Bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 88 - 92)

3.1. BỐI CẢNH MỚI TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG

3.1.1. Bối cảnh quốc tế

Nhiều báo cáo từ các tổ chức quốc tế trên thế giới cho rằng, khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong giai đoạn 2011-2020 tiếp tục là đầu tàu tăng trưởng trên thế giới với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và các nước Đông Nam Á. Theo dự báo của ADB, từ đây cho đến năm 2030, các nền kinh tế của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục có những tăng trưởng khá.

Tính lan tỏa và các mơ-men lực tác động của các quốc gia này với những quốc gia khác trong khu vực là sẽ lớn và đây là tác động có lợi. Tuy nhiên, ngay trong bản thân nội vùng vẫn chứa đựng những bất định mang tính bất ổn, khó lường tạo ra khơng ít những thách thức và khó khăn cho Việt Nam cũng như các nước trong khu vực, kể cả nước lớn như Trung Quốc. Những điểm nét nổi bật được dự báo sẽ có ảnh hưởng đối với sự phát triển của khu vực châu Á- Thái Bình Dương và ảnh hưởng của nó (mang tính trực tiếp) đến sự phát triển của Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Giang nói riêng. Đó là:

- Sự nổi lên của Trung Quốc và sự suy yếu của các nước có mơ hình phát triển theo kiểu phương Tây trên thế giới và trong khu vực như Hoa Kỳ, EU, và đặc biệt là Nhật Bản sau khi xảy ra thảm họa kép động đất và sóng thần ngày 11/03/2011. Vị thế độc tôn của Hoa Kỳ bị lung lay cộng thêm với sự nổi lên mạnh mẽ của các nước thuộc nhóm BRIC (Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc) đã làm thế giới có chiều hướng chuyển từ trạng thái gần như

đơn cực với sự thống trị của Hoa Kỳ kể từ sau khi Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ chuyển sang một thế giới đa cực hơn.

Theo NIC, chưa lúc nào mà có một sự dịch chuyển lớn về quyền lực và của cải từ phương Tây sang phương Đông như hiện tại. Các cực thế giới cũ như Hoa Kỳ, Nhật và EU đang đánh mất dần vị thế của mình trong khi các quốc gia khác với lợi thế về quy mô nền kinh tế, số dân và quân sự như BRIC đang mạnh dần lên, tìm kiếm một vị trí mới, cao hơn trên trường quốc tế. Quy mơ GDP của nhóm BRIC ngày càng lớn theo thời gian, vượt dần so với quy mô của Hoa Kỳ và các nước phát triển khác, vì thế sức mạnh của họ cũng được tăng lên. Việc “lựa chọn” các chính sách đối ngoại giữa cực cũ và các cực mới địi hỏi sự khơn khéo trong các chính sách đối ngoại của Việt Nam, đặc biệt là việc tham gia ký kết các hiệp định song phương trong các lĩnh vực kinh tế và quân sự.

- Cải cách cơ cấu, hướng tới tăng trưởng xanh dựa trên nền kinh tế tri thức. Đây là một nội dung quan trọng, có tính chất định hướng đối với các nước thuộc APEC, cũng như các nước thuộc ASEM, trong đó có Việt Nam. Tăng trưởng xanh với mục tiêu giảm thiểu chất thải gây ơ nhiễm, suy thối mơi trường, giảm phát thải khí nhà kính, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện hơn với môi trường qua việc phát triển các ngành kinh tế xanh, sản xuất hàng hóa, phát triển dịch vụ môi trường, phát triển năng lượng sạch.... là điều mong muốn của nhiều quốc gia, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực ngày càng cạn kiết nhất là nguồn nhiên liệu hóa thạch và những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tồn cầu. Nhiều thách thức của Việt Nam như lạm dụng tài nguyên cho tăng trưởng; tỷ lệ nguyên liệu, năng lượng sử dụng quá cao cho một đơn vị GDP; cơng nghệ lạc hậu, gây ơ nhiễm có tính phổ biến, mức độ ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng ở các ngành công nghiệp, giao thông, xây

dựng... buộc chúng ta phải có một chiến lược phát triển mới hướng đến “tăng trưởng xanh, các-bon thấp”, chuyển dịch sang mơ hình phát triển “nền kinh tế xanh”, hướng đến một nền công nghiệp xanh.

- Hội nhập sâu đi đôi với những phương thức bảo hộ tinh vi. Vào năm 2018, Việt Nam sẽ được hưởng quy chế nền kinh tế thị trường sau khi thực hiện đầy đủ cam kết của WTO. Năm tiêu chí đánh giá của EU đối với một nước có nền kinh tế thị trường hay khơng, đó là: (i) Mức độ ảnh hưởng của Nhà nước đối với việc phân bổ các nguồn lực và các quyết định của doanh nghiệp; (ii) Khơng có hiện tượng Nhà nước bóp méo hoạt động của các doanh nghiệp liên quan tới cổ phần hố và khơng có việc sử dụng các hệ thống đền bù hay thương mại phi thị trường; (iii) Sự tồn tại của một hệ thống quản trị doanh nghiệp thích hợp; (iv) Sự tơn trọng các luật sở hữu và sự tồn tại của một cơ chế phá sản đang vận hành; và (v) Sự tồn tại của một khu vực tài chính đích thực hoạt động độc lập với Nhà nước và chịu sự điều chỉnh của các quy định bảo lãnh đầy đủ và sự giám sát thích đáng.

Từ nay đến năm 2015, theo các cam kết, Việt Nam đã có 6 cam kết FTA song phương và đa phương, Việt Nam sẽ phải từng bước cắt giảm thuế quan đối với hàng ngàn mặt hàng xuống còn 0-5%, chủ yếu là 0%, và mở cửa thị trường trong nước rộng rãi cho nhập khẩu. Mức độ tự do hóa thương mại cam kết trong FTA giữa Việt Nam và ASEAN, giữa ASEAN và Nhật Bản, ASEAN và Trung Quốc cao hơn nhiều so với mức cam kết gia nhập WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới). Việc cắt giảm thuế quan cũng sắc nét hơn và mở cửa thị trường lớn hơn trong FTA, với 90% các loại thuế được cắt giảm đến 0% vào năm 2015, và 10% vào năm 2018. Điều này có nghĩa rằng hàng hố từ các nước khác, đặc biệt là từ Trung Quốc sẽ chảy vào Việt Nam, trong đó có tỉnh Bắc Giang. Đây là thách thức lớn cho nền kinh tế quốc gia và các doanh nghiệp Việt Nam cũng như các doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh Bắc

Giang. Bên cạnh những thách thức lớn, FTA cũng sẽ mang lại cơ hội lớn để các doanh nghiệp Việt Nam, vì đây là cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước có tham gia FTA với Việt Nam. Tuy nhiên, điều này khơng hề dễ dàng bởi vì ngay trong thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa chuẩn bị tốt đối với thời điểm này và có dấu hiệu “thua ngay trên sân nhà”.

- Sự dịch chuyển nguồn vốn FDI ra khỏi Trung Quốc và tìm địa điểm đầu tư từ các công ty của Nhật Bản. Các dự báo cho thấy, hiện nay nhiều nguồn vốn đang rời khỏi Trung Quốc do đã tận dụng được lao động rẻ và các nguồn tài nguyên. Đặc biệt là các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC) đang muốn chuyển vốn của họ rời khỏi Trung Quốc – quốc gia đang phát triển thu hút nhiều FDI nhất – sau khi đã thành công tại đất nước này. Các điểm đến dự tính tiếp theo của họ là những nước lân cận Trung Quốc như các quốc gia trong ASEAN, các nước Trung Á và Nam Á. Điều này đã thúc đẩy một cuộc cạnh tranh ngầm giữa nhiều quốc gia mong muốn trở thành điểm đến của luồng vốn FDI từ các tập đoàn lớn. Quốc gia nào cũng mong muốn các nhà đầu tư lớn đầu tư sẽ thúc đẩy việc tham gia sâu hơn và cao hơn trong Chuỗi Giá trị Toàn cầu (GVC) và Hệ thống Phân phối Toàn cầu (GPS). Đây là một cơ hội đối với Việt Nam nhằm thu hút được những nguồn vốn đầu tư có chất lượng tương đối tốt và phù hợp với trình độ phát triển của chúng ta.

Ngồi ra, một dịng vốn rất có chất lượng từ Nhật Bản sau khi quốc gia này phải chịu thảm họa kép vào tháng 03/2011. Nhật Bản chỉ có thể kích cầu ở ngồi Nhật Bản và các công ty Nhật Bản muốn phát triển ổn định ở những quốc gia có quan hệ thân thiết để đóng những cơ sở phát triển sản xuất. Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, đơng dân, và có quan hệ tốt với Nhật Bản, nhưng chúng ta cũng cịn nhiều bất cập trong mơi trường đầu tư và kinh doanh, ngay cả ở tỉnh Bắc Giang để có thể thu hút nguồn vốn chất lượng này.

- Mức độ cạnh tranh nguồn lực ngày càng gay gắt song hành khả năng buộc phải hợp tác đối với những vấn đề mang tính tồn cầu. WB ước tính rằng, nhu cầu cho lương thực sẽ tăng lên 50% vào năm 2030, do sự gia tăng dân số và kinh tế tồn cầu tiếp tục tăng trưởng ở các nước đơng dân và đang phát triển làm gia tăng tầng lớp trung lưu của thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tốc độ đơ thị hóa làm giảm diện tích đất nơng nghiệp và có những tác động tiêu cực đến an ninh lương thực cho toàn cầu và đối với nhiều quốc gia, đặc biệt là hững quốc gia có biển, như Việt Nam.

Khi các quốc gia đã khai thác gần hết các tài nguyên trên đất liền và các quốc gia bắt đầu tập trung quay sang khai thác biển khơi và thế kỷ 21 được coi là Thế kỷ của Đại dương. Theo National Research Council (2009), thế kỷ tới sẽ thấy một sự bùng nổ các hoạt động trong đại dương một khi mà nguồn tài nguyên trên mặt đất đang cạn kiệt và công nghệ tiên tiến giảm chi phí tiếp cận đại dương. Tầm quan trọng ngày càng tăng của đại dương cho nền kinh tế toàn cầu đồng thời sẽ tạo ra một nhu cầu cho nâng cao sự hiểu biết về đại dương, cung cấp nguồn lực cho phát triển công nghệ mới, và sẽ tạo ra một khung cảnh chính trị phức tạp hơn để giải quyết các vấn đề đại dương.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển công nghiệp ở tỉnh bắc giang (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w