Các điều kiện phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 26)

1.2. CÁC ĐIỀU KIỆN VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN

1.2.1. Các điều kiện phát triển công nghiệp

1.2.1.1. Quy hoạch phát triển công nghiệp

Đây là nội dung rất quan trọng định hướng cho tồn bộ q trình phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế của một quốc gia, một địa phương, cũng như quyết định quá trình quản lý nhà nước đối với công nghiệp. Việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp phải dựa trên chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia hay địa phương, quy hoạch phát

triển ngành, trên cơ sở tiềm năng và các điều kiện khác của từng quốc gia hay địa phương nhằm đạt đến mục tiêu khai thác hợp lý tiềm năng phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống dân cư và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Vai trò định hướng của quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp được thực hiện thông qua các chiến lược, quy hoạch, chính sách quốc gia, vùng, ngành hay các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch của từng địa phương. Các hình thức này được chọn lựa triển khai một cách hợp lý ở cấp độ quốc gia, ngành hay địa phương; chúng có mối liên hệ với nhau, tác động lẫn nhau, trong đó chiến lược và chính sách có vị trí quan trọng nhất, chiến lược có tính ổn định tương đối, chính sách là bộ phận năng động hơn.

1.2.1.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho phát triển công nghiệp

Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trị to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thể hiện ở hai nội dung: một là, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đảm bảo những điều kiện vật chất thuận lợi nhất để các cơ sở sản xuất và dịch vụ hoạt động có hiệu quả. Một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại, đồng bộ sẽ tạo điều kiện rút ngắn chu kỳ sản xuất và lưu thơng sản phẩm, giảm bớt chi phí sản xuất và góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho các sản phẩm hàng hố có sức cạnh tranh hơn; hai là, xét trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như là hệ thống huyết mạch của nền kinh tế, có nhiệm vụ thực hiện những mối liên hệ giữa các bộ phận và các vùng của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng những tiềm năng của đất nước, mở rộng quan hệ quốc tế, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội rộng khắp vùng lãnh thổ, giảm bớt sự khác biệt về dân trí, mức sống giữa các vùng.

Như vậy, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội là điều kiện tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia cũng như của từng địa phương, từng vùng lãnh thổ. Xét trên bình diện tác động đến sự phát triển cơng nghiệp, vai trị của một số ngành, lĩnh vực cơ bản trong hệ thống cơ

sở hạ tầng được thể hiện cụ thể:

+ Hệ thống giao thông vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, khơng những trực tiếp tham gia vào q trình phát triển kinh tế - xã hội, mà cịn có tác dụng mở đường, là khâu đột phá để thực hiện phân bố lại lực lượng sản xuất xã hội, là nhân tố quyết định mở mang giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong nước và với thị trường thế giới.

+ Hệ thống năng lượng là yếu tố không thể thiếu được đối với bất cứ ngành kinh tế nào. Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia là yếu tố quan trọng đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Vì vậy, phát triển năng lượng phải đi trước một bước.

+ Hệ thống cấp nước rất cần thiết cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến thực phẩm. Nếu khơng có các giải pháp đồng bộ để bảo vệ, khai thác hợp lý nguồn nước sẽ không thể đáp ứng nhu cầu nước sạch cho các đô thị, khu dân cư và cho phát triển công nghiệp.

+ Hệ thống các ngành dịch vụ đóng vai trị duy trì và hỗ trợ các ngành sản xuất bằng cách cung cấp các dịch vụ đầu vào. Sẽ khơng có một nền sản xuất cơng nghiệp cạnh tranh nếu các dịch vụ đầu vào yếu kém. Mặt khác, các ngành dịch vụ phát triển tạo điều kiện cải thiện đời sống, nâng cao trình độ dân trí...qua đó tạo điều kiện thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cho phát triển. Vì thế, hệ thống các ngành dịch vụ cần phải đi trước, trong đó cần chú trọng phát triển các ngành dịch vụ cơ bản, phục vụ nhu cầu thiết yếu cho phát triển (thương nghiệp, khách sạn, thông tin liên lạc, kho bãi, tài chính, tín dụng, dịch vụ tư vấn, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, thể dục thể thao, hoạt động cứu trợ xã hội...).

Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, vùng lãnh thổ là điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển bền vững, có hiệu quả của cơng nghiệp nói chung, tổ chức sản xuất cơng nghiệp trên vùng lãnh thổ nói

riêng. Sự hình thành và phát triển công nghiệp của mỗi vùng lại thúc đẩy sự phát triển đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội. Trong mối quan hệ này, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội phải đi trước một bước. Vì vậy, việc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được coi là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

1.2.1.3. Mơi trường chính trị - xã hội, pháp lý, cơ chế chính sách kinh tế của Nhà nước và địa phương.

Khả năng thu hút vốn đầu tư phát triển của các địa phương đối với các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Các yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực, tài chính...có ý nghĩa là một lợi thế so sánh khi thu hút đầu tư. Các yếu tố chính trị - xã hội, pháp lý, cơ chế chính sách của nhà nước lại có tác động rất lớn đến khả năng thu hút vốn đầu tư của các địa phương.

- Mơi trường chính trị - xã hội có ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh lợi của nhà đầu tư. Bất kỳ lý do nào có ảnh hưởng xấu đến mục tiêu sinh lợi hoặc có khả năng gây rủi ro đều ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư. Các nhà đầu tư coi yếu tố ổn định về chính trị - xã hội là một trong những yếu tố hàng đầu. Do đó, đảm bảo sự ổn định chính trị - xã hội thì mới thu hút được các nhà đầu tư, tăng vốn cho đầu tư phát triển, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển ổn định với tốc độ cao.

- Môi trường pháp lý và cơ chế chính sách là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hút vốn đầu tư, vì thế nó được các nhà đầu tư quan tâm đặc biệt. Hệ thống luật pháp bao gồm các văn bản pháp luật, các quy định, các văn bản quản lý hoạt động đầu tư, khuyến khích đầu tư...phản ánh mơi trường đầu tư của đất nước. Hệ thống pháp luật có thể tạo thuận lợi hoặc làm hạn chế hoạt động đầu tư của các chủ thể kinh tế. Vì vậy, để tăng cường

thu hút đầu tư, cần có một cơ chế pháp lý rõ ràng, mềm dẻo, tạo thuận lợi cho đầu tư và sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.

Thủ tục hành chính là tất cả những thủ tục cơ bản mà nhà đầu tư cần phải thực hiện để được quyền đầu tư, bao gồm các thủ tục xét duyệt cấp giấy chứng nhận đầu tư, đăng ký kinh doanh, các thủ tục về đất đai, thẩm định dự án... Những thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp cùng với bộ máy hành chính quan liêu, cồng kềnh là trở ngại lớn, cản trở nhà đầu tư và làm tê liệt mọi lợi thế về mơi trường đầu tư. Vì vậy, thủ tục hành chính là một vấn đề cần quan tâm điều chỉnh cho phù hợp tình hình mới nhằm thu hút đầu tư.

Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù các quốc gia trên thế giới có những chế độ chính trị khác nhau, nhưng hầu hết các nước đều có điểm chung là thực hiện nền kinh tế hàng hoá với cơ chế thị trường, đồng thời ngày càng coi trọng vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước. Mọi thành công trong phát triển kinh tế đều không thể thiếu được hoạt động trợ giúp của nhà nước. Do đó, nếu nhà nước thiếu thiện chí hoặc yếu kém trong quản lý kinh tế sẽ kìm hãm sự phát triển.

Ở nước ta hiện nay, khi cơ chế thị trường chưa hoàn thiện, các loại thị trường mới hình thành và vẫn cịn sơ khai, thì nhà nước cịn phải làm các cơng việc đáng ra là của thị trường, vẫn thực thi khơng ít các biện pháp hành chính trong việc huy động và phân bổ các nguồn lực. Để phát huy vai trị của mình trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố, nhà nước cần chú ý làm thật tốt những công việc sau:

- Tạo lập mơi trường chính trị - xã hội ổn định, hoạch định và thực hiện có hiệu quả các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo lập môi trường pháp lý lành mạnh và ổn định cho phát triển kinh tế.

- Xây dựng thể chế hành chính hữu hiệu, đảm bảo cung ứng dịch vụ công tốt nhất cho các hoạt động kinh tế - xã hội. Muốn vậy, nhà nước phải

thực hiện cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. - Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho giáo dục và đào tạo, coi đây là quốc sách hàng đầu, thực hiện đào tạo đi liền với sử dụng nguồn nhân lực được đào tạo; xây dựng và thực hiện các chương trình phát triển khoa học - cơng nghệ, y tế, các chương trình khai thác và bảo vệ tài nguyên, môi trường...

- Huy động và phân bổ hợp lý các nguồn lực quốc gia. Đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho công nghiệp phát triển.

- Thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát nhằm thiết lập kỷ cương, trật tự trong hoạt động kinh tế, phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng vi phạm pháp luật, sai phạm chính sách, bảo vệ tài sản quốc gia và lợi ích nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế và từng bước thực hiện công bằng xã hội.

Thực hiện sự phân cấp quản lý, nhà nước Trung ương thực hiện xây dựng hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách, đảm bảo ổn định mơi trường chính trị - xã hội, mơi trường pháp lý trên phạm vi quốc gia; các cấp chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thực thi và vận dụng sáng tạo các chính sách của nhà nước Trung ương bằng các cơ chế chính sách riêng trong khn khổ pháp luật cho phép ở phạm vi địa phương.

Hoạt động của chính quyền địa phương có thể tác động tích cực đến phát triển cơng nghiệp nếu có những chính sách hỗ trợ thực sự có hiệu quả. Cơng nghiệp trong điều kiện của một tỉnh nơng nghiệp cịn hạn chế về nhiều mặt muốn phát triển được, nhất thiết phải có sự hỗ trợ thiết thực của nhà nước ở địa phương. Do đó, sự năng động của chính quyền địa phương có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung cũng như lĩnh vực thu hút đầu tư, phát triển cơng nghiệp nói riêng của địa phương.

1.2.1.4. Chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ

làm cho nền kinh tế chuyển từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, tức là thực hiện tăng trưởng kinh tế dựa trên cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào. Vì vậy, khoa học - công nghệ là phương tiện để chuyển nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức, phát triển nhanh các ngành công nghệ cao và sử dụng nhiều lao động trí tuệ.

Việc áp dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất tạo ra nhiều loại sản phẩm mới, quy mô sản xuất được mở rộng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của hàng hố tăng lên, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tác động của tiến bộ khoa học - công nghệ là vơ cùng to lớn, có thể có những bước tiến có tính đột biến làm thay đổi tồn bộ nền sản xuất xã hội nói chung cũng như sản xuất cơng nghiệp nói riêng. Đối với cơng nghiệp, khoa học - cơng nghệ tác động trên 2 góc độ: tiến bộ khoa học - cơng nghệ trong nội bộ ngành công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ trong các ngành khác.

- Tiến bộ khoa học - công nghệ trong nội bộ ngành công nghiệp tạo ra sự phát triển mới hiệu quả cao. Tiến bộ của khoa học - công nghệ trong khai thác tài nguyên sẽ nâng cao khả năng khai thác và sử dụng có hiệu quả kinh tế cao những nguồn tài nguyên của đất nước; tiến bộ trong ngành chế biến tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp ở nhiều vùng lãnh thổ trước đây khơng có điều kiện phát triển hoặc khơng tận dụng được nguồn tài nguyên.

- Tiến bộ khoa học - công nghệ trong các ngành khác tạo tiền đề cho phát triển và phân bố cơng nghiệp. Có thể thấy rõ điều này trong những bước phát triển vượt bậc về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng và trong sản xuất nông nghiệp. Với công nghệ mới, hệ thống giao thông và phương tiện vận tải đã có bước phát triển nhanh chóng, cùng với hệ thống thông tin liên lạc rộng khắp và tiện dụng đã đem đến cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh cho nhiều nơi trước đây rất khó khăn. Cơng nghệ sinh học, công nghệ mới trong nông

nghiệp đã tạo điều kiện phát triển những vùng nguyên liệu nông, lâm, thuỷ sản mới đủ lớn cho khai thác và chế biến công nghiệp.

Việc phát triển tiềm lực kỹ thuật - công nghệ được thơng qua dưới nhiều hình thức: nghiên cứu sáng tạo cơng nghệ và thực hiện tiếp nhận, ứng dụng công nghệ. Trong điều kiện địa phương năng lực hạn chế, khơng có các cơ sở nghiên cứu khoa học đủ sức thực hiện các sáng tạo cơng nghệ, thì thực hiện chuyển giao, tiếp nhận và ứng dụng công nghệ là con đường chủ yếu để đổi mới công nghệ. Các kênh tiếp nhận kỹ thuật công nghệ mới gồm:

- Kỹ thuật - cơng nghệ được chuyển giao “trọn gói” dưới hình thức đầu tư trực tiếp. Loại chuyển dịch này ln đi kèm với với q trình đầu tư của các doanh nghiệp.

- Kỹ thuật - cơng nghệ được chuyển giao dưới hình thức mua bán, trao đổi trên thị trường. Loại chuyển dịch này mang tính chất bộ phận, hay từng nhóm cơng nghệ - kỹ thuật ở một khâu nào đó trong dây chuyền cơng nghệ.

- Kỹ thuật - cơng nghệ được chuyển giao dưới hình thức trao đổi thông tin, đào tạo và huấn luyện cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật, công nhân lành nghề.

- Ngồi các kênh chuyển giao kỹ thuật - cơng nghệ trên, cần khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật - cơng nghệ, qua đó làm tăng giá trị cơng nghệ được chuyển giao và góp phần tăng năng lực phát triển kỹ thuật - công nghệ của địa phương.

Thực hiện chuyển giao và tiếp nhận công nghệ làm cho nền kinh tế vận động theo xu hướng giảm dần các yếu tố lạc hậu cổ truyền và tăng dần các yếu tố hiện đại, là con đường mở ra khả năng có thể đi nhanh vào hiện đại hố. Song để đạt được điều đó, cần phải có chiến lược chuẩn bị nền tảng kỹ thuật để

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w