- Kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi (heteroscedasticity): kiểm tra mối quan hệ giữa phần dư và giá trị hồi qui ước lượng và độc lập nhau và phương sai không
Thống kê theo trường
CHƯƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 5.1.Kết luận
5.1. Kết luận
Có thể nói khởi nghiệp là một chủ đề được rất nhiều các bạn trẻ ngày nay quan tâm, bởi đó có thể là một hướng đi làm thay đổi cả cuộc đời của một con người. Trong quá khứ đã có rất nhiều tác giả đã từng nghiên cứu về vấn đề này và đưa ra được những yếu tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Nhiều tác giả cho rằng, khởi nghiệp bắt nguồn từ kinh nghiệm việc làm, từ điều kiện kinh tế gia đình, hay từ chính khát vọng vưon lên của mỗi cá nhân. Đó là những giả thuyết hồn tồn hợp lý. Tuy nhiên, qua góc nhìn từ thực tế, chúng ta thấy sự tiến bộ vượt bậc của khoa học cũng như nền kinh tế đã có những tác động lên xã hội cũng như nhận thức của mỗi người. Con người ngày càng khám phá ra những điều mới mẻ và phi thường. Họ tự mày mò nghiên cứu và phát hiện ra những cái mới, những cái mà chưa ai dám nghĩ, dám làm. Nhận thức được điều này, nhóm nghiên cứu cũng cho rằng khởi nghiệp không chỉ bắt nguồn từ một số yếu tố nhất định, nhưng nó cịn chịu sự tác động từ nhiều yếu tố mà theo dòng thời gian chúng ta mới nhận biết được. Chính vì thế mục tiêu của nhóm ban đầu là tìm hiểu xem việc khởi nghiệp trong thời đại hiện nay, chịu tác động của những yếu tố nào.
Qua quá trình tìm hiểu và học mơn Phưong pháp nghiên cứu, nhóm đã định hướng và có được những kiến thức căn bản cho một bài nghiên cứu. Từ việc tìm hiểu và dựa trên những kiến thức nền từ các nghiên cứu đi trước, cũng như cách thức để tiếp cận các đối tượng nghiên cứu thông qua bảng khảo sát, đã trở thành những bước đi đầu tiên trong quá trình nghiên cứu. Cụ thể ở đây nhóm nghiên cứu đã kế thừa nghiên cứu của tác giả Indarti (2004) với mơ hình gồm 3 nhân tố chính tác động đến khởi nghiệp: Yếu tố nhân khẩu học, yếu tố tính cách và yếu tố mơi trường. Dựa trên thang đo xoay quanh các nhân tố này, nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát 118 sinh viên tại Việt Nam để tìm hiểu xem ngồi các nhân tố trên, cịn có yếu tố nào tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên hay không?
Bên cạnh việc khảo sát sinh viên bằng google form, nhằm tăng thêm sự tin cậy cho bài nghiên cứu, chúng tơi cịn tiến hành phỏng vấn sâu với chun gia có kinh nghiệm về khởi nghiệp, để thu thập những thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Các kết quả thu được sẽ được chúng tôi sử dụng kết hợp phương pháp định tính và định lượng để phân tích. Thơng qua phần mềm SPSS 20, chúng tơi đã có những thống kê và kiểm định cần thiết đối với các nhân tố trong mơ hình, để rồi tiếp tục đánh giá bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và kiểm định bằng phân tích nhân tố khám phá EFA. Dựa vào kết quả phân tích, mơ hình nghiên cứu đề nghị ban đầu được hiệu chỉnh. Tiếp theo, nhóm nghiên cứu đưa các nhân tố của mơ hình nghiên cứu đã được điều chỉnh vào phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định sự phù hợp của mơ hình nghiên cứu.
Kết quả cho thấy trong số 3 nhân tố độc lập được hình thành sau khi thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA), có 3 nhân tố có tác động có ý nghĩa thống kê đến “Ý định khởi nghiệp của sinh viên” bao gồm: “Nhu cầu thành tích bản thân”, “Điểm kiểm soát tâm lý”, “Đánh giá năng lực bản thân”. Về nhân tố “Nhu cầu thành tích bản thân”: kết quả phân tích hồi quy cho thấy “Nhu cầu thành tích bản thân” có tác động và có ý nghĩa thống kê lớn nhất đến “Ý định khởi nghiệp của sinh viên” (Beta chuẩn hóa = 0,476). Tiếp đến là nhân tố “Đánh giá năng lực bản thân”: kết quả phân tích hồi quy cho thấy “Đánh giá năng lực bản thân” có tác động và có ý nghĩa thống kê lớn thứ 2 đến “Ý định khởi nghiệp của sinh viên” (Beta chuẩn hóa = 0,348). Và nhân tố thứ 3 cũng có tác động khơng nhỏ đó là “Điểm kiểm sốt tâm lý” (Beta chuẩn hóa = 0,180). Thơng qua kết quả này, nhóm nghiên cứu đã có được cái nhìn sát hơn về các yếu tố tác động đến khởi nghiệp. Để rồi có cơ sở đưa ra những đề xuất giúp nghiên cứu mang lại ý nghĩa trong thực tiễn hơn.
5.2. Kiến nghị