1.3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ
1.3.1. Tỉnh Phú Yên
Phú Yên là tỉnh nông nghiệp thuộc khu vực duyên hải miền Trung, điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn nhưng đã có những giải pháp phát triển công nghiệp hiệu quả, tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao. Sự thành cơng của Phú n là một mơ hình cần quan tâm nghiên cứu áp dụng.
Phú Yên nằm liền kề khu kinh tế trọng điểm miền Trung về phía nam, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp tỉnh Khánh Hồ, phía tây giáp tỉnh Gia Lai và Đăk Lăk, phía đơng giáp biển Đơng; diện tích tự nhiên 5.045 km2 với hơn 70% diện tích là núi đồi; dân số đến cuối năm 2010 là 861.993 người, trong đó nơng thơn là 669.000 người, chiếm 80% dân số.
Tuy là một tỉnh quy mô không lớn, nguồn lực hạn chế, điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, nhưng Phú n đã có nhiều nỗ lực phấn đấu khai thác các tiềm năng, phát huy các nguồn lực và đã có bước phát triển khá cao: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2000-2010 đạt 10,47%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng liên tục với tốc độ cao, bình qn 21,58%/năm. Tỷ trọng cơng nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh từ 8,51% năm 2000 tăng lên 24,87% năm 2010.
Để đạt được thành quả này, Phú Yên đã thực hiện các giải pháp:
- Về định hướng phát triển công nghiệp: Theo xu hướng phát triển chung của một tỉnh nông nghiệp, Phú Yên chú trọng công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản sử dụng nguyên liệu địa phương và các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, giày da, thủ cơng mỹ nghệ. Các ngành khai khống phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng cho nhu cầu địa phương và phát triển thuỷ điện nhỏ là những ngành có nhiều tiềm năng cũng được ưu tiên đầu tư.
thông phục vụ đầu ra cho khu cơng nghiệp, ngồi sân bay Tuy Hịa và cảng Vũng Rô, tỉnh đang làm việc với ngành đường sắt để xây dựng ga hàng hóa Phú Hiệp, xây dựng cầu Đà Nông qua sông Bàn Thạch, đường Đông Tác-Vũng Rô để nối khu công nghiệp Hịa Hiệp với cảng nước sâu Vũng Rơ.
- Về quy hoạch và đầu tư các khu công nghiệp: Phú yên đã thực hiện quy hoạch và đầu tư 03 khu công nghiệp tập trung tại các vị trí thuận lợi với quy mơ diện tích 985 ha (khu cơng nghiệp Hồ Hiệp ở phía nam tỉnh, gần cảng Vũng Rơ và sân bay Tuy Hồ, khu cơng nghiệp An Phú nằm phía bắc thị xã Tuy Hồ và khu cơng nghiệp Đơng Bắc Sơng Cầu gần cảng Qui Nhơn); thực hiện quy hoạch xây dựng mạng lưới các cụm, điểm công nghiệp, đáp ứng nhu cầu mặt bằng cho các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, góp phần tổ chức, bố trí lại lực lượng sản xuất hợp lý và khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng vùng.
- Về đào tạo nguồn nhân lực: Phú Yên xây dựng một hệ thống các trường cao đẳng, dạy nghề, mỗi năm có thể đào tạo 1.400 kỹ thuật viên và trên 800 cơng nhân kỹ thuật có tay nghề từ bậc 3/7 trở lên, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho phát triển công nghiệp của địa phương.
- Về cơ chế chính sách thu hút đầu tư: Bên cạnh chính sách ưu đãi chung của cả nước, Phú Yên cũng đã ban hành một số chính sách khuyến khích thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, bao gồm: áp dụng các khoản thuế, tiền thuê đất với mức thấp nhất, thời gian miễn giảm thuế dài nhất; hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng đến chân hàng rào cơng trình; hỗ trợ và hướng dẫn lập thủ tục đầu tư trong thời gian ngắn nhất; tạo điều kiện giải quyết việc cấp đất, đền bù giải phóng mặt bằng nhanh chóng, thuận lợi; hỗ trợ các nhà đầu tư giải quyết các khó khăn vướng mắc trong q trình triển khai dự án sau khi được cấp giấy phép theo hướng thuận lợi và trong thời gian nhanh nhất; trích thưởng cho các cơng ty tư vấn, môi giới đầu tư tuỳ theo từng dự án...
- Về phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề: Phú Yên đã ban hành cơ chế chính sách khuyến khích phát triển với nhiều ưu đãi về thuê đất, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng làng nghề, cụm, điểm cơng nghiệp, hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư vùng nguyên liệu, đào tạo truyền nghề và du nhập nghề mới, hỗ trợ đầu tư chiều sâu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hỗ trợ xây dựng thương hiệu và thông tin thị trường...
- Về cải cách thủ tục hành chính: Phú Yên tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo mơ hình “một cửa”, tập trung đầu mối xét và cấp phép đầu tư cho Sở Kế hoạch - Đầu tư với thủ tục nhanh, gọn; thực hiện cơng khai và minh bạch các quy trình thủ tục trong các hoạt động liên quan đến đầu tư như cấp quyền sử dụng đất và thuê đất, các chính sách ưu đãi đầu tư dưới nhiều hình thức.
- Ngồi các giải pháp trên, lãnh đạo chủ chốt của tỉnh còn thường xuyên tiếp xúc với các doanh nghiệp, tạo điều kiện dễ dàng cho các doanh nghiệp trình bày các khó khăn của mình và tháo gỡ kịp thời cho doanh nghiệp.
Tuy đạt được nhiều thành tựu trong phát triển, nhưng Phú Yên cũng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn. Đó là, sức cạnh tranh của sản phẩm cơng nghiệp cịn thấp, chủ yếu tiêu thụ tại thị trường nội địa, sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc, hạt điều, hải sản nhưng sản lượng ít. Nhiều dự án đã đăng ký nhưng chậm triển khai thực hiện. Hệ thống xử lý chất thải chưa được quan tâm dẫn đến ô nhiễm môi trường...
Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh do Phịng thương mại cơng nghiệp Việt Nam và dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (VNCI) hợp tác xây dựng năm 2006, Phú Yên được xếp thứ hạng khá với chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) là 54,93, đứng thứ 21 trong tổng số 64 tỉnh thành cả nước; năm 2011 điểm số là 55,15, đứng thứ 50. Chỉ số cạnh tranh khá cao trong điều kiện khó khăn về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, quy mô thị trường là một cố gắng lớn của chính quyền địa phương tỉnh Phú Yên.