Một số quy định bảo đảm thực hiện nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nó

Một phần của tài liệu Tài liệu Người tổ chức trong đồng phạm theo Luật hình sự (Trang 72 - 76)

1.5.2 .Nguyên tắc xét xử liên tục

2.3. Một số quy định bảo đảm thực hiện nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nó

thời, việc thực hiện nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa cũng sẽ giúp hiện thực hóa những mục đích và ý nghĩa của ngun tắc tiếng nói và chữ viết trong TTHS trong thực tiễn xét xử tại phiên tòa.

2.3. MỘT SỐ QUY ĐỊNH BẢO ĐẢM THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC XÉT XỬ TRỰC TIẾP, BẰNG LỜI NÓI VÀ LIÊN TỤC TẠI PHIÊN TỊA XÉT XỬ TRỰC TIẾP, BẰNG LỜI NĨI VÀ LIÊN TỤC TẠI PHIÊN TỊA

2.3.1. Sự có mặt của những ngƣời tiến hành tố tụng và ngƣời tham gia tố tụng tại phiên tòa

BLTTHS 2003 quy định Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, nguời có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ

án, người làm chứng và người giám định là những người cần có mặt tại phiên tịa. Sự có mặt đầy đủ của những người này sẽ giúp Tịa án có đầy đủ các “dữ kiện” cần thiết, để trực tiếp, bằng lời nói kiểm tra, đánh giá các chứng cứ và xác các tình tiết của vụ án một cách chính xác và tồn diện nhất. Đồng thời, những người TGTT cũng có thể trực tiếp bằng lời nói trình bày, đưa ra các ý kiến và yêu cầu, tranh luận với nhau một cách đầy đủ nhất, giúp họ bảo vệ tốt nhất những quyền lợi hợp pháp của mình.

Sự vắng mặt của bất kỳ người TGTT nào cũng có thể ảnh hưởng ở những mức độ nhất định đến tính chính xác và đầy đủ của việc xác định sự thật khách quan của vụ án, đến tính khách quan và cơng bằng của hoạt động xét xử. Tuy nhiên, quy định của BLTTHS 2003 về sự có mặt của những người TGTT cịn có nhiều hạn chế, một số quy định mang tính chất tùy nghi. Do đó, nhiều HĐXX vẫn tiến hành xét xử khi khơng có mặt đầy đủ những người TGTT cần thiết, nhất là người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và ngay cả đối với người làm chứng về các vấn đề quan trọng.

Những hạn chế trên đã dẫn đến việc rất nhiều chứng cứ khơng được trực tiếp và bằng lời nói thẩm tra đầy đủ nhất tại phiên tòa, nhưng vẫn được sử dụng làm căn cứ xác định tội phạm. Đồng thời, chúng cũng làm hạn chế quyền bào chữa của bị cáo, nhất là khi người bào chữa vắng mặt, tạo ra sự “thiếu sự bình đẳng và cần bằng cần thiết giữa bên buộc tội và bên bào chữa” [32, tr.237]. Vì vậy, nguyên tắc

xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa cũng khơng được thực hiện đúng đắn và đầy đủ.

Mặt khác, phần lớn các chứng cứ, tài liệu, đồ vật làm cơ sở cho việc xét xử chủ yếu do CQĐT mà trực tiếp là Điều tra viên thu thập, củng cố, xây dựng và tập hợp trong hồ sơ vụ án. Họ là “người trực tiếp tiếp cận vụ án, hơn ai hết họ nắm

được những tình tiết của vụ án, tiếp xúc với nhân chứng, người bị hại… ” [68,

tr.38]. Vì vậy, trong rất nhiều vụ án, sự có mặt của Điều tra viên tại phiên tòa là rất cần thiết, sẽ giúp Tòa án làm sáng tỏ những vấn đề chưa rõ ràng, mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án, cũng như tính hợp pháp của q trình thu thập, xây dựng chứng cứ của CQĐT, góp phần làm hạn chế việc phải trả hồ sơ điều tra bổ sung. Mặt khác, việc

phải có mặt tại phiên tịa, trực tiếp và công khai trả lời các câu hỏi và đối chất với những người TGTT về tính hợp pháp của hoạt động điều tra sẽ góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm của Điều tra viên trong hoạt động điều tra. Tuy nhiên, BLTTHS 2003 lại khơng có quy định về việc tham gia phiên tòa của Điều tra viên, khiến cho việc Điều tra viên tham gia phiên tòa trong những trường hợp nào, quyền và nghĩa vụ tại phiên tịa như thế nào vẫn chưa có quy định điều chỉnh.

2.3.2. Giới hạn của việc xét xử (Điều 196 BLTTHS 2003)

Giới hạn xét xử là một chế định quan trọng, có liên quan mật thiết với nhiều quy định khác của BLTTHS, trong đó có nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa. Theo quy định tại Điều 196 BLTTHS 2003 phạm vi xét xử sơ thẩm bị giới hạn bởi nội dung truy tố (cáo trạng) của VKSND và quyết định đưa vụ án ra xét xử của Tòa án. “Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo

tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử. Tồ án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố”. Quy định này thể hiện sự phân định chức năng, mối quan hệ chế ước và phối

hợp giữa Tòa án và VKSND, cũng như bảo đảm đảm nguyên tắc nhân đạo và quyền bào chữa của bị cáo.

Trong khi đó, nguyên tắc xét xử trực tiếp và nguyên tắc xét xử bằng lời nói tại phiên tịa u cầu phiên tịa phải là cuộc điều tra cơng khai và đầy đủ về vụ án. Tại phiên tòa, HĐXX phải độc lập và khách quan, trực tiếp kiểm tra tất cả các chứng cứ, lắng nghe ý kiến của những người tham gia phiên tịa, để xác định chính xác và đầy đủ nhất các tình tiết của vụ án. Bản án chỉ được căn cứ vào các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tịa. Do đó, kết quả xét xử có thể khẳng định việc truy tố của VKSND là đúng đắn, nhưng cũng có thể cho thấy hành vi bị cáo đã thực hiện là phạm tội khác, có thể nặng hơn hoặc nhẹ hơn tội danh mà VKSND đã truy tố. Điều đó là phù hợp với nội dung của chức năng xét xử và nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, giới hạn xét xử khơng cho phép Tịa án xét xử bị cáo về những tội danh nặng hơn tội danh mà VKSND đã

truy tố và Tòa án đã đưa ra xét xử. Tịa án chỉ có thể xét xử bị cáo về những tội danh khác bằng hoặc nhẹ hơn tội danh mà VKSND đã truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử.

Chúng tôi nhận thấy, quy định khơng cho phép Tịa án xét xử bị cáo đối với hành vi mà VKSND đã truy tố nhưng về tội danh khác nặng hơn là không hợp lý. Bởi vì, trong trường hợp này, “Tịa án vẫn thực hiện chức năng của mình trên cơ sở

và trong phạm vi chức năng buộc tội.” [32, tr.214] HĐXX không xét xử những người phạm tội mới, những hành vi phạm tội mới mà vẫn xét xử những bị cáo và những hành vi đã bị VKSND truy tố. Do đó, quyền bào chữa của bị cáo vẫn được bảo đảm, bị cáo và những người bào chữa vẫn có điều kiện bào chữa cho bị cáo tại phiên tòa. “Việc bào chữa này là dựa trên cơ sở chứng cứ và hành vi phạm tội mà

Viện kiểm sát đã truy tố và quan trọng hơn là dựa trên cơ sở pháp luật, không thể dựa trên cơ sở tội danh và thực chất tội danh là sự “quy ước” của các nhà làm luật (hành vi phạm tội bị dán nhãn)” [18, tr.214]. Vì vậy, Điều 196 BLTTHS 2003 cần

sửa đổi, bổ sung theo hướng mở rộng giới hạn xét xử, cho phép Tòa án xét xử bị cáo theo những tội danh nặng hơn tội danh mà VKSND truy tố và Tịa án đã có quyết định đưa ra xét xử.

2.3.3. Biên bản phiên tòa (Điều 200 BLTTHS 2003)

Biên bản phiên tòa là văn bản tố tụng ghi lại tồn bộ nội dung, diễn biến phiên tịa, từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Vì việc xét xử được diễn ra trực tiếp và bằng lời nói nên biên bản phiên tịa có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó là hình thức lưu giữa và phản ánh đầy đủ và toàn diện nhất diễn biến của phiên tịa, giúp cho Tịa án cấp trên có thể kiểm tra, giám đốc việc xét xử của Tòa án cấp dưới, đồng thời cũng là căn cứ để những người tham gia phiên tịa có thể khẳng định những sai phạm của Tịa án trong việc xét xử (bỏ sót, khơng đánh giá khách quan và toàn diện những chứng cứ, ý kiến tại phiên tòa; sử dụng những chứng cứ chưa được thẩm tra tại phiên tòa làm căn cứ để ra bản án; hoặc khơng thực hiện đúng các trình tự, thủ tục tố tụng), để thực hiện các quyền tố tụng (kháng cáo, khiếu nại giám đốc thấm), bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Do đó, biên bản phiên tịa góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm

của HĐXX trong việc tuân thủ các quy định về hoạt động xét xử nói chung và nguyên tắc xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục tại phiên tịa nói riêng. Chính vì vậy, việc ghi biên bản phiên tịa một cách chính xác và đầy đủ có ý nghía vơ cùng quan trọng. Tuy nhiên, quy định của BLTTHS 2003 về biên bản phiên tòa (Điều 200) còn quá sơ sài và còn thiếu một số nội dung quan trọng.

Khoản 1 Điều 200 quy định biên bản phiên tòa phải ghi rõ “mọi diễn biến ở phiên tòa từ khi bắt đầu đến khi kết thúc.” Tuy nhiên, Khoản 2 Điều này chỉ quy

định: “những câu hỏi và câu trả lời đều phải được ghi vào biên bản”; còn các ý kiến và yêu cầu của những người tham gia phiên tịa lại khơng được nhắc đến. Trong khi đó, chúng cũng là những cơ sở quan trọng cho việc xem xét, kiểm tra chứng cứ, xác định các tình tiết và ra phán quyết giải quyết giải quyết vụ án của HĐXX.

Mặt khác, để đảm bảo tốt hơn tính cơng khai, dân chủ của hoạt động tố tụng, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của những người TGTT, chúng tôi cho rằng cần phải bổ sung các quy định về việc thư ký phiên tòa đọc cơng khai tại phiên tịa toàn bộ nội dung biên bản; về quyền được cung cấp biên bản phiên tòa và khiếu nại những nội dung không đúng của biên bản phiên tòa.

Một phần của tài liệu Tài liệu Người tổ chức trong đồng phạm theo Luật hình sự (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)