2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNH BẮC
2.2.4. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
Trước khi đi vào phân tích chuyển dịch cơ cấu công nghiệp của Bắc Giang, chúng ta xem xét cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2001-2010 (được thể hiện qua các số liệu trong Bảng 6).
Bảng 2.6: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2001-2010
Ngành
Tổng số
I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản
1.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp
II. Công nghiệp III. Dịch vụ
Qua số liệu về cơ cấu kinh tế của tỉnh Bắc Giang trong bảng 6, chúng ta thấy tỷ trọng nơng nghiệp có xu hướng giảm (từ 48,8% năm 2001 giảm xuống còn 33% vào năm 2010), tỷ trọng cơng nghiệp có tăng nhanh (từ 15,2% năm 2001 tăng lên 34,3% vào năm 2010), trong khi tỷ trọng dịch vụ có biến động khơng đáng kể dù có xu hướng giảm (dao động ở mức 34-36%). Như vậy, cơ cấu kinh tế của Bắc Giang trong những năm qua đã có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng. cơng nghiệp 34,3% dịch vụ 34% nơng nghiệp 34%
Hình 2.2: Cơ cấu kinh tế tỉnh Bắc Giang năm 2010
Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang
Với tỷ trọng công nghiệp năm 2010 chiếm 34,3%, dịch vụ chiếm 34% và nơng nghiệp chiếm 33% GDP, có thể nói Bắc Giang là tỉnh có tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ thấp, đây là cơ sở và động lực vững chắc cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác bảo vệ môi trường, giải quyết các vấn đề
xã hội nảy sinh do phát triển công nghiệp, dịch vụ đặt ra.
2.2.4.1. Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo ngành theo giá cố định:
+ Ngành Công nghiệp khai thác mỏ: năm 2006, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 27.008 triệu đồng; năm 2007 đạt 46.346 triệu đồng; năm 2008: 52.190 triệu đồng; năm 2009 đạt 48.122 triệu đồng, về chỉ số sản xuất ngành công nghiệp khai thác mỏ: năm 2006 chiếm 146,6%; năm 2007: 171,6%; năm 2008: 112,6%; năm 2009 92,2%.[ 7]
+ Ngành Công nghiệp chế biến: Giá trị sản xuất công nghiệp chế biến năm 2006 đạt 1.720.711 triệu đồng; năm 2007: 2.180.357 triệu đồng, năm 2008 đạt 2.558.792 triệu đồng; năm 2009 đạt 2.954.582 triệu đồng đồng, về chỉ số sản xuất ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản xuất công nghiệp: năm 2006 là 130,6%; năm 2007: 126,7%; năm 2008 117,4%; năm 2009 115,5%.
+ Ngành Công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước: Giá trị sản xuất và phân phối điện, nước: năm 2006 đạt 14.432 triệu đồng; năm 2007: 23.067 triệu đồng; năm 2008: 22.669 triệu đồng; năm 2009 đạt 29.374 triệu đồng, về chỉ số sản xuất ngành công nghiệp sản xuất và phân phối điện, nước: năm 2006 chiếm 243,7%; năm 2007: 159,8%; năm 2008: 98,3%; năm 2009: 129,6%. Năm 2009, sản lượng một số sản phẩm cơng nghiệp có mức tăng cao so với cùng kỳ năm 2008 là: may mặc tăng 20%, sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 21%, nước máy thương phẩm tăng 11,8%, sản xuất kim loại và sản phẩm từ kim loại tăng 30%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm 2008 như: khai thác quặng giảm 18%, bao bì chất dẻo giảm 10% so cùng kỳ 2008.[7]
Nhận xét chung, về cơ cấu theo ngành công nghiệp của Bắc Giang trong thời gian qua có thể thấy:
- Có sự mất cân đối lớn giữa công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn, các ngành cơng nghiệp phụ trợ cịn ít, thiếu vắng nhiều ngành cơng nghiệp có kỹ thuật cao, cơng nghệ tinh xảo.
- Cơ cấu theo ngành thiếu thân thiện với môi trường và tiềm ẩn nguy cơ không bền vững cao do tập trung chủ yếu vào các ngành thâm dụng tài nguyên, có ảnh hưởng và tác động lớn đến môi trường như sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất điện, khai thác khoáng sản, chế biến thực phẩm và đồ uống...
2.2.4.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần trong công nghiệp
Bảng 7: Cơ cấu sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế giai đoạn 2006-2011
Đơn vị tính: triệu đồng TT THÀNH PHẦN KINH TẾ I Kinh tế Nhà nước - State Trung ương - Central Địa phương - Local II Kinh tế ngoài Nhà nước - Non-State Tập thể - Collective Tư nhân - Private Cá thể - Households hỗn hợp mix III Khu vực có vốn đầu tư nước ngồi
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của tỉnh Bắc Giang được thống kê trong bảng 7, Có thể thấy đối với Bắc Giang, đóng góp trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ hoặc chi phối tăng dần từ 675.035 triệu đồng năm 2006 lên 1.123.315 triệu đồng năm 2011. Như vậy là các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ vẫn còn chiếm tỷ trọng rất lớn. Trong khi đó, giá trị sản xuất công nghiệp của thành phần kinh tế ngồi nhà nước (trong đó chủ yếu là của doanh nghiệp tư nhân) tăng từ 1.016.498 triệu đồng năm 2006 lên 2.668.431 triệu đồng năm 2011. Đây là một sự chuyển dịch đúng hướng, thể hiện sự tham gia ngày càng nhiều của các doanh nghiệp tư nhân vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, sự tham gia này vẫn còn hạn chế, thể hiện ở giá trị sản xuất cơng nghiệp cịn ở mức khiêm tốn. Một điều đáng nói nữa về cơ cấu cơng nghiệp nhìn từ góc độ sở hữu là giá trị sản xuất cơng nghiệp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi cịn rất nhỏ, chứng tỏ việc thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực cơng nghiệp của Bắc Giang cịn rất hạn chế.
2.2.5. Phát triển các mơ hình sản xuất cơng nghiệp
Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, phát huy nội lực, tranh thủ các nguồn ngoại lực để phát triển công nghiệp, Bắc Giang đã xây dựng và phát triển được nhiều mơ hình sản xuất cơng nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp.
Hiện nay tỉnh Bắc giang đã có 5 khu cơng nghiệp (khu cơng nghiệp
Đình Trám, Quang Châu, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng, Vân Trung- Việt Hàn) với quy mô 1.209 ha. Các huyện, thành phố đã hình thành 29 cụm cơng
nghiệp với tổng diện tích hơn 565 ha; trong đó có 13 cụm cơng nghiệp đã được lấp đầy, 15 cụm cơng nghiệp đã có dự án đầu tư, diện tích đất cho thuê 262 ha. Nhiều địa phương đã phát triển cụm công nghiệp, điểm cơng nghiệp có hiệu quả như:
Thành phố Bắc Giang: đã hồn thành quy hoạch 4/4 cụm cơng nghiệp;
hồn thành xây dựng hạ tầng 2/3 cụm công nghiệp; thu hút lấp đầy 2/2 cụm công nghiệp. Đã quy hoạch 9 cụm, điểm công nghiệp với tổng diện tích 165 ha và triển khai mời gọi thu hút đầu tư; đến nay đã thu hút đầu tư 49 dự án vào 4 cụm, điểm cơng nghiệp, diện tích trên 34 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 250 tỷ, 05 cụm công nghiệp đang mời gọi các doanh nghiệp đầu tư. Khuyến khích thu hút lấp đầy quy hoạch với 33 doanh nghiệp, HTX và cơ sở sản xuất, vốn đầu tư đăng ký khoảng 125 tỷ đồng, có 28/33 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ồn định, giải quyết việc làm 750 lao động.
Cụm công nghiệp xã Dĩnh Kế: thu hút 15 doanh nghiệp, vốn đăng ký khoảng 65 tỷ đồng; có 14/15 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm trên 400 lao động.
Cụm công nghiệp phường Thọ Xương: thu hút 18 dự án đầu tư, vốn đăng ký khoảng 60 tỷ đồng; 14/18 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm 350 lao động.
Cụm cơng nghiệp số 2 Xương Giang: hồn thành xây dựng cơ sở hạ tầng và thu hút 11 doanh nghiệp, HTX vào đầu tư, vốn đầu tư khoảng 55 tỷ đồng; có 8 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm cho trên 150 lao động.
Đến nay, tiểu cụm công nghiệp Dĩnh Kế đã thu hút lấp đầy 100% quy hoạch với 5 dự án đầu tư; 4 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho 125 lao động; các cụm cơng nghiệp cịn lại đang triển khai quy hoạch đế thu hút đầu tư. Việc quy hoạch các cụm, điểm công nghiệp đã tạo điều kiện mặt bằng di chuyển các doanh nghiệp sản xuất trong nội thành ra các cụm, điểm công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Huyện Yên Dũng đã thu hút 63 dự án, vốn đăng ký 658,18 tỷ đồng và 3,61 triệu USD, có 32 dự án đi vào sản xuất, thu hút 4.200 lao động.
Huyện Việt Yên thu hút 13 dự án, vốn đăng ký 616 tỷ đống và 61 triệu USD, có 5 dự án đi vào sản xuất, thu hút hơn 1.500 lao động.
Huyện Hiệp Hòa đã thu hút 9 dự án, vốn đăng ký 591,3 tỷ đồng và 3 triệu USD, đã có 7 dự án đi vào sản xuất, thu hút 4.300 lao động.
Khu Cơng nghiệp Đình Trám: đến nay đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 07 dự án, tổng vốn đã ký đầu tư 120,06 tỷ đồng và 03 triệu USD, diện tích cho thuê khoảng 7,4 ha. Nâng tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lên 47 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư 1.241,4 tỷ đồng và 9,48 triệu USD, diện tích cho thuê khoảng 66,5 ha.
Cụm Công nghiệp ôtô Đồng Vàng: Cơ bản lấp đầy 100% diện tích cho thuê. Đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Hữu nghị của Công ty FuHong Bắc Giang, tổng vốn đăng ký đầu tư 33 triệu USD. Dự án đang được triển khai xây dựng. Có 2 dây chuyền sản xuất thiết bị kết nối máy tính của Tập đồn Hồng Hải đã đi vào sản xuất.
Khu Cơng nghiệp Song Khê - Nội Hoàng: đến nay, đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 10 dự án, tổng vốn đăng ký đầu tư 814,59 tỷ đồng và 3,98 triệu USD, diện tích cho thuê khoảng 29,7 ha.
Khu Cơng nghiệp Quang Châu: Diện tích 426 ha, do Cơng ty cổ phần khu cơng nghiệp Sài Gịn - Bắc Giang thực hiện dự án xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng, vốn đầu tư khoảng 836,78 tỷ đồng. Đã BT-GPMB khoảng 360 ha, tổng kinh phí chi trả khoảng 170 tỷ đồng.
Khu Cơng nghiệp Vân Trung: Dự án Khu công nghiệp - thương mại - dịch vụ - đô thị và sân golf Vân Trung do Tập đoàn Hồng Hải đầu tư, tổng vốn đầu tư dự kiến 720 triệu USD, diện tích khoảng 960 ha, đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Hiện nay đã thẩm định chấp thuận đầu tư hạ tầng trị giá 85 triệu USD. Tập đồn Hồng Hải đang đẩy nhanh tiến độ cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và san nền.
Khu Công nghiệp Việt - Hàn: Dự án khu công nghiệp Việt - Hàn quy
mô giai đoạn I là 100 ha, giai đoạn II mở rộng thêm 200 ha, dự kiến đầu tư hạ tầng 24 triệu USD do Tập đoàn đất đai Hàn Quốc đầu tư đã được hai bên ký văn bản thoả thuận và đang xúc tiến thủ tục quy hoạch...
Khu công nghiệp Điện than Sơn Động: Nhà máy nhiệt điện Sơn Động
đã hoàn thành lắp đặt kết cấu thép nhà Tuabin- máy phát số 1; hoàn thành lắp đặt kết cấu thép, lắp đặt dàn ống áp lực và hàn của lị hơi số 1; hồn thành dựng cột thép sân phân phối 220KV; lắp đặt kết cấu thép đạt 50% của lò hơi số 2. Đã đưa tổ máy I vào hoạt động vào tháng 6 năm 2008.
Cụm, điểm công nghiệp tại các huyện, thành phố: hầu hết các huyện,
thành phố đã ưu tiên bố trí những vị trí thuận lợi và tập trung đầu tư phát triển các cụm, điểm công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, doanh nhân đầu tư phát triển sản xuất. Đến nay đã hình thành 29 cụm cơng nghiệp với tổng diện tích 521 ha (trong đó có 06 cụm đã lấp đầy, 10 cụm đã có dự án đầu tư). Các địa phương phát triển cụm công nghiệp hiệu quả như thành phố Bắc Giang, các huyện Hiệp Hoà, Lục Nam, Lạng Giang, Yên Dũng.
Bên cạnh các khu, cụm công nghiệp, Bắc Giang cũng coi trọng khuyến khích, tạo điều kiện Phát triển các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong các làng nghề khu vực nơng thơn. Phát triển ngành nghề có tính chất hỗ trợ và phục vụ trực tiếp nông nghiệp, nông thôn như: chế biến nông, lâm, thuỷ sản; hàng thủ công mỹ nghệ, mộc dân dụng; vật liệu xây dựng; cơ khí sửa chữa; may mặc...
Năm 2006, tỉnh Bắc Giang đã thành lập mới 280 doanh nghiệp, tổng vốn đăng ký khoảng 500 tỷ đồng. Trong đó có 195 Cơng ty TNHH, 38 Cơng ty cổ phần, 47 Doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp thuộc Sở Cơng thương quản lý đã thực hiện cổ phần hố hoặc chuyển đổi mơ hình quản lý đều có bước phát triển tốt: quy mô sản xuất kinh doanh được đầu tư mở rộng; thu hút thêm lao động mới và thu nhập người lao động được cải thiện đáng
kể; thu ngân sách tăng khá. Một số đơn vị sản xuất kinh doanh có mức tăng trưởng cao so năm 2005 như: Cơng ty cổ phần Cơ điện Lục Ngạn tăng trên 5 lần, Công ty cổ phần Điện cơ Việt Đức tăng trên 2 lần, Cơng ty cồ phần khống sản Bắc Giang tăng 74%, Công ty cồ phần bia, rượu - nước giải khát Bắc Giang (HABADA) tăng 15,5%. Năm 2009 đã có 497 doanh nghiệp và 67 văn phòng đại diện được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt 1.768 tỷ đồng, đưa tổng số doanh nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh lên 2.267 doanh nghiệp và 336 văn phịng đại diện.
Nhìn chung, các loại hình doanh nghiệp cơng nghiệp phát triển nhanh: từ đầu năm 2006 đến tháng 9- 2010, tồn tỉnh có thêm 2.048 doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập mới, với tổng số vốn đã ký trên 9.700 tỷ đồng, nâng tổng số doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện ưên địa bàn tỉnh lên 2.884 đơn vị; quy mơ vốn đăng ký bình qn một doanh nghiệp 5,67 tỷ đồng.
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP Ở TỈNHBẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN QUA
2.3.1. Kết quả đạt được
- Tăng trưởng giá trị công nghiệp giữ được sự ổn định hàng năm và có xu hướng tăng nhanh hơn trong những năm gần đây. Năm 2005, tỷ lệ tăng trưởng giá trị công nghiệp là 22%, đến năm 2010 là 24,8%. Giai đoạn 2006- 2010, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của tỉnh Bắc Giang đạt 20,9%.
Tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế cũng tăng lên hàng năm và từng bước khẳng định vị trí chủ lực của cơng nghiệp, từ 15,2% năm 2001 tăng lên 34,3% năm 2010.
- Phát triển các mơ hình sản xuất cơng nghiệp: số lượng doanh nghiệp phát triển thay đổi theo từng năm trên cơ sở biến động thị trường; các doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại và có xu hướng giảm, các doanh nghiệp
ngoài nhà nước tăng lên. Vốn đầu tư của các doanh nghiệp tuy có cải thiện nhưng vẫn cịn ở quy mơ rất nhỏ.
- Xuất - nhập khẩu: giá trị xuất khẩu công nghiệp tăng lên hàng năm.
Điều đáng chú ý là trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều sản phẩm cơng nghiệp có hàm lượng cơng nghệ cao, sức cạnh tranh lớn, giá trị gia tăng cao như: hàng may mặc đạt 92,3 triệu USD, sản phẩm nhựa plasitic, thiết bị điện tử, linh kiện phụ trợ máy tính...
2.3.2. Hạn chế trong phát triển cơng nghiệp
- Cơng nghiệp của tỉnh tuy phát triển khá nhưng còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của tỉnh; tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP cịn thấp chưa đóng vai trị động lực thúc đẩy phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
- Các ngành công nghiệp phát triển chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp; việc triển khai thực hiện quy hoạch các vùng nguyên liệu còn chậm; các làng nghề truyền thống còn phát triển manh mún.