1.5.2 .Nguyên tắc xét xử liên tục
2.4. Các quy định liên quan đến nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên
2.4.1. Phiên tịa hình sự sơ thẩm
* Thủ tục bắt đầu phiên tòa
Thủ tục bắt đầu phiên tòa hay còn gọi là thủ tục khai mạc phiên tòa. Bắt đầu phiên tòa, Tòa án kiểm tra các điều kiện, thực hiện các tủ tục cần thiết và bắt buộc
cho hoạt động xét xử theo quy định của pháp luật như: Kiểm tra sự có mặt của những người được triệu tập đến phiên tòa và phổ biến quyền và nghĩa vụ cho họ (Điều 201); giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, thư ký Tòa án, người giám định, người phiên dịch (Điều 202); giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, người giám định (Điều 203); giải thích quyền, nghĩa vụ và cách ly người làm chứng (Điều 204); giải quyết những yêu cầu về xem xét chứng cứ và khi có người tham gia phiên tòa vắng mặt (Điều 205).
Thơng qua thủ tục bắt đầu phiên tịa, tất cả các điều kiện cần thiết cho hoạt động xét xử sẽ được kiểm tra và thực hiện công khai, trực tiếp và bằng lời nói, trước sự chứng kiến của tất cả những người có mặt tại phiên tịa. Kết quả của thủ tục này là, nếu có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì phiên tịa sẽ được tiếp tục; ngược lại, phiên tòa sẽ bị hoãn (những người được triệu tập vắng mặt, những người THTT và TGTT bị thay đổi.v.v..).
Thủ tục bắt đầu phiên tịa có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo cho nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa có thể được thực hiện đầy đủ nhất. Nếu thủ tục bắt đầu phiên tịa khơng được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, thì nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa khó có thể được thực hiện chính xác và toàn diện. Chẳng hạn như: những người cần thiết tham gia phiên tòa vắng mặt; những người THTT không khách quan, vô tư,.v.v.. mà HĐXX vẫn tiến hành xét xử, thì quá trình chứng minh và ra phán quyết giải quyết vụ án tại phiên tịa khó có thể khách quan, chính xác và đầy đủ theo đúng những nội dung và yêu cầu của nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tòa.
Yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, đưa thêm tài liệu, đồ vật ra xem xét là những quyền quan trọng của những người tham gia phiên tịa, khơng chỉ giúp họ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mà cịn giúp cho HĐXX có thể trực tiếp, bằng lời nói kiểm tra, đánh giá được tất cả các chứng cứ, xác định chính xác và tồn diện sự thật khách quan của vụ án, đảm bảo tính khách quan, dân chủ và đúng đắn trong hoạt động xét xử. Tuy nhiên, Điều 194 và Điều 205 BLTTHS 2003
cũng chỉ quy định về việc hỗn phiên tịa trong truờng hợp có người TGTT vắng mặt. Bộ luật khơng có quy định về việc Tịa án sẽ phải hoãn hay tạm dừng phiên tòa, để triệu tập thêm nhân chứng; hoặc để thu thập, kiểm tra chứng cứ theo yêu cầu của những người tham gia phiên tòa. Trong TTHS của các nước trên thế giới, đây là việc làm hết sức bình thường. Điều 246 BLTTHS Cộng Hòa liên Bang Đức quy định: “Cho tới khi tất cả chứng cứ được đưa ra, bên đối tụng có thể u cầu đình
chỉ phiên tịa chính thức để nhằm mục đích thu thập thơng tin nếu người làm chứng hoặc người giám định được kiểm tra được đưa ra quá muộn hoặc một tình tiết đã được chứng minh được đưa ra quá muộn và bên đối tụng đã thiếu thời gian cần thiết để thu thập thơng tin đó.” [93].
Chúng tôi cho rằng, trong trường hợp việc thu thập, kiểm tra chứng cứ hoặc triệu tập thêm người làm chứng có thể diễn ra trong thời gian ngắn, việc hỗn phiên tịa và sau đó tiến hành xét xử lại từ đầu là khơng cần thiết, sẽ kéo dài q trình giải quyết vụ án. Tịa án chỉ phải xét xử vụ án lại từ đầu khi thời gian thu thập, kiểm tra chứng cứ hoặc triệu tập người làm chứng mới là quá dài, khiến những người tham gia phiên tịa có thể qn những diễn biến đã diễn ra tại phiên tịa trước đó. Do đó, Điều 205 cần được bổ sung theo hướng phiên tịa sẽ được hỗn hoặc tạm ngừng, khi cần triệu tập thêm người làm chứng hoặc thu thập thêm và kiểm tra các chứng cứ.
* Thủ tục xét hỏi tại phiên tòa
Xét hỏi hay còn gọi là “thẩm vấn” là một giai đoạn “có ý nghĩa quan trọng, quyết định đối với việc chứng minh vụ án vì ở thủ tục này mọi chứng cứ đều được xem xét, thẩm tra công khai” [33, tr.51]. Về bản chất xét hỏi tại phiên tịa là việc điều tra cơng khai và trực tiếp, với sự tham gia đầy đủ nhất của những người THTT và người TGTT, nhằm kiểm tra, đánh giá lại kết quả của giai đoạn điều tra và truy tố, xác định các tình tiết của vụ án, cũng như phát hiện những sai lầm, thiếu sót trong hoạt động điều tra và truy tố.
Theo nguyên tắc xét xử trực tiếp và nguyên tắc xét xử bằng lời nói tại phiên tịa, HĐXX phải trực tiếp xác định các tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe lời trình bày của bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có
quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ, người làm chứng, người giám định. Điều đó đã được thể hiện rất rõ nét trong các quy định tại thủ tục xét hỏi tại phiên tịa như: “HĐXX phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án theo thứ tự xét hỏi hợp lý.” (Điều 207); “HĐXX phải hỏi riêng từng bị cáo”, “Bị cáo trình bày ý kiến về bản cáo trạng và những tình tiết của vụ án. HĐXX hỏi thêm về những điểm mà bị cáo trình bày chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.” (Điều 209); “HĐXX phải hỏi riêng từng người làm chứng…Chủ tọa phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn.” (Điều 212).v.v..
Qua thủ tục xét hỏi, HĐXX phải xác định đầy đủ các tình tiết về từng sự việc và về từng tội của vụ án, xác định bị cáo có phạm tội hay khơng và nếu bị cáo bị truy tố về nhiều tội thì phải xét hỏi về từng tội. Những chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, những tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ TNHS cho bị cáo, những tình tiết để giải quyết việc bồi thường thiệt hại đều phải được HĐXX xem xét và xác định chính xác và đầy đủ.
Khi xét hỏi từng người, Chủ tọa phiên tòa hỏi trước rồi đến các Hội thẩm, sau đó đến Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Những người tham gia phiên tịa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tịa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định (Điều 207). Quy định trên đã cho thấy, “việc điều tra, xét hỏi tại phiên tòa vẫn tập trung chủ yếu cho HĐXX và thể hiện như một nhiệm vụ mang tính chất bắt buộc” [28, tr.126], đáp ứng được những nội dung và yêu cầu của nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa như quy định của Điều 184.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, các quy định về trình tự xét hỏi tại phiên tòa “là chưa phù hợp với chức năng của các bên và của Tòa án trong TTHS” [49, tr.40]. Pháp luật đã giao cho HĐXX những quyền hạn và trách nhiệm thuộc về bên buộc tội và bên bào chữa, “đã đặt trách nhiệm chứng minh bị cáo có tội hay khơng
có tội lên vai HĐXX đặc biệt là chủ tọa phiên tòa” và “làm hạn chế vai trị chủ
động, tích cực của Kiểm sát viên, người bào chữa và các chủ thể khác tham gia vào quá trình chứng minh” [50, tr.20], dẫn đến Tòa án “lấn sân” làm thay nhiệm vụ của
bên buộc tội và bên bào chữa. Điều đó là khơng phù hợp với chức năng là “người trọng tài công minh”, trung lập và công bằng giữa bên buộc tội và bên bào chữa của Tòa án,“khơng bảo đảm bình đẳng giữa các bên tranh tụng, ảnh hưởng hưởng đến
việc xác định sự thật khách quan về vụ án và phán quyết của Tòa án” [49, tr.40].
Do đó, cần sửa đổi, bổ sung thủ tục xét hỏi tại phiên tòa theo hướng “chuyển trách
nhiệm chính trong xét hỏi cho các chủ thể thuộc bên buộc tội và bê bào chữa. Việc xét hỏi của thành viên HĐXX chỉ mang tính chất bổ sung, hỗ trợ cho các bên khi cần thiết để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án mà vì lý do nào đó các bên khơng làm rõ được. Có như vậy, HĐXX, nhất là chủ tọa phiên tịa mới có thể tập trung theo dõi, quan sát quá trình tranh tụng giữa các bên và xem xét, đánh giá các chứng cứ, tình tiết của vụ án một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ để ra phán quyết đúng đắn và chính xác về vụ án” [49, tr.40].
Theo quan điểm của chúng tơi, quy định trình tự xét hỏi như BLTTHS 2003 là khơng đảm bảo đúng vị trí và vai trị của chức năng xét xử của Tòa án, cũng như chức năng thực hành quyền công tố (buộc tội) của VKSND. Việc xét xử vụ án hình sự bắt đầu từ việc thực hiện chức năng buộc tội, “khơng có buộc tội thì khơng có xét xử”. Bên buộc tội phải thu thập các chứng cứ và chứng minh việc buộc tội của mình là có căn cứ và hợp pháp. Vì vậy, bên buộc tội phải tiến hành xét hỏi trước để cơng bố tồn bộ các chứng cứ, để chứng minh việc buộc tội của mình là có căn cứ và hợp pháp, yêu cầu HĐXX chấp nhận việc buộc tội đó. Ngược lại, bên bào chữa sẽ tiến hành xét hỏi để chứng minh bị cáo vơ tội, hoặc các tình tiết giảm nhẹ TNHS cho bị cáo, thuyết phục HĐXX chấp nhận các ý kiến bào chữa. HĐXX là người “trọng tài công minh” đứng giữa, để phân xử giữa bên buộc tội và bên bào chữa. Vì vậy, HĐXX không thể là người chịu trách nhiệm chính trong việc xét hỏi, để chứng minh tội phạm và người phạm tội. Điều đó sẽ biến HĐXX trở thành “công tố viện thứ hai” buộc tội bị cáo, làm mất đi tính khách quan, trung lập cần phải có của chức
năng xét xử. Do đó, thủ tục xét hỏi tại phiên tòa cần phải sửa đổi theo hướng chuyển trách nhiệm chính trong việc xét hỏi, chứng minh các tình tiết của vụ án sang cho bên buộc tội và bên bào chữa.
Tuy nhiên, pháp luật cũng khơng thể xóa bỏ hồn toàn quyền xét hỏi của HĐXX và dồn hết trách nhiệm xét hỏi cho các bên. Vì như vậy, hoạt động tố tụng tại phiên tịa sẽ mắc phải những hạn chế của hình thức tố tụng tranh tụng, làm nảy sinh sự bất bình đẳng giữa các bên, nhất là đối với các bị cáo khơng có người bào chữa (một thực tế rất phổ biến hiện này). Đồng thời, khi mất đi quyền xét hỏi, HĐXX sẽ gặp những khó khăn rất lớn trong việc xác định các tình tiết cần thiết cho việc giải quyết vụ án. Do đó, việc HĐXX tham gia xét hỏi là vơ cùng cần thiết. Vấn đề là trình tự và cách thức mà HĐXX thực hiện việc xét hỏi phải đảm bảo sự khách quan, công bằng của chức năng xét xử, tránh việc HĐXX “độc diễn”, “lấn sân” làm thay công việc của bên buộc tội hoặc bên bào chữa.
Mặt khác,“một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cần lưu ý là những lời khai ở giai
đoạn điều tra do Điều tra viên tiến hành trong điều kiện hạn chế tính tranh tụng và tính cơng khai, những tác động trái pháp luật đối với bị can lúc đó khơng được phát hiện do vậy, sử dụng lời khai này làm cơ sở cho bản án kết tội sẽ là vi phạm ở chừng mực nhất định nguyên tắc xét xử trực tiếp” [62, tr.55]. Do đó, về nguyên tắc
HĐXX chỉ được sử dụng những lời khai do những người được xét hỏi trình bày tại phiên tòa làm căn cứ xác định sự thật khách quan và giải quyết vụ án. Vì vậy,“nếu
người được xét hỏi có mặt tại phiên tịa thì Hội đồng xét xử và Kiểm sát viên không được nhắc hoặc công bố lời khai của họ tại Cơ quan điều tra trước khi họ khai tại phiên tòa về những tình tiết của vụ án.” (Khoản 1 Điều 208 BLTTHS 2003)
Khi những người được xét hỏi có mặt tại phiên tịa, việc nhắc lại hoặc cơng bố lời khai của họ tại CQĐT trước khi họ khai tại phiên tịa, khơng chỉ vi phạm nguyên tắc xét xử trực tiếp và nguyên tắc xét xử bằng lời nói tại phiên tịa mà cịn tạo áp lực tâm lý có thể khiến họ khơng dám khai đúng sự thật, không dám thay đổi lời khai tại CQĐT - vì một lý do nào đó (bị ép cung, mớn cung.v.v..) mà trong giai
đoạn điều tra họ đã khai báo khơng chính xác. Điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động chứng minh, xác định các tình tiết của vụ án tại phiên tòa.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 208 BLTTHS 2003 HĐXX và Kiểm sát viên chỉ được công bố những lời khai tại CQĐT của những người được xét hỏi trong những trường hợp: (1) Lời khai của người được xét hỏi tại phiên tịa có mâu thuẫn với lời khai của họ tại CQĐT; (2) Người được xét hỏi khơng khai tại phiên tịa; (3) Người được xét hỏi vắng mặt hoặc đã chết. Những quy định này sẽ giúp cho HĐXX có thể làm rõ được những mâu thuẫn, không thống nhất trong lời khai của những người được xét hỏi; đồng thời, đảm bảo yêu cầu tất cả các chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án phải được xem xét, kiểm tra và đánh giá công khai tại phiên tịa, khi HĐXX khơng thể trực tiếp xét hỏi những người cần được xét hỏi (do họ không khai, hoặc vắng mặt, hoặc đã chết).
Có ý kiến cho rằng,“quy định HĐXX chủ động công bố lời khai tại CQĐT là
một hạn chế của pháp luật thực định. Sẽ là khoa học và hợp lý hơn nếu để Kiểm sát viên, người bào chữa và người bảo vệ quyền lợi của đương sự chủ động thực hiện hoạt động này trong thủ tục xét hỏi” [52, tr.16]. Bởi vì, nếu để HĐXX cơng bố lời
khai tại CQĐT của những người được xét hỏi sẽ khiến cho HĐXX thực hiện cả chức năng buộc tội và chức năng bào chữa, làm cho quá trình tranh tụng diễn ra khơng bình đẳng, dân chủ và khách quan.
Theo quan điểm của chúng tơi, việc Tịa án tham gia vào hoạt động chứng minh sẽ giúp hạn chế được những thiếu sót, sai lầm của các bên tranh trụng; tạo ra sự cân bằng, bình đẳng cần thiết, nhất là đối với các bị cáo khơng có người bào chữa, những người TGTT khơng có người bảo vệ quyền lợi hợp pháp; giúp HĐXX có thể chủ động hơn trong việc thẩm tra các chứng cứ và xác định các tình tiết của vụ án. Để tăng cường và mở rộng tranh tụng dân chủ, bình đẳng tại phiên tịa chỉ cần thay đổi trình tự và cách thức xét hỏi của HĐXX, để bảo đảm tốt hơn tính khách quan, dân chủ và cơng bằng của Tịa án là phù hợp nhất với thực tiễn xét xử hiện này.
Ngồi HĐXX có quyền xét hỏi, Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự cũng có quyền tiến hành xét hỏi. Những người tham gia
phiên tịa cũng có quyền đề nghị với chủ tọa phiên tịa hỏi thêm về những tình tiết cần làm sáng tỏ. Người giám định được hỏi về những vấn đề có liên quan đến việc giám định. Qua đó, tạo nên tính dân chủ, khách quan và tồn diện cho hoạt động xét hỏi tại phiên tòa, giúp cho HĐXX có thể xác định chính xác và đầy đủ nhất sự thật khách quan của vụ án, có được phán quyết cơng minh, giải quyết vụ án chính xác và