áp dụng tại phiên tịa giám đốc thẩm và phiên tòa tái thẩm.

CHƢƠNG 3

THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC XÉT XỬ TRỰC

TIẾP, BẰNG LỜI NĨI VÀ LIÊN TỤC TẠI PHIÊN TỊA

3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC XÉT XỬ TRỰC TIẾP, BẰNG LỜI NĨI VÀ LIÊN TỤC TẠI PHIÊN TỊA

3.1.1. Những kết quả đạt đƣợc

* Trong thời gian qua, hoạt động xét xử hình sự của Tịa án các cấp đã đạt

được nhiều kết quả tích cực. Tại phiên tịa xét xử, nhiều HĐXX đã khắc phục được tư tưởng “án tại hồ sơ”, thực hiện đúng đắn và đầy đủ những nội dung và yêu cầu của nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa. “Trong việc

xét xử các vụ án hình sự, việc xem xét, đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật và tiến hành các hoạt động tố tụng để xác định tội danh và quyết định hình phạt, nhìn chung đúng quy định của pháp luật…được công luận và đông đảo quân chúng nhân dân đồng tình ủng hộ” [88, tr.3]. Kết quả này được thể hiện trong chất lượng xét xử

các vụ án hình sự ở cấp sơ thẩm và phúc thẩm hiện nay là tương đối tốt. Tỷ lệ các bản án, quyết định hình sự bị hủy và sửa chiếm tỷ lệ thấp: năm 2005 tỷ lệ các bản án, quyết định giải quyết các vụ án hình sự bị hủy là 0,7%, bị sửa là 4,2%; năm 2006 tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,6%, bị sửa là 4,1%; năm 2007 tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,63%, bị sửa là 4,43%; năm 2008 tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy là 0,6%, bị sửa là 4,6%; năm 2009 tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,71%, bị sửa là 4,21%; năm 2010 tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,75%, bị sửa là 5,1%. [82, 83, 84, 85, 86]

* Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, nhiều Thẩm phán và Hội thẩm đã nghiên

cứu kỹ lưỡng hồ sơ của vụ án; xác định và triệu tập đầy đủ những người TGTT, đảm bảo sự có mặt của họ tại phiên tịa; lên kế hoạch xét hỏi cẩn thận, dự kiến tốt những tình huống có thể xảy ra tại phiên tịa. Do đó, tại phiên tịa, họ đã thực hiện đầy đủ và đúng đắn những nội dung và yêu cầu của nguyên tắc xét xử trực tiếp,

bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa, bảo đảm được tính khách quan và cơng bằng, chính xác và tồn diện của hoạt động xét xử.

* Ở thủ tục xét hỏi, nhiều chủ tọa phiên tòa đã sắp xếp được trình tự xét hỏi

hợp lý, phù hợp với nội dung của vụ án; tiến hành xét hỏi đúng quy định của pháp luật, với những câu hỏi hợp lý và sắc sảo, làm sáng tỏ từng tình tiết, từng vấn đề của vụ án; đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự tiến hành việc xét hỏi, tôn trọng và chú ý lắng nghe các câu hỏi và câu trả lời; trực tiếp xem xét, kiểm tra kỹ lưỡng và đầy đủ tất cả các chứng cứ tại phiên tịa. Thơng qua thủ tục xét hỏi, nhiều HĐXX đã làm rõ được những tình tiết, những vấn đề còn mâu thuẫn, chưa rõ trong hồ sơ vụ án, phát hiện những sai lầm, thiếu sót của hoạt động điều tra và truy tố, ví dụ như: Vụ án anh PVS bị khởi tố, điều tra và xét xử về “Tội cố ý gây thương tích”. Vì mâu thuẫn, anh PVS đã đấm anh BVL (người cùng thôn), khiến anh BVL bị thương ở mũi. Tại biên bản lấy lời khai ngày 08/02/2010, anh BVL cũng khẳng định: “Anh PVS chỉ đấm tôi bị thương

ở mũi, trán thái dương bên trái tôi không bị thương”. Tuy nhiên, theo kết luận giám

định, anh BVL bị thương ở thái dương, xương trán trái và cánh tay, với tổng tỷ lệ thương tật 27%. Tại phiên tòa sơ thẩm ngày 19/3/2010 tại TAND huyện Ý Yên, HĐXX đã nhận định: “Lời khai của bị hại BVL khẳng định trán thái dương trái khơng bị thương là phù hợp với bản tóm tắt bệnh án về việc ơng BVL khơng có vết thương nào ở trán trái. Như vậy, việc trưng cầu giám định và kết quả giám định vết

Một phần của tài liệu Tài liệu Người tổ chức trong đồng phạm theo Luật hình sự (Trang 93 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)