Trong nước và của tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 92 - 94)

3.1. BỐI CẢNH MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG

3.1.2. Trong nước và của tỉnh

Giai đoạn 2011-2020 là thời kỳ Việt Nam thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lần thứ 3. Trong văn kiện, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã nhấn mạnh, trong giai đoạn này, chúng ta cần tập trung vào:

Phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, hình thành đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chuyển đổi mơ hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững. Thực hiện cơ cấu lại

nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản xuất, dịch vụ phù hợp với các vùng; thúc đẩy cơ cấu lại doanh nghiệp và điều chỉnh chiến lược thị trường; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và của cả nền kinh tế; phát triển kinh tế tri thức. Gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xanh.

Cả nước tập trung thực hiện 3 “đột phá” trong Chiến lược phát triển, tất nhiên tỉnh Bắc Giang cũng phải sớm thực hiện 3 đột phá này. Bởi vì tỉnh Bắc Giang có nhiều tiềm năng nhưng cũng cịn nhiều điểm tắc nghẽn nên không phát triển nhanh như các tỉnh khác. Các bất cập về quy hoạch, cơ chế chính sách cũng như sự liên kết về cơ sở hạ tầng giữa các địa phương yếu và kém trong tỉnh là những nguyên nhân chính cản trở sự phát triển của cơng nghiệp Bắc Giang. Do vậy, tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Giang lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2011 - 2015) xác định chủ trương phát triển kinh tế - xã hội, trong đó nhấn mạnh đến phát triển cơng nghiệp tong tỉnh nhà là:

Phấn đấu đưa Bắc Giang vượt qua tình trạng chậm phát triển trước năm 2015. Phát triển toàn diện các lĩnh vực: kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội; bảo vệ môi trường; bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương pháp luật; nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững sự ồn định chính trị - xã hội. Chỉ tiêu cụ thể: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình qn hằng năm 11-12%. Trong đó: cơng nghiệp - xây dựng 18- 19,5%; cơ cấu công nghiệp trong GDP: 38,5 - 40% ; thu nhập bình quân đầu người: 1.315 USD/người/năm; thu ngân sách trên địa bàn: 2.300 tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu: 800 triệu USD; huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 80.000 tỷ đồng; giải quyết việc làm mới bình quân mỗi năm 27.000, tỷ lệ lao động qua đào tạo 50%. [1 tr. 17-18].

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w