Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang và các doanh nghiệp ngoài quốc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế bắc giang (Trang 55 - 58)

2.3 .Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

3.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Giang và các doanh nghiệp ngoài quốc

quốc doanh trên địa bàn

3.1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang đƣợc thành lập chính thức vào ngày 1 tháng 1 năm 1997 sau khi có quyết định tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bắc Giang là một tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn.

Phía Tây và Tây Bắc giáp Thành phố Hà Nội và tỉnh Thái Ngun

Phía Nam và Đơng Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và Quảng Ninh

Với quốc lộ 1A chạy dọc qua địa phận tỉnh, Bắc Giang nằm cách Thủ đơ Hà Nội 50km về phía Bắc, cách cửa khẩu Quốc tế Hữu nghị Lạng Sơn 110km về phía Nam, cách Thành phố Hải Phịng 100km về phía Đơng. Vị trí của Bắc Giang tiếp giáp với nhiều trung tâm, kinh tế, xã hội phát triển năng động, đây là tiền đề để phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh và giao lƣu, thông thƣơng với các tỉnh lân cận cũng nhƣ với nƣớc bạn Trung Quốc.

Về mặt lãnh thổ hành chính, diện tích tỉnh Bắc Giang là 3.823km2, bao gồm 9 huyện và một thành phố trong đó có đến 6 huyện miền núi và huyện Sơn Động là huyện vùng cao có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Dân số tỉnh Bắc Giang tính đến năm 2016 là 1.653.397 ngƣời của 20 dân tộc anh em nhƣ Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí, Dao, Mƣờng, Thái, v.v. Số lƣợng lớn các dân tộc làm nên sự đa dạng trong văn hóa, cƣ dân chủ yếu sống bằng nghề nơng. Bắc

Giang cũng là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống nhƣ gốm Thổ Hà, bún Đa Mai, rƣợu Vân Hà, v.v

Trong những năm trở lại đây, tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nhiều sự chuyển biến tích cực, hội chung với xu hƣớng phát triển của cả nƣớc. Từ một tỉnh miền núi khó khăn, Bắc Giang cũng đã đạt đƣợc nhiều thành quả trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Kinh tế trên địa bàn tỉnh có sự tăng trƣởng không ngừng. Từ năm 2010 đến nay, đặc biệt năm 2017, tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm đạt mức cao chƣa từng có, ƣớc đạt 13,3%, vƣợt 2,8% so với kế hoạch; tăng trƣởng ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ đạt cao hơn năm 2016; trong đó, khu vực cơng nghiệp, xây dựng tăng 25,6%, dịch vụ tăng 8,2%, nông lâm, thủy sản giảm 1,5%. Quy mơ GRDP của tỉnh (tính theo giá thực tế) ƣớc đạt 69.060 tỷ đồng; GRDP bình qn/ngƣời ƣớc đạt 1.850 USD. Về cơng tác thu chi NSNN, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ƣớc đạt 5.625 tỷ đồng, vƣợt 21,7% so với dự tốn. Trong đó thu nội địa là 4.625 tỷ đồng, bằng 119,8%, thu thuế xuất, nhập khẩu đạt 1.000 tỷ đồng, bằng 131,6% so với dự toán. Ở chiều ngƣợc lại, ƣớc chi ngân sách cả năm đạt 13.139 tỷ đồng, bằng 125,4% so với dự toán, tăng 18,6% so với năm trƣớc.

Cơ cấu kinh tế trong tỉnh có sự chuyển biến theo hƣớng tích cực từ một tỉnh có nền kinh tế nơng nghiệp chủ yếu, đến nay cơ cấu ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ đã tăng lên đáng kể. Sự ra đời và phát triển của hơn 20 khu công nghiệp lớn nhỏ trong tồn tỉnh, tiêu biểu là khu cơng nghiệp Đình Trám, Vân Trung IP, Quang Châu, Song Khê - Nội Hồng, Đơng Bắc TP Bắc Giang, Dĩnh Kế v.v là những minh chứng cụ thể cho sự phát triển mạnh của công nghiệp, dịch vụ trong tỉnh.

So với mặt bằng chung cả nƣớc, Bắc Giang vẫn là một địa phƣơng có điều kiện hạn chế về kinh tế và xã hội, bởi vậy cơng tác quản lý thuế cịn gặp phải nhiều khó khăn. Với nhịp độ phát triển kinh tế nhƣ hiện nay và sự phát triển đa dạng của các loại hình sản xuất kinh doanh sẽ càng làm cho cơng tác quản lý thuế trở nên phức tạp. Cục thuế Bắc Giang cần phải cố gắng nỗ lực nhiều hơn nữa để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tỉnh Bắc Giang

Nền kinh tế nƣớc ta đang ngày càng phát triển theo xu hƣớng kinh tế thị trƣờng mang định hƣớng xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên lạm phát xảy ra ở mức cao khiến thực trạng doanh nghiệp ngoài quốc doanh ngừng hoạt động chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn. Mặc dù vậy, vẫn có nhiều doanh nghiệp ngồi quốc doanh đứng vững đƣợc trên thị trƣờng, mở rộng quy mô lao động, tăng doanh thu, đóng góp một phần lớn vào tỷ trọng GDP nƣớc nhà. Theo điều tra của ngành Thống kê, tính đến thời điểm 31/12/2017 trên phạm vi cả nƣớc có 19 tỉnh, thành có tốc độ tăng số doanh nghiệp thực tế đang hoạt động cao hơn mức bình quân của cả nƣớc, trong đó phải kể đến tỉnh Bắc Giang có tỷ lệ tăng tới 28%, cao nhất trong số 19 tỉnh có tốc độ tăng vƣợt trội về số doanh nghiệp thực tế hoạt động.

Ban lãnh đạo UBND tỉnh và Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang luôn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mới, biểu hiện là xu hƣớng khởi nghiệp ngày càng mạnh nhƣ hiện nay, nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã ra đời, số lƣợng chiếm đông đảo, ƣu thế nhất trên tổng các loại hình doanh nghiệp tại địa bàn tỉnh. Đó cũng là chiều hƣớng chung của đất nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng và cũng đúng với chủ trƣơng phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nƣớc ta lựa chọn.

Để cải thiện môi trƣờng đầu tƣ kinh doanh trên địa bàn, ngành công thƣơng tỉnh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phƣơng tập trung thực hiện tốt việc đầu tƣ hạ tầng cụm công nghiệp, nâng cao chất lƣợng điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt, chuyển đổi mơ hình tổ chức, quản lý chợ, hỗ trợ sản xuất, tiêu thụ các mặt hàng nông sản, tăng cƣờng quản lý thị trƣờng, chống buôn lậu, gian lận thƣơng mại, hàng giả. Sở Công thƣơng Bắc Giang đặng biệt quan tâm thực hiện cải cách hành chính để cải thiện mơi trƣờng đầu tƣ, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tính đến cuối năm 2017, tồn tỉnh có 1.208 doanh nghiệp thành lập mới, tổng cộng có 7.112 doanh nghiệp trong nƣớc với số vốn đăng ký là 45.065 tỷ đồng.

Không chỉ gia tăng về số lƣợng, quy mô và chất lƣợng hoạt động của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đã và đang ngày một đi lên và phát triển bền vững so với những năm đầu thành lập tỉnh. Trƣớc đây trên địa bàn chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp trực thuộc Nhà nƣớc, cơ sở vật chất cịn thơ sơ, cơng nghệ lạc hậu v.v. Đến nay đã có ngày càng nhiều doanh nghiệp phát triển, thu hút hàng ngàn lao động, có thể kể đến một số doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn tỉnh nhƣ công ty Trách nhiệm Hữu hạn Xây dựng Tân Thịnh, công ty Trách nhiệm Hữu hạn Việt Thắng, công ty cổ phần May xuất khẩu Hà Bắc v.v

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại cục thuế bắc giang (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w