Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong phát triển cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh hà tây (Trang 88 - 90)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2.5. Nâng cao chất lượng quản lý rủi ro trong phát triển cho vay tiêu dùng

Hoạt động quản trị rủi ro cần có sự phối hợp của cả chi nhánh và Hội sở chính. Ở cấp độ chi nhánh, CN Hà Tây có thể thực hiện các biện pháp nhằm tăng cƣờng giám sát các khoản vay để nâng cao chất lƣợng công tác kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân để tránh tình trạng kiểm tra hình thức đối phó nhằm phát hiện

kịp thời các khoản nợ có vấn đề. Nội dung các biện pháp bao gồm:

Xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp

Muốn đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động giám sát cho vay, NHHTX phải có định mức số lƣợng khách hàng, dƣ nợ cho cán bộ tín dụng một cách phù hợp với khả năng quản lý và thực hiện tốt việc kiểm tra trong và sau cho vay. Xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp với từng hình thức cho vay và kết quả phân loại nợ đảm bảo yêu cầu mật độ kiểm tra cao hơn đối với những nhóm nợ xấu. Kiểm tra tồn diện các khoản vay vƣợt quá một mức dƣ nợ nhất định với kiểm tra điển hình đối với nhóm khách hàng đƣợc xếp loại nợ đủ tiêu chuẩn.

Thực hiện kiểm tra và kiểm soát các khoản vay

Sau khi giải ngân, CBTD phải kiểm tra sử dụng vốn vay thƣờng xuyên. Họ cũng thƣờng xuyên theo dõi tiến độ của kế hoạch cho vay. Việc kiểm tra đƣợc thực hiện thông qua khơng chỉ báo cáo của khách hàng mà cịn qua khảo sát thực tế. CBTD cũng thực hiện cả hai kiểm tra định kỳ và bất ngờ kiểm tra để tìm ra những vấn đề phát sinh trong suốt thời gian vay.

Một số đánh giá CBTD phải thực hiện trong giai đoạn này:

- Đánh giá thái độ và trách nhiệm của khách hàng vay bởi có một số cuộc họp, đàm thoại về cho vay, khả năng trả nợ.

- Đánh giá năng lực thanh tốn thơng qua báo cáo thu nhập để đảm bảo khách hàng có thể trả nợ vốn vay kịp thời

- Đánh giá việc sử dụng vốn vay có phù hợp với mục đích khi khách hàng làm đơn xin vay vốn, tránh tình trạng khách hàng sử dụng vốn nhằm kinh doanh có thể gây thua lỗ.

- Đánh giá lại tài sản đảm bảo (giá và tình trạng của tài sản đảm bảo) để điều chỉnh phân bổ vốn hoặc yêu cầu khách hàng vay để thêm các tài sản thế chấp.

Đồng thời, chi nhánh cũng đánh giá tình hình tài chính của khách hàng vay để đảm bảo khả năng thu hồi vốn vay. CBTD cần phải đánh giá những thay đổi trong điều kiện tài chính của khách hàng vay, thu nhập thƣờng xuyên, thu nhập bất thƣờng. Nếu có bất kì tín hiệu tiêu cực nào thì đều có thể ảnh hƣởng đến khả năng

chi trả món vay.

Xử lý vấn đề phát sinh

Những vấn đề này là sự chậm trễ bất thƣờng trong việc thanh toán hoặc thái độ lảng tránh từ khách hàng, …Để đối phó với những vấn đề này, CBTD phải nhanh chóng nhận ra mức độ thiệt hại mà vấn đề tạo ra, đồng thời, kiểm tra và giám sát chặt chẽ và tìm ra nguyên nhân và giải pháp để giảm thiểu hậu quả của những vấn đề này nhƣ sau:

Trong trƣờng hợp khách hàng vay có khó khăn tạm thời về tài chính nhƣng vẫn có thiện chí trả nợ, ngân hàng sẽ hỗ trợ họ. Căn cứ vào từng trƣờng hợp cụ thể, NHHTX thực hiện cơ cấu lại các khoản nợ nếu khách hàng chứng minh đƣợc khả năng trả nợ ngân hàng sẽ điều chỉnh kỳ hạn. Đồng thời, NHHTX phải đƣa khách hàng vào diện giám sát đặc biệt, cán bộ tín dụng cần phải giám sát chặt chẽ các khoản nợ và hoạt động của khách hàng sau cơ cấu. Đối với các khách hàng có khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ, khó khắc phục, ngân hàng phải có các biện pháp tƣ vấn, giám sát khách hàng, đề nghị khách hàng đƣa ra các lộ trình xử lý với thời gian hoàn thành và phƣơng án kế hoạch trả nợ một cách cụ thể.

Nếu khách hàng khơng có khả năng để vƣợt qua khó khăn và khơng có thiện chí trả nợ, ngân hàng phải bán tài sản thế chấp để thu hồi nợ hoặc bán nợ để thu hồi nợ. Đây là giải pháp cuối cùng để cứu vốn của ngân hàng.

Bên cạnh việc kiểm tra việc vốn vay, CBTD cần quan tâm đến nguồn tiền thanh toán của khách hàng, yêu cầu khách hàng giao dịch thanh toán qua chuyển khoản, hạn chế rút tiền mặt. Nếu khách hàng có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, CBTD cần kiểm soát tránh trƣờng hợp tiền thanh tốn về khách hàng khơng trả nợ mà sử dụng vào việc khác, khi nợ đến hạn lại khơng có khả năng thanh tốn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng hợp tác xã chi nhánh hà tây (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w